Cặp đôi nắm thực quyền ở Triều Tiên là ai?
Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên đã khiến cả thế giới phải chú ý bởi một loạt tuyên bố hiếu chiến trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng quyền lực thực sự phía sau hậu trường ở Bình Nhưỡng lại thuộc về cô ruột và chú rể của ông Kim.
Được cho là các nhân vật nòng cốt có ảnh hưởng nhất trong chính quyền Bình Nhưỡng, Kim Kyong-hui và chồng bà, Jang Sung-taek, năm nay đều 66 tuổi. Có tin nói cặp đôi này đã được chính Chủ tịch Kim Jong-il khi còn sống giao trách nhiệm giúp đỡ người con trai 30 tuổi của mình củng cố vị thế như một nhân vật mới và kiểm soát quân đội gồm 1,2 triệu binh sĩ của Triều Tiên.
Một bức ảnh mới được công bố cho thấy Kim Kyong-hui cùng chồng ngồi bên cạnh Kim Jong-un trong cuộc họp toàn thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, khi ông Kim đưa ra các tuyên bố mới nhất, cam kết sẽ duy trì vũ khí hạt nhân như “kho báu quốc gia” và không thể bị đánh đổi, thậm chí bằng “hàng tỷ đôla”.
Kim Kyong-hui và chồng, Jang Sung-taek
Giới phân tích cho rằng, Kim Jong-il đã có nhiều thập niên được đào tạo để lãnh đạo đất nước và kiểm soát quân đội nhưng con trai ông, Kim Jong-un, lại lên nắm quyền khi còn quá trẻ. Người dân Triều Tiên thậm chí còn chưa biết đến sự tồn tại của nhân vật này cho đến khoảng thời gian ngắn trước cái chết của người cha.
Hình ảnh của Kim Jong-un như một vị tướng tài được xây dựng một phần thông qua những ngôn từ hiếu chiến gần đây, trong đó ông Kim dọa sẽ tấn công Mỹ và Hàn Quốc, cắt đứt các đường dây nóng với Seoul và ra lệnh cho các đơn vị tên lửa sẵn sàng khai hỏa.
“Họ đang gấp rút tạo dựng hình ảnh của ông Kim như một lãnh đạo quân sự uy lực nhằm giành được sự tôn trọng và kiểm soát. Và những người đang làm việc này là Kim Kyong-hui cùng chồng bà, Jang Sung-taek”, Jeung Young Tai, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, nhận xét.
Video đang HOT
Kim Kyong-hui là một nhân vật trung tâm trên chính trường Triều Tiên.
Kim Kyong-hui, em gái của Chủ tịch quá cố Kim Jong-il, là một nhân vật trung tâm trên chính trường Triều Tiên trong 40 năm qua. Bà được tin là đã bị khai trừ trong khoảng thời gian 2003-2009 khi đột nhiên không xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên, người phụ nữ này lại nổi lên với vai trò chủ chốt trong tiến trình chuyển giao quyền lực từ Kim Jong-il sang cho con trai.
Kim Kyong-hui được phong tướng 4 sao năm 2010 và được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban Hướng dẫn và Tổ chức của Đảng Lao động Triều Tiên, vị trí thanh thế nhất trong đảng. Chồng bà, Jang Sung-taek, là người được anh vợ rất tin dùng, dẫn đầu lực lượng bảo vệ quốc gia chuyên bảo vệ nguyên thủ. Ông Jang cũng đứng đầu các nỗ lực phục hồi kinh tế của Triều Tiên, thực hiện nhiều chuyến thăm tới các thành phố của Trung Quốc nhằm học hỏi từ sự thành công kinh tế của Bắc Kinh.
Các nguồn tin tình báo ở Hàn Quốc coi Jang Sung-taek là một nhân vật đối trọng với phe cứng rắn quân sự. Có tin nói ông này đã phản đối ý tưởng phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên hồi tháng 12 năm ngoái nhưng đã bị vợ lấn át.
Kề cận với Jang là một tướng quân đội quyền lực nhất của Triều Tiên, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Lao động, Choe Ryong-Hae. Ông Choe năm nay 64 tuổi, không có nền tảng chính trị mà thăng tiến từ một quan chức Đảng, tham gia vào việc quản lý các lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, cùng với Jang, ông này là nhà kiến tạo hình ảnh chủ chốt của Kim Jong-un như một lãnh đạo quân sự hàng đầu.
“Họ đang nỗ lực hết sức để dựng hình ảnh hoàn hảo của tướng Kim trong việc tổ chức quân đội vào các thời điểm khủng hoảng quốc gia bằng cách tạo ra một tình huống khủng hoảng trong những ngày này”, Yun Duk-Min, một giáo sư tại Học viện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc, bình luận.
Theo Dantri
Điều gì sẽ xảy ra nếu ngành ngân hàng Síp sụp đổ?
Đêm qua, chính phủ Síp đang tính đến khả năng đánh thuế tiền gửi lên tới 20-25% đối với các món tiền gửi lớn hơn 100.000 USD nhằm cứu hệ thống ngân hàng khỏi đổ vỡ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ngay cả quyết định này cũng không cứu được họ?
Hãng tin AFP dẫn lời kênh truyền hình quốc gia của Síp cho biết, đêm qua chính phủ nước này đang thảo luận cách để đánh thuế vào các khoản tiền gửi trị giá trên 100.000 euro mà không phải thông qua quốc hội. Theo quy định, của EU các khoản tiền như trên không được bảo hiểm.
Tình hình tại đảo Síp đang khiến cả châu Âu và thế giới dõi theo
Trong khi đó hãng tin BBC cho biết Bộ trưởng Tài chính Síp Michael Sarris hôm qua cho biết đang cân nhắc khả năng đánh thuế tiền gửi lên tới 25% đối với các khoản tiền gửi trên 100.000 euro tại ngân hàng lớn nhất nước này là Bank of Cyprus.
Kênh truyền hình tư nhân Sigma TV của nước này thì cho biết việc đánh thuế từ 20-25% vào người gửi tiền tại Bank of Cyprus chính là yêu cầu của bộ ba chủ nợ gồm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Liên minh châu Âu (EU) để đổi lại việc họ sẽ cho Síp vay 10 tỷ euro.
Các chủ nợ trên chỉ chấp thuận hạ thuế suất xuống 16% nếu chính phủ Síp chấp thuận đánh thuế thêm từ 4-5% vào các món tiền gửi lớn hơn 100.000 euro tại cả các ngân hàng còn lại.
Theo hãng thông tấn của chính phủ Síp CNA news, đến nay việc thương thảo với bộ ba nhà tài trợ trên vẫn còn rất nhiều trở ngại. Dù vậy, hạn cuối để Síp đưa ra một kế hoạch được các đại diện IMF, ECB và EU chấp thuận là trước 17 giờ GMT ngày hôm nay (tức 22 giờ tối nay giờ Hà Nội), để kịp trình lên phiên họp của các nhà lãnh đạo và Bộ trưởng châu Âu tại Brussels, Bỉ.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Síp và các nhà tài trợ không đạt được một thỏa thuận trong ngày hôm nay? Câu trả lời là không chỉ quốc đảo này mà cả khu vực eurozone và thị trường tài chính thế giới sẽ bị ảnh hưởng.
Trước hết với Síp, hậu quả là vô cùng tệ hại. Theo hãng tin AP, hiện các ngân hàng nước này còn "thoi thóp" là nhờ nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng trung ương Síp, mà thực chất là vốn vay từ ECB. Họ chỉ có thể vay vốn từ đây do các tài sản nắm giữ đều không đủ tốt để đem ra chiết khấu với ECB, trong khi những chủ nợ khác không dám cho vay vì sợ không thể thu hồi vốn.
Nếu bị ECB "rút ống thở", các ngân hàng Síp có lẽ sẽ không thể mở cửa trở lại sau ngày thứ Hai tới, hoặc nếu mở cửa cũng sẽ nhanh chóng sụp đổ vì không đủ khả năng đáp ứng làn sóng rút tiền hàng loạt từ khách hàng. Do đó tạm đóng cửa ngân hàng là giải pháp tình thế duy nhất lúc này. Nhưng nó cũng có nghĩa là không ai được trả lương, các khoản nợ đến hạn cũng không được thanh toán, hóa đơn tiền điện, nước cũng bị trễ hạn.
Người dân Síp tìm mọi cách rút tiền vì sợ ngân hàng sẽ sụp đổ trong tuần sau
Sau khi các ngân hàng phá sản, chính phủ Síp sẽ là những người tiếp theo phải tuyên bố phá sản do những tốn kém trong việc giải cứu hệ thống ngân hàng, hoặc chi phí để bảo hiểm tiền gửi cho toàn bộ các khoản tiền tiết kiệm dưới 100.000 euro.
Hậu quả tiếp theo là gì sẽ khó lường nhưng chắc chắn sẽ không nhẹ nhàng. Không chỉ nền kinh tế mà xã hội Síp sẽ đổ vỡ. Với việc đồng euro trở nên khan hiếm, có thể chính phủ Síp sẽ phải phát hành các giấy nhận nợ để người dân có thể mua hàng hóa thiết yếu.
Lạm phát sẽ tăng phi mã. Người dân có thể sẽ ồ ạt chuyển tiền ra nước ngoài khiến chính phủ phải ra tay ngăn chặn, dẫn đến giao dịch thương mại phải quay lại hình thức hàng đổi hàng, thậm chí đình đốn hoàn toàn. Sau đó Síp có thể phải rời eurozone và đến lúc đó thì không ai biết hậu quả sẽ còn tệ đến đâu.
Ngay cả khi tránh được viễn cảnh "ác mộng" trên, Síp cũng phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Các biện pháp họ thực hiện để được "giải cứu" sẽ khiến tăng trưởng kinh tế giảm sút, buộc chính phủ phải tăng thuế. Điều này sẽ làm họ mất đi sức hấp dẫn lớn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài. Và chỉ riêng việc tịch thu một phần tiền gửi của khách hàng cũng đã đủ để khiến lòng tin của nhà đầu tư với Síp tổn hại nghiêm trọng.
Đối với eurozone, việc để Síp sụp đổ cũng khiến khu vực này tổn hại lớn. Nền kinh tế của quốc đảo này dù chỉ chiếm 0,2% kinh tế eurozone nhưng hệ thống ngân hàng của Síp lại kết nối chặt chẽ với Hy Lạp. Và bất kỳ sự sụp đổ nào cũng có thể gây tác động khủng khiếp tới quốc gia vốn đã kiệt quệ này.
Khi đó châu Âu sẽ phải nhanh chóng ra tay bảo vệ Hy Lạp. Việc này được thực hiện tốt bao nhiều thì tác động từ khủng hoảng hệ thống ngân hàng của Síp lên châu Âu sẽ nhẹ nhạng bấy nhiều, và ngược lại. Đó là trong trường hợp đảo Síp vẫn còn giữ được vị trí trong eurozone. Còn nếu họ phải rời đồng tiền chung này, hậu quả là khó đoán trước.
Hiện tại khủng hoảng tài chính tại Síp chưa gây hoảng loạn tại các nước chìm trong nợ như Italia hay Tây Ban Nha bởi ECB đã cam kết làm "tất cả những gì có thể" để cứu đồng euro, bao gồm cả việc cho hai nước này vay tiền thông qua mua trái phiếu.
Nhưng ngay cả khi Síp đạt được thỏa thuận giải cứu trong ngày mai, tác động của cuộc khủng hoảng có thể được cảm nhận khắp châu Âu sau đó không lâu. Chỉ riêng việc nước này từng cân nhắc đánh thuế vào cả các khoản tiền gửi dưới 100.000 euro sẽ khiến người gửi tiền tại các quốc gia gặp khó khăn tài chính trong eurozone lo lắng. Câu hỏi sẽ là liệu người gửi tiền ở các nước đó có nhanh chóng đổ xô đi rút tiền hay không, một khi những cam kết bảo hiểm tiền gửi cũng không có nghĩa là bất khả xâm phạm.
Đối với thị trường toàn cầu, những bất ổn tại Síp hiện có vẻ như không mấy gây lo lắng. Có thể bởi đây là một quốc gia nhỏ và các nhà đầu tư vẫn tin vào khả năng Síp được "cứu" ở phút chót.
Nhưng cần nhớ rằng Síp là một nước có tính kết nối rất cao với hệ thống tài chính quốc tế. Nếu hệ thống ngân hàng của họ sụp đổ, nhiều công ty khắp thế giới sẽ bị tác động. Các khoản tiền gửi tại đây sẽ bị mất hoặc không thể rút về để trả lương hay thanh toán hợp đồng.
Dù vậy, nhìn chung tác động của sự sụp đổ của Síp tới thị trường thế giới sẽ phụ thuộc vào việc eurozone bị ảnh hưởng ra sao. Nếu các lãnh đạo châu Âu cứu quốc đảo này, cả thế giới có thể thở phào. Ngược lại nếu Síp rời eurozone và người dân Hy Lạp, Tây Ban Nha bắt đầu đổ xô đi rút tiền vì sợ điều tương tự sẽ xảy ra với mình, thế giới sẽ thực sự có lí đo để lo lắng.
Theo Dantri
Lỡ nhổ 1 chiếc răng, bác sĩ mất 2 tỷ đồng Một cụ bà 72 tuổi đã đã được đền 2 tỷ đồng sau hơn 4 năm đau đớn vì bị nhổ 1 chiếc răng khôn. Bà Rehana Musa, 72 tuổi, người Anh đã kiện Bác sĩ nha khoa của mình là Piotr Pietrusczak, vì bác sĩ này đã không kiểm tra tiền sử bệnh của bà trước khi nhổ một chiếc răng khôn...