Cặp đồng tính làm đám cưới giữa đường, chủ hôn đứng từ tầng 4
Giữa con phố vắng vẻ ở New York (Mỹ) Reilly Jennings và Amanda Wheeler thực hiện nghi thức đám cưới trước sự chứng kiến của bạn bè đứng ở khoảng cách an toàn.
Ngày 21/3 vừa qua, trên một con phố vắng vẻ ở New York (Mỹ) – điều hiếm khi xảy ra – cặp đồng tính nữ Reilly Jennings (28 tuổi) và Amanda Wheeler (38 tuổi) đã trao nhau lời ước hẹn và thực hiện các nghi thức đám cưới đơn giản ngay giữa đường, theo Insider.
Ở tầng 4 tòa nhà bên đường, người bạn tên Matt Wilson đứng ở ngay ban công làm chủ hôn vì phải cách ly. Bên cạnh đó, 4 người bạn của Reilly và Amanda cũng tham dự đám cưới đặc biệt, chứng kiến từ khoảng cách xa để đảm bảo an toàn giữa mùa dịch bệnh.
Đoạn video ghi lại cảnh đôi uyên ương đứng dưới đường, ngước lên ban công tầng 4 nghe lời phát biểu của chủ hôn được chia sẻ trên mạng xã hội, hút gần 100.000 lượt xem. Không chỉ vậy, nhiều đài truyền hình còn đưa tin về đám cưới đặc biệt này.
Reilly và Amanda tổ chức đám cưới ngay giữa phố.
“Khoảnh khắc đó thật hoàn hảo, đáng nhớ. Mọi thứ tôi yêu ở thành phố New York đều được chứa đựng trong giây phút ấy”, Reilly nói với NBC.
Ban đầu, Reilly và Amanda dự định tổ chức đám cưới vào tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và thành phố hạn chế đi lại, nhiều hoạt động cũng bị hoãn, hai người lo sợ sẽ không thể tổ chức đám cưới đúng lịch.
Bên cạnh đó, chi phí tổ chức đám cưới cũng là mối lo khi phòng tập thể dục nơi Amanda làm việc đã phải đóng cửa do dịch bệnh.
“Ngày 19/3, sau khi vừa nhận được giấy chứng nhận kết hôn, chúng tôi vừa bước ra ngoài là văn phòng công chứng đóng cửa và tuyên bố tạm dừng hoạt động. Lúc đó, chúng tôi rất bối rối”, Reilly nói.
Đám cưới của đôi uyên ương chỉ có 4 người bạn chứng kiến từ khoảng cách an toàn.
Video đang HOT
Chọn ngày không bằng gặp ngày, hai người quyết định tổ chức luôn lễ cưới đơn giản trong hôm đó. May mắn là cả hai nhờ được người bạn Matt Wilson làm chủ hôn, dù anh không thể ra khỏi nhà vì cách ly.
Trong bộ đồ liền thân màu trắng và vest đơn giản cùng bó hoa, Reilly và Amanda ghi lại khoảnh khắc ngọt ngào trong đám cưới đặc biệt, trước tràng pháo tay chúc mừng của nhiều hộ dân sống bên đường.
“Dù có đang trong tình cảnh tuyệt vọng hay bất định về tương lai, việc được kết hôn với một nửa của mình ở New York là điều hoàn hảo đối với tôi rồi”, Reilly bày tỏ.
Sính lễ đón dâu 1,05 tỷ kèm 105 triệu tiền mặt khiến dân tình xôn xao
Gia đình đặc biệt chuẩn bị sính lễ toàn liên quan đến số 105 để cầu chúc cho cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc, câu chuyện vẫn đang khiến dân tình bàng hoàng.
Trong đám cưới của người Việt Nam xưa nay chẳng thể thiếu đi những thứ như sính lễ của nhà trai hay của hồi môn của nhà gái. Tất cả đều mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, hạnh phúc cho cặp vợ chồng son. Nhưng những khoản sính lễ này cũng khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, ngạc nhiên.
Những màn thách cưới khiến không ít người trầm trồ.
Sính lễ khủng khiến ai cũng trầm trồ
Mới đây, trên 1 diễn đàn mạng xã hội đã chia sẻ về câu chuyện sinh lễ đón dâu của "nhà người ta". Trong bức hình là đủ thứ trang sức đắt đỏ của các hãng nổi tiếng, tính sương sương cũng vài trăm triệu chứ chẳng ít.
Tác giả còn chú thích, sính lễ gồm 1 sổ tiết kiệm 1,05 tỷ đồng và 105 triệu đồng tiền mặt để ngụ ý trăm năm hạnh phúc, cầu mong cô dâu chú rể bên nhau đến đầu bạc răng long.
Màn sính lễ khủng khiến dân tình xôn xao.
Dân tình trầm trồ ngưỡng mộ
Chỉ với vài dòng trạng thái và bức hình nên không thể khẳng định câu chuyện này có thật 100% nhưng dường như dân tình chẳng bận tâm lắm vì điều quan trọng đây là cơ hội để họ kể về 1 nỗi niềm "bất hủ" - thách cưới.
Chuyện thách cưới của nhà gái đôi khi khiến các chàng trai dù yêu mấy cũng phải bỏ cuộc vì không đủ khả năng tài chính. Nhiều người thì cho rằng, sính lễ chỉ là hình thức và làm theo truyền thống, quan trọng là vợ chồng hiểu và yêu thương nhau.
"Bao nhiêu đây thì vẫn chưa được gọi là nhiều. Núi vàng, núi bạc mà vợ chồng không biết giữ thì cũng trắng tay thôi."
"Cái này bình thường, đám cưới của tôi cũng vậy... nhìn sính lễ nhà người ta mà thèm."
"Nhìn đống sính lễ là đủ biết mẹ chồng đẹp và cưng chiều con dâu cỡ nào rồi. Thế này thì sướng phải biết."
"Các bác cứ phóng đại cái sính lễ rồi thách cưới thật to làm người ta sợ. Chứ tôi thấy nó là truyền thống, giữ gìn là tốt nhưng đừng biến tướng nó, phải thật to, thật nhiều tiền để thể hiện đẳng cấp rồi cuối cùng về chẳng yêu thương nhau thì cũng sớm toang thôi."
"1,05 tỷ hay 10 triệu 5 cũng không thành vấn đề, quan trọng là tấm lòng, là được nhà chồng tôn trọng, được chồng yêu thương và thấu hiểu kìa. Con bạn tôi cũng lấy chồng giàu, hồi cưới nó ai cũng ao ước lẩm bẩm bảo con này sướng sau này chỉ nằm mà hưởng. Nhưng lúc có con mới thấy, chồng cứ cắm mặt vào làm, mẹ chồng thì mặc kệ, cứ thui thủi 1 mình trông con, thấy mà thương."
Ý kiến của cư dân mạng.
Hôn nhân giữ gìn bằng tình yêu chứ không phải kích cỡ của sính lễ
Người xưa quan niệm lễ cưới là gốc của vạn phúc vì vậy gia đình nào cũng mong muốn tổ chức đám cưới cho con em mình thật chu đáo. Trong đám cưới, nhà gái sẽ "thách cưới" nhà trai, nghĩa là yêu cầu đòi hỏi những đồ trang sức quý giá như vàng, bạc, hoa tai, quần áo hay tiền,...
Sống trong 1 xã hội hiện đại, tục thách cưới trở nên lạc hậu hơn với nhiều người, khiến cho đôi bên nhà trai nhà gái chưa thành thông gia đã xích mích. Bởi nhiều gia đình hay các ông chú bà dì khó tính "thách cưới", đòi hỏi quá cao khiến nhà trai cứ phải khổ sở xoay sở, chạy vạy thậm chí là đi vay mượn.
Nhiều người thường có tư tưởng sính lễ phải khủng thì mới đáng làm thông gia nên thỏa sức thách cưới.
Nhiều người còn dựa vào sính lễ mà đánh giá, phân biệt giàu nghèo. Anh nhà không có điều kiện mà làm mâm sính lễ "lèo tèo" là ngay lập tức bị dòm ngó, dị nghị, chê bai. Cứ phải là mâm cao cỗ đầy, vàng bạc tiền mặt phủ kín thì mới có cơ hội được coi trọng, kính nể.
Với cá nhân tôi, khi nhìn vào tục lệ này, không có từ gì ngoài 2 chữ "ngao ngán". Thực sự cưới hỏi chưa đủ áp lực hay sao mà còn phải đè thêm gánh nặng cho nhau? Trăm năm hạnh phúc thì chưa thấy, chỉ thấy cãi vã rồi vì mấy thứ vật chất mà chia tay, hủy hôn, liệu có đáng.
Lấy về ngập trong tiền bạc nhưng rồi không có được sự yêu thương của chồng, tôn trọng của gia đình nhà chồng thì bạn có thể vui hay không. Câu chuyện 105 triệu, 10 triệu 5 hay thậm chí 105 nghìn nó không phải vấn đề, điều quan trọng là hôn nhân hạnh phúc được bao lâu. Chứ lấy nhau về để vợ chồng cùng cố gắng chứ có phải kết hôn để đổi được 1 cục tiền, như thế khác nào đi bán hàng?
Nhiều người cho rằng thách cưới đã trở thành hủ tục chứ không phải phong tục nữa.
Sính lễ ngày cưới chẳng thể thiếu nhưng chuyện "thách cưới" thì vẫn luôn khiến dân tình xôn xao, người ủng hộ kẻ phản đối. Nên suy cho cùng, cái lợi thì chưa thấy, chỉ thấy đau đầu.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy chia sẻ cho mạng xã hội Oh!man nhé!
Nguồn ảnh: Facebook
Theo Ohman
"Tác phẩm" trên giường cưới của đôi tân hôn, dân tình nhìn "mỏi mắt" cũng không rõ hình gì Không phải ai cũng có năng khiếu trang trí phòng tân hôn, đôi khi cứ cố làm lại ra kết quả chẳng đẹp chút nào. Một trong những dịp cần trang trí tỉ mỉ, trang trọng nhất chính là đám cưới. Phòng tân hôn càng là nơi khiến người ta phải chăm chút và bỏ nhiều công sức hơn. Mới đây, hình ảnh...