“Cặp đôi hoàn hảo” của quân đội Mỹ: JLENS và SM-6
Khí cầu phòng thủ tên lửa JLENS kết hợp cùng tên lửa đánh chặn thế hệ mới SM-6 tạo nên thế trận phòng thủ cực kỳ hiệu quả của Quân đội Mỹ.
Tháng 9/2012, trong các cuộc thử nghiệm tại trường bắn White Sands ở bang New Mexico, khí cầu phòng thủ tên lửa JLENS do Tập đoàn Raytheon sản xuất đã thực hiện thành công việc chỉ thị mục tiêu cho tên lửa đánh chặn SM-6 tiêu diệt mục tiêu giả định là một tên lửa hành trình chống hạm.
Các thử nghiệm được thực hiện bởi Lục quân và Hải quân Mỹ, đánh dấu lần đầu tiên 2 quân chủng này hiệp đồng nhiệm vụ cách chia sẻ thông tin qua mạng giao tiếp rộng tích hợp, ông Dave Gulla, Phó chủ tịch phụ trách các hệ thống cảm biến của Raytheon cho biết.
“Thử nghiệm này có tầm quan trọng đối với JLENS, nó chứng tỏ khả năng tích hợp với các hệ thống của hải quân và điều đó cho thấy rằng JLENS đã sẳn sàng để triển khai hoạt động”, ông Gulla nói.
Video đang HOT
JLENS là khí cầu phòng thủ tên lửa, được trang bị một radar sục sạo mục tiêu tầm xa cùng một radar điều khiển hỏa lực. JLENS hoạt động như một hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không.
Khí cầu được cố định bằng dây neo vào trạm điều khiển mặt đất ở độ cao 3000m. Trong đó, dây neo cũng chính là thiết bị truyền và nhận tín hiệu hai chiều từ trạm điều khiển lên khí cầu và ngược lại.
Ưu điểm của JLENS là cung cấp việc phát hiện sớm các mục tiêu đường không như máy bay không người lái, tên lửa hành trình, trực thăng hoạt động tại độ cao thấp mà các radar mặt đất khó phát hiện được từ xa do hạn chế về tầm quan sát.
Ngoài ra, JLENS cung cấp một giải pháp cảnh báo sớm tên lửa với chi phí thấp so với việc sử dụng các máy bay AWACS. JLENS cung cấp nhiều lợi thế trong việc bảo vệ chống lại mối đe dọa từ tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm đối với các khu vực căn cứ, hải cảng, kho tàng, bến bãi..
Việc phát hiện sớm các mối đe dọa từ hàng trăm kilomet có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra các biện pháp đối phó hợp lý.
Các loại tên lửa hành trình bay theo kiểu men theo địa hình khiến các radar mặt đất khó phát hiện được nhưng đối với JLENS vấn đề hoàn toàn đơn giản.
Việc JLENS phát hiện sớm mục tiêu và cung cấp dẫn đường cho tên lửa đánh chặn SM-6 tạo nên cặp đôi hoàn hảo tạo nên thế trận phòng thủ tên lửa hành trình hiệu quả.
Theo Vietbao
ASEAN cân nhắc lập "kênh chính trị mới"
Các nhà lập pháp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đang xem xét thiết lập một nhóm tư vấn gồm các nghị sĩ cấp cao để tạo ra "các kênh chính trị mới" nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là một trong những nội dung của dự thảo nghị quyết đang được bàn thảo tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA) tại Indonesia trong tuần này.
Hội nghị diễn ra trên đảo Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, Indonesia từ ngày 17 đến 22-9. Trước đó, hồi tháng 7-2012, Hội nghị Ngoại trưởng thường niên của ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia đã không đưa ra được tuyên bố chung vì bất đồng trong vấn đề Biển Đông. Còn lần này, "Nghị quyết về tình hình Biển Đông" là một trong số 11 nghị quyết dự kiến sẽ được nhà lập pháp ASEAN họp thông qua.
Theo dự thảo, các nhà lập pháp AIPA "quan ngại sâu sắc" về "sự leo thang xung đột giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán chồng lấn ở Biển Đông". Cách thức giải quyết là "xem xét thiết lập một nhóm các nhân vật kiệt xuất của AIPA bao gồm đại diện cấp cao từ các nghị viện thành viên AIPA nhằm tạo ra các kênh chính trị mới cho việc đàm phán và tư vấn cho các nước ASEAN trong nỗ lực tìm một giải pháp bền vững đối với tranh chấp ở Biển Đông".
Dự thảo yêu cầu tất cả các quốc hội thành viên "phát triển ngoại giao phòng ngừa thông qua đối thoại và đàm phán chính trị để tránh tranh chấp leo thang thành xung đột giữa các bên có liên quan", đồng thời khuyến khích ASEAN và Trung Quốc "tiến hành đàm phán và ký kết bộ quy tắc ứng xử khu vực" và kêu gọi tất cả các bên cam kết giải quyết tranh chấp theo các nguyên tắc được luật pháp quốc tế công nhận, bao gồm cả Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Các quan chức ngoại giao ASEAN dự kiến cũng sẽ thảo luận về vấn đề Biển Đông tại một đợt họp mới ở Thái Lan trước khi diễn ra Hội nghị cấp cao Đông Á tại Campuchia vào tháng 10 tới.
Theo ANTD
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hủy họp gây nhiều đồn đoán Việc Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hủy cuộc gặp dự kiến với Thủ tướng Đan Mạch, sau khi hủy cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ, cùng một số quan chức Singapore, Nga, đã làm dấy lên đồn đoán về sức khỏe của ông. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải) và Phó chủ tịch Tập Cận Bình. Vụ việc...