Cấp đông và rã đông thực phẩm: Nhiều bà nội trợ làm sai vô tình biến thực phẩm thành nguồn gây bệnh
Đây chính là lời nhận định của các chuyên gia về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi nói về thực phẩm cấp đông.
Cấp đông không đúng sẽ khiến tủ lạnh “hóa” hang ổ cho vi khuẩn phát triển
Ngày nay, tại các thành phố lớn, nhu cầu tích trữ thực phẩm để ăn dần là nhu cầu chính đáng của các bà nội trợ nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Thực phẩm thường được mua ở quê, sau đó cấp đông hoặc nhiều chị em có thói quen tìm đến địa chỉ tin cậy mua hàng cấp đông sạch (tôm – cá – thịt…) sau đó cho vào tủ đá để ăn dần trong cả tháng.
Theo các chuyên gia cho biết, việc cấp đông thực phẩm ngày nay là một thói quen của đại bộ phận người dân thành phố. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để đảm bảo nguồn thực phẩm cấp đông an toàn. Và không phải cứ thực phẩm cấp đông là an toàn 100%. Nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen sai lầm như: để thực phẩm bên ngoài 1 thời gian trước khi cấp đông; lấy thực phẩm cấp đông ra rã đông xong lại cấp đông trở lại… và đó là thói quen không an toàn cho sức khỏe.
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng), thực phẩm ở chế độ cấp đông thường là thịt, cá, tôm, cua và những loại thức ăn có nguồn gốc động vật nói chung. Nếu là nguồn thực phẩm để dành thì phải tiến hành cấp đông ngay bởi vì chúng chứa rất nhiều đạm, rất dễ bị phân hủy, ôi thiu nếu để ở nhiệt độ bình thường.
Điều quan trọng nhất trước khi tiến hành cấp đông là phải đảm bảo nguồn thực phẩm đó phải sạch và cấp đông ngay để đảm bảo độ tươi ngon, tránh nhiễm khuẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn thì cấp đông thực phẩm cũng trở thành vô nghĩa. Việc chế biến sạch trước khi cấp đông là bắt buộc. Vì nếu không, vô tình bạn sẽ biến chiếc tủ lạnh thành nơi phát triển của các ổ vi khuẩn.
Trong khi đó, rau củ quả nói chung lại không nên để ở chế độ đông lạnh, chỉ nên bảo quản ở ngăn mát nhưng rất nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen giữ những thực phẩm này ở ngăn cấp đông hi vọng bảo quản được lâu hơn. Thực tế, ở chế độ cấp đông lâu ngày, rau xanh và hoa quả sẽ mất các vitamin và khoáng chất, giá trị dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều, chỉ còn chất xơ là vẫn nguyên vẹn.
Thực phẩm ở chế độ cấp đông thường là thịt, cá, tôm, cua và những loại thức ăn có nguồn gốc động vật nói chung.
Tuy nhiên có một điều chắc chắn là nên bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật ở ngăn đông lạnh sẽ giúp miếng thịt giữ được giá trị dinh dưỡng, hạn chế tối đa nguy cơ bị hỏng, bị hao hụt dinh dưỡng nhất là khi bạn không có ý định sử dụng ngay loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, việc rã đông đúng cách đóng vai trò quan trọng không kém. Bạn bảo quản thịt ở ngăn cấp đông đúng cách nhưng làm không đúng quy trình rã đông thì cũng không có gì đảm bảo miếng thịt còn vẹn nguyên dinh dưỡng cũng như không loại trừ nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Thực phẩm cấp đông còn giá trị dinh dưỡng như thế nào phụ thuộc vào loại thực phẩm và công đoạn rã đông
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, thực phẩm cấp đông nếu không được rã đông đúng cách có thể bị kém vị, ôi thiu nhanh chóng. “Tế bào thịt bị đông lạnh thành đá, khi phân rã nhanh sẽ vỡ ra, trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển”, chuyên gia cho hay.
Thực phẩm cấp đông nếu không được rã đông đúng cách có thể bị kém vị, ôi thiu nhanh chóng.
Do đó, để rã đông thực phẩm đúng cách, vị chuyên gia này đưa ra nguyên tắc hàng đầu: Sau khi rã đông thực phẩm cần chế biến ngay, tránh để lâu ở ngoài môi trường hay tiếp tục cấp đông trở lại.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh
Để rã đông thực phẩm, bạn có thể sử dụng lò vi sóng ở mức nhiệt độ thích hợp, không quá lớn. Hoặc, bạn có thể cho thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ. Ở cách thứ hai, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để rã đông thực phẩm nhưng sẽ giúp thực phẩm giữ được nguồn chất dinh dưỡng tối đa.
Nhiều chị em thường có thói quen rã đông thực phẩm bằng cách ngâm vào nước lạnh. Theo ông Thịnh, thói quen này cũng tốt nhưng trước khi ngâm, bạn cần đảm bảo bọc thực phẩm kín trong túi nilon làm từ nhựa trong suốt để chất dinh dưỡng không bị thôi ra ngoài, không bị trôi theo nước và đảm bảo độ an toàn cho thực phẩm.
Nghiêm cấm các cách rã đông như sau:
- Rã đông thực phẩm bằng việc sử dụng nước nóng
Nước nóng có thể làm cho lớp ngoài của khối thịt rã đông nhanh nhưng cũng tạo nhiệt độ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó làm miếng thịt bị nhiễm khuẩn, mất chất dinh dưỡng. Đây là thói quen rã đông thực phẩm hàng đầu bạn cần loại trừ nếu không muốn cả nhà ăn những món ăn không có chất dinh dưỡng cũng như nguy cơ bị ngộ độc…
- Rã đông thực phẩm sau đó lại cấp đông lại và rã đông cho lần sau
Theo BS Vi, thực phẩm sau khi rã đông có nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn. Do đó, nguy cơ mất hết chất dinh dưỡng cũng như gây ngộ độc thực phẩm cực cao. Tốt nhất chỉ nên cấp đông thực phẩm đủ ăn trong 1 tuần, chia thực phẩm thành gói nhỏ để cấp đông, rã đông thực phẩm ở gói nào phải chế biến hết. Điều này chị em khi đi mua thực phẩm cần hết sức cẩn thận, xác định đúng lượng thực phẩm cần mua cho cả nhà trong tuần, tránh lãng phí cũng như nguy cơ rước bệnh tật vào người.
Theo Helino
Khánh Hòa: Vi phạm an toàn thực phẩm, hơn 100 cơ sở bị phạt hơn 200 triệu đồng
Lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong 9 tháng năm 2018, đa phần các cơ sở được kiểm tra tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nhưng cũng có một số cơ sở chưa tuân thủ nên đã xử phạt hơn 200 triệu đồng.
Xu hướng người dùng: tiếp cận thực phẩm an toàn
Những năm gần đây, người tiêu dùng tại phố biển TP Nha Trang (Khánh Hòa), nhất là các gia đình tri thức có xu hướng tìm kiếm những địa chỉ bán thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng.
Chị Nguyễn Ngô Thanh Thảo (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) chia sẻ: Trước kia gia đình chị cũng hay đi chợ gần nhà để mua thực phẩm nhưng gần đây lại chuyển sang lựa chọn thực phẩm tại các địa chỉ bán thực phẩm sạch như siêu thị, hay cửa hàng tiện lợi. Một tuần một đến 2 lần, chị đi siêu thị mua thực phẩm về dự trữ và ăn dần.
"Những nơi này họ bán thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ đàng hoàng nên mình cũng yên tâm. Giá cả cũng rất cạnh tranh, cũng không đắt so với giá chợ", chị Thảo chia sẻ.
Người tiêu dùng ở Nha Trang (Khánh Hòa) có xu hướng đến các cửa hàng tiện lợi bán thực phẩm sạch để mua thực phẩm
Nắm được tâm lý người tiêu dùng, gần đây tại Nha Trang, nhiều cửa hàng bán thực phẩm sạch mọc lên khá nhiều. Đại diện một siêu thị trên đường Lê Hồng Phong cho biết: Hàng năm, ngoài việc đón các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm từ bên ngoài thì bên trong siêu thị cũng có một đoàn kiểm tra nội bộ, kiểm tra còn "gắt" hơn bên ngoài.
"Siêu thị chúng tôi có nhân viên test thử kiểm tra chất lượng các mặt hàng tươi sống. Các mặt hàng như thịt heo, cá... ngày nào sẽ bán hết ngày đó, nếu bán không hết thì đưa xuống bếp nấu nhưng số lượng này cũng không nhiều. Các mặt hàng có mã quét sẵn, dùng điện thoại thông minh để quét truy xuất nguồn gốc điện tử", nhân viên này nói.
Sở Công thương: Xử lý phạt tiền 123 cơ sở, với hơn 200 triệu đồng trong 9 tháng
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Văn Ngoạn, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa, cho biết, trong 9 tháng năm 2018, ngành công thương đã chủ trì kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với 885 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trong đó có 753 cơ sở tuân thủ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và 132 cơ sở chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Thực phẩm không nhãn mác, bao bì, nguồn gốc xuất xứ bày bán tràn lan ở chợ Xóm Mới, TP Nha Trang
Do đó, Sở Công thương đã chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với một cơ sở, nhắc nhở 8 cơ sở, xử lý phạt tiền 123 cơ sở, với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng. Ngoài ra, Sở Công thương, Chi cục quản lý thị trường đã thực hiện 895 test nhanh hóa lý và vi sinh đối với 582 sản phẩm thực phẩm như thịt, thủy sản, rau quả, sữa chế biến, bột và tinh bột, rượu, nước giải khát... với kết quả âm tính.
Nói về các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, đó là các hành vi như: vận chuyển sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; không có giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu, không có giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm; không bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh; vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa...
Phó Giám đốc Sở Công thương - ông Trần Văn Ngoạn cho biết, trong các dịp lễ tết sắp tới, ngành công thương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm.
"Trong thời gian tới, Sở Công thương tiếp tục phối hợp với các sở ngành, kiểm tra tiếp về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi nhằm bảo đảm được an toàn thực phẩm cho người dân cũng như khuyến cáo cho người dân nhận biết rõ được sản phẩm, thực phẩm sạch, bảo đảm được sức khỏe cho người tiêu dùng, hạn chế những sản phẩm không bảo đảm về quy định của pháp luật lưu thông trên thị trường", Phó Giám đốc Sở Công thương - ông Trần Văn Ngoạn nhấn mạnh.
Dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới, Sở Công thương Khánh Hòa cho biết tiếp tục tăng cường kiểm tra về an toàn thực phẩm
Lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong 9 tháng qua đã vận động ký hơn 1.300 bản cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đã tổ chức 75 lớp phổ biến, kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm cho hơn 900 cán bộ, công nhân viên thuộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cấp 165 giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
Viết Hảo
Theo Dân trí
Ăn uống thế nào để không gây hại cho gan Chế độ ăn như thế nào để không tạo thêm gánh nặng cho gan? PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thực phẩm không tốt cần tránh là thực phẩm chế biến sẵn, bởi nó giàu chất béo, đặc biệt chất béo sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần... PGS.TS Lê Bạch Mai Thứ...