Cặp đôi “họp tiền hôn nhân” thảo luận tiền nong rạch ròi trước đám cưới
Bí quyết hạnh phúc của cặp đôi chênh nhau nhiều tuổi này là mọi thứ được thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu, thông qua một cuộc họp kéo dài 3 tiếng.
Thoả thuận tiền hôn nhân
Vợ chồng anh Đức và chị Thái Hà (sống tại Hà Nội) cách nhau 9 tuổi nhưng luôn phối hợp ăn ý trong cuộc sống. Vợ chồng “tương kính như tân”, 2 con ngoan ngoãn, mỗi người đều được tự do phát triển, không ràng buộc hay kiểm soát nhau. Anh Đức hiện là chuyên gia một tập đoàn công nghệ Hà Lan. Còn chị Thái Hà là chuyên gia nhân sự.
Bí quyết hạnh phúc của cặp đôi chênh nhau khá nhiều tuổi này là mọi thứ được thỏa thuận rõ ràng từ đầu, thông qua… “cuộc họp tiền hôn nhân”.
Đầu năm 2017, anh Đức và chị Hà làm lễ cưới thì trước đó 1 tháng, anh chị đã có một cuộc họp đúng nghĩa để thỏa thuận những điều kiện sống chung. Nhờ rõ ràng mọi thứ, họ bước vào hôn nhân với tâm thế thoải mái nhất và tránh được những cãi cọ về sau.
Chị Thái Hà là chuyên gia nhân sự với sự nghiệp vững vàng
“Cuộc họp tiền hôn nhân” kéo dài 3 tiếng
Chị Hà kể, anh Đức luôn tỏ ra thờ ơ với những công đoạn chuẩn bị đám cưới. Nhẫn cưới mua loại đơn giản nhất, chỉ 3 triệu đồng một đôi. Trang phục cưới cũng chỉ là một bộ vest 5 triệu đồng. Tất cả những lễ nghĩa khác, anh Đức để cha mẹ đôi bên muốn thế nào cũng được, không tham gia ý kiến.
Nhưng riêng việc “họp tiền hôn nhân”, anh Đức lại coi trọng hàng đầu, rất nghiêm túc. Đến ngày hẹn, chị Hà đến chỗ họp và thấy buồn cười vì chồng sắp cưới đã cầm sẵn 3 cái bút dạ, bảng trắng được chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng vào… cuộc họp.
Sau 3 tiếng trò chuyện cởi mở, anh Đức và chị Hà thống nhất 4 việc quan trọng nhất trong gia đình: tiền trong nhà, bố mẹ 2 bên, cuộc sống riêng của 2 đứa, nuôi con.
“Theo đó, anh Đức nói rằng anh sẽ chịu toàn bộ chi phí nuôi con để công bằng, vì tôi đã mang thai sinh nở rồi. Còn vợ chồng “thân ai nấy lo”, tức là tiền sinh hoạt của mỗi người thì bản thân phải tự quản, nếu vay thì phải trả đàng hoàng. Tiền tiết kiệm thì hùn cùng nhau chung để làm những việc chung. Riêng giai đoạn mang thai, nuôi con nhỏ, anh sẽ có phụ cấp riêng cho vợ bằng lương hàng tháng của tôi ở thời điểm đó”, chị Hà nói về thỏa thuận tài chính.
Chị Hà cũng kể, anh Đức đề nghị cha mẹ hai bên được đối xử như nhau, không phân biệt nội ngoại. Chị Hà thích về ngoại lúc nào thì về, ăn tết ở nhà nào cũng như nhau hết và anh hoàn toàn không đặt nặng.
Một đoạn tin nhắn giữa hai vợ chồng chị Thái Hà: Anh Đức nhắn tin cảm ơn vợ vì đã… dọn nhà vệ sinh
Cuộc sống riêng tư của mỗi người cũng được tôn trọng tối đa. Vợ chồng muốn đi đâu làm gì thì không ai quản lý nhau, chỉ cần hỏi nhau trước để không vướng việc nhà hay trùng lịch của bạn đời. Tất nhiên cũng không ai được sờ vào điện thoại, email hay Facebook của nhau.
Trong việc nuôi con, chị Hà được tùy ý quyết định, nhưng chuyện giáo dục con ra sao thì phải có sự thống nhất, bàn bạc giữa 2 bên.
Những chi tiết tưởng chừng như thật khó có thể giữ được trong mối quan hệ vợ chồng nhưng suốt 6 năm chung sống, anh Đức đã chứng minh rằng anh nói được là làm được.
Video đang HOT
Tiền ai nấy tiêu, nhưng tiết kiệm chung
Trong mắt chị Hà, anh Đức là thuộc típ người logic đến mức sòng phẳng. Hồi đầu khi mới quen, chị từng bị “sốc”, rất khó để chấp nhận.
Nhớ có lần, yêu nhau được 2 tháng và sắp bước sang tuổi 23, chị Hà thủ thỉ với người yêu: “Anh tổ chức sinh nhật cho em nhé!”. Dường như đề nghị này với một cặp đôi yêu nhau là đương nhiên, nhưng anh Đức lại trả lời một câu khiến chị Hà ngỡ ngàng: “Tại sao anh phải tổ chức sinh nhật cho em?”.
Trước sự khó hiểu của chị Hà, anh Đức đã giải thích về quan điểm của mình. “Anh bảo, quan điểm của anh là trên đời này ai muốn có cái gì thì mình là người nên nỗ lực để tự làm nó, đừng trông đợi vào ai hết, kể cả là cha mẹ, người thân hay chồng vợ. Anh nghĩ chúng ta nên hạn chế suy luận, cố gắng làm cho rõ ràng. Nếu anh hỏi tại sao tức là anh thực sự muốn biết suy nghĩ của em khi muốn anh làm thế. Anh hỏi: “Tại sao?” không có nghĩa anh từ chối hay không yêu em đâu”.
Nhờ sự hỗ trợ của chồng, chị Hà có thời gian để phát triển sự nghiệp và chăm sóc cho bản thân.
Vốn cũng thuộc típ người thích sự sòng phẳng, rõ ràng, nên lâu dần, chị Hà lại thấy cách suy nghĩ và tư duy của chồng thật phù hợp. Như trong việc tổ chức sinh nhật, chị Hà có thể thoải mái làm mọi thứ theo ý mình và mời anh Đức tham gia như một người khách đặc biệt. Đôi bên đều vui.
Chị cũng nhận ra việc bắt chồng phải đoán biết suy nghĩ, cảm xúc của mình là điều không tưởng, nên chị luôn nói ra hết tất cả mọi thứ và cảm thấy rất dễ chịu. “Tụi mình nếu có cãi nhau thì cũng chỉ cãi những việc to, ra tấm ra món thôi”, chị Hà cười.
Đến bây giờ, anh Đức và chị Hà vẫn luôn rạch ròi trong chuyện liên quan đến tiền bạc. Chi phí sinh hoạt gia đình được chia đôi, còn anh Đức sẽ lo toàn bộ tiền nuôi con. Nếu anh đi vắng mà chị Hà phải đóng hộ khoản nào cho các con thì chỉ cần gửi biên lai, anh sẽ chuyển lại cho chị. Chẳng ai giữ tiền của ai nhưng mỗi người đều rất trách nhiệm trong việc gửi tiền tiết kiệm chung. Sự tin tưởng nhau đặt lên hàng đầu.
Nhờ có những thỏa thuận rạch ròi, cuộc sống của chị Hà và anh Đức dễ dàng, trôi chảy, chủ động. Ai cũng vừa hoàn thành trách nhiệm với gia đình, vừa phát triển công việc, các mối quan hệ bên ngoài.
Mỗi nhà một nếp sống, miễn vợ chồng đồng thuận, tôn trọng lẫn nhau thì mỗi người trong cuộc sẽ cảm thấy hạnh phúc – nền tảng để xây dựng nên một cuộc hôn nhân văn minh, hòa hợp.
Đám cưới trở thành bữa tiệc buồn nhất trong đời vì khách mời
Cô dâu chú rể ôm nhau khóc nức nở tiết lộ, những người được mời đều là đồng nghiệp, vẫn giữ liên lạc hàng ngày.
Mới đây, câu chuyện của một cặp vợ chồng mới cưới đã nhận được không ít sự quan tâm của người dùng mạng xã hội. Theo đó, sự việc được cho là diễn ra trong đám cưới của họ.
Vợ chồng Gray Narvaez-Dragion và Nyx (cùng 18 tuổi) đăng tải đoạn video gây "sốc" trên mạng xã hội, khi quá nửa khách mời không xuất hiện trong đám cưới của họ.
"88 người nhận lời tham dự đám cưới, nhưng chưa đến 40 người có mặt. Phòng tiệc gần như trống rỗng, chỉ một vài người ngồi vào bàn", Gray Narvaez-Dragion nói với Insider.
Gray Narvaez-Dragion buồn bã khi khách mời không đến dự đám cưới như mong đợi.
Trước ngày tổ chức hôn lễ, họ đã gửi thiệp mời đi khắp nơi và lập một bảng thống kê, nơi khách mời có thể thông báo cho cả hai biết việc họ có thể đến dự đám cưới hay không. Sau khi tổng hợp và nhận thấy có khoảng 88 người đồng ý dự đám cưới của mình, cả hai đã bắt đầu đặt địa điểm, tiệc cưới,...
Tuy nhiên, khung cảnh đám cưới lại khiến cô dâu lẫn chú rể vô cùng thất vọng khi một nửa số khách không thèm đến dự bữa tiệc của họ. Trong video được đăng tải thu hút hơn 3 triệu lượt xem, cặp đôi cho thấy dù đã đến giờ làm lễ nhưng bàn tiệc vẫn trống vắng, thậm chí những món ăn cũng không thể dọn ra vì chẳng có ai.
Cặp đôi tuyên bố thêm trong phần bình luận rằng họ quyết định cắt ngắn tiệc chiêu đãi, bỏ lỡ buổi tiễn đưa pháo hoa, khiêu vũ riêng và bữa tối.
Narvaez-Dragion nói thêm rằng, phần lớn số tiền của họ được dùng để làm xà phòng, nam châm và "lọ bùa chú" để khách mang về nhà. "Tại sao họ không xuất hiện? Tôi đã dành rất nhiều thời gian để cố gắng làm cho mọi người cảm thấy được hòa nhập", cô chia sẻ.
Món quà được cặp đôi chuẩn bị cho khách mời tham dự đám cưới
Tuy nhiên, cô rất biết ơn một số ít người đã đến buổi họp mặt, đảm bảo với những người xem thông cảm rằng họ là bạn thân hoặc thành viên của tiệc cưới.
Trong một video khác, vợ chồng Narvaez-Dragion ôm nhau khóc nức nở. Cô dâu trẻ tiết lộ, những người được mời đều là đồng nghiệp, vẫn giữ liên lạc hàng ngày.
"Sáng ngày cưới, một người thậm chí còn nhắn tin cho tôi nói rằng rất hào hứng tham dự, nhưng sau đó thì lại không đến", Narvaez-Dragion chán nản nói.
Tổng cộng chi phí cho đám cưới khoảng 3.000 USD, trong đó 2.500 USD chi cho tiệc cưới, mời DJ và quà cho khách.
Người dùng mạng đã gửi đến cô dâu chú rể rất nhiều lời chúc, lời động viên, an ủi, chúc hạnh phúc. Thậm chí, nhiều người dùng mạng đưa ra lời đề nghị cô dâu chú rể tổ chức lại đám cưới và họ sẽ tham dự.
- "Các bạn xứng đáng có lễ cưới đông vui, đầm ấm. Mọi người quá vô cảm";
- "Bạn chỉ cần biết rằng mọi người ở đây chúc mừng cho đám cưới của bạn. Bạn xứng đáng"...
- "Gửi hóa đơn mua đồ ăn cho người đã từng trả lời đồng ý và về cơ bản là không xuất hiện trong ngày quan trọng nhất trong cuộc đời bạn"
- "Không ai xuất hiện trong bữa tiệc độc thân của tôi ngoài phù dâu. Tôi đã khóc và sau đó uống rượu, tiệc tùng vui vẻ. Bạn sẽ biết được ai là những người bạn thực sự của mình"
8 quy tắc ứng xử khi đi đám cưới giúp bạn '10 điểm thanh lịch'
Có mặt đúng giờ khi đi đám cưới
Chắc hẳn bạn không muốn mình sẽ thu hút mọi ánh nhìn trong tiệc cưới bằng cách bước vào khi chủ trì buổi tiệc đang phát biểu phải không? Bởi vậy, khi tham dự tiệc cưới, hãy có mặt ít nhất 20 - 30 phút trước khi chương trình bắt đầu.
Song nếu như buổi tiệc gói gọn lại bằng bữa ăn thân mật tại nhà và gia chủ không nhờ bạn giúp đỡ, bạn có thể đến trễ khoảng 15 phút để chủ nhà thoải mái chuẩn bị chu toàn hơn cho bữa tiệc.
Ảnh minh họa
Đừng giành phần chiếm "spotlight" ở đám cưới người khác
Nếu bạn là kiểu người thích "chiếm sóng" trong mọi bữa tiệc, hãy cố gắng khép mình lại mỗi khi đến tiệc cưới. Bởi đám cưới là dành riêng cho cô dâu chú rể, hãy để họ được tỏa sáng trọn vẹn nhất.
Giữ cuộc chuyện trò đúng mực, không vượt quá giới hạn khi dự đám cưới
Trò chuyện là điều không thể thiếu ở mọi bữa tiệc, dù đó là trò chuyện thân mật hay xã giao. Nhưng để bầu không khí của đám cưới được vui vẻ và thoải mái nhất, bạn nên tránh nhắc đến những vấn đề chính trị, sức khỏe hay tôn giáo, đặc biệt việc nói xấu một ai đó là điều tối kị.
Không rời khỏi đám cưới quá sớm
Khi dự đám cưới, bạn không nhất thiết phải ở lại đến cuối cùng, nhưng hãy giữ lòng nhiệt thành bằng việc chờ cho tới khi cô dâu chú rể tới cụng ly chung vui cùng bạn.
Tránh ăn mặc quá xuề xòa hoặc gợi cảm khi đi dự đám cưới
Dù hầu hết đám cưới đều không có quy tắc nhất định về trang phục của khách mời nhưng để thể hiện sự tinh tế và tôn trọng cho hai nhân vật chính, bạn không nên diện những bộ váy cắt xẻ quá táo bạo hoặc những trang phục quá xuề xòa (như áo phông, dép tông xỏ ngón,...).
Đừng chỉ tập trung "pose hình"
Thời đại mạng xã hội bùng nổ, có nhiều người đi dự cưới chỉ tập trung chụp hình và tạo dáng mọi lúc mọi nơi mà không quan tâm mọi người xung quanh, thậm chí là cô dâu chú rể. Điều này là không nên làm, bởi nó sẽ khiến bạn trở nên vô duyên và không tôn trọng người khác. Đám cưới là dịp bạn dành sự quan tâm thật lòng cho cô dâu, chú rể.
Ảnh minh họa
Uống rượu có chừng mực
Bạn có thể chia vui cùng cặp vợ chồng mới cưới bằng cách cụng ly và nhấm nháp rượu mừng, nhưng đừng để quá chén sẽ gây ra những hành động ngoài tầm kiểm soát, có thể làm mất vui và khó xử cho cô dâu, chú rể.
Không nhắc đến những bí mật về cô dâu chú rể
Đừng vì vui quá mà kể lại một câu chuyện yêu đương trước đây của cô dâu hay chú rể ngay trong đám cưới. Thay vào đó, bạn có thể nhắc tới những kỷ niệm đẹp giữa bạn và nhân vật chính, hoặc một hành động nào đó của cô dâu/chú rể từng khiến bạn yêu mến và không thể nào quên.
Đám cưới kỳ lạ: Cặp đôi không trao nhẫn mà tặng cho nhau một đồ vật cực "độc" Nhẫn cưới là một thứ luôn xuất hiện trong hôn lễ nhưng với một cặp cô dâu chú rể, đồ vật đó không phải là ưu tiên để lựa chọn. Có lẽ ai cũng đã quen với cảnh cô dâu và chú rể trao nhau chiếc nhẫn cưới trong ngày lễ trọng đại nhất cuộc đời họ. Thế nhưng một buổi lễ đám...