Cặp đôi đồng tính trao nhẫn cưới, kêu gọi bình đẳng giới
Hơn 2.000 công dân các độ tuổi khác nhau đã tham sự ngày hội “Tôi đồng ý”, thể hiện sự ủng hộ quyền bình đăng hôn nhân của người đồng tính, song tính và chuyển giới.
Ngày hội Tôi đồng ý diễn ra sáng chủ nhật 27/10 tại công viên Thống Nhất, Hà Nội là một trong những sự kiện do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường phối hợp cùng cộng đồng LGBT (*) tổ chức nhằm kêu gọi ủng hộ quyền bình đẳng giới và hôn nhân của người đồng tính, song tính, chuyển giới.
Tham gia sự kiện đặc biệt này đa phần là các bạn trẻ ủng hộ quyền bình đẳng hôn nhân của người đồng tính, song tính và chuyển giới. Bên cạnh đó, ngày hội Tôi đồng ý cũng thu hút sự quan tâm của cả những bậc cao niên và trẻ nhỏ.
Bác Đàm Thị Bích Lộc, 69 tuổi, trú tại phường Phương Mai cho biết: “Tôi biết tới sự kiện này thông qua bạn bè. Ở khu tôi sống cũng có một vài cặp đồng tính và tôi ủng hộ họ. Tình yêu không có tội, miễn là các cháu cảm thấy hạnh phúc và sống hoà thuận cùng nhau”.
Cùng tới dự sự kiện Tôi đồng ý với bác Lộc là hai người bạn trong câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh. Cả ba người đều đã hơn 60 tuổi và tỏ rõ thái độ ủng hộ hôn nhân đồng tính bằng việc tham gia cổ vũ, đeo băng rôn, cờ hiệu của cộng đồng LGBT.
Được sự cổ vũ của hàng nghìn người, các cặp đôi đồng giới đã thực hiện một lễ cưới tượng trưng, đồng thời chia sẻ về cuộc sống và tình yêu của họ trong thời gian qua.
Cặp đôi Hoàn Khang – Phát Nguyên nắm tay nhau lên sân khấu chia sẻ về cuộc sống, tình cảm giữa hai người
Cặp đôi Hoàn Khang – Phát Nguyên là một trong số những bạn trẻ thừa nhận mối quan hệ đồng tính của mình. Hai bạn thay mặt cho những người đồng tính tại Việt Nam, đề nghị cộng đồng và các cơ quan chức năng quan tâm hơn tới đời sống tinh thần của LGBT.
Trước toàn thể những người tham gia và theo dõi Tôi đồng ý, bạn Hoàn Khang nêu ý kiến rằng cơ quan chức năng cần đẩy mạnh giáo dục “Đồng tính không phải là một căn bệnh” để mọi người hiểu rõ và có cái nhìn đúng đắng về người đồng tính.
Cùng trong sự kiện Tôi đồng ý, các hoạt động nhảy flashmob kêu gọi ủng hộ LGBT, ca hát và thả bóng bay gửi thông điệp yêu thương đã diễn ra sôi nổi.
Người lớn tuổi góp mặt trong sự kiện kêu gọi ủng hộ hôn nhân đồng giới. Ngoài cùng bên phải là bác Đàm Thị Bích Lộc
Video đang HOT
Ngoài ra, ngày hội này cũng đã thu hút được trên 47.000 người ủng hộ trên mạng Internet và hàng chục nghìn bức ảnh chụp với khẩu hiệu Tôi đồng ý đã được gửi về BTC nhằm lan toả thông điệp ủng hộ quyền bình đẳng trong hôn nhân đồng giới.
Nói về mục đích của ngày hội Tôi đồng ý, anh Lương Thế Huy, thành viên BTC ngày hội chia sẻ: “Chúng tôi tổ chức sự kiện này ngay trong thời gian Quốc hội đang họp và tới đây ngày 5/11 sẽ bàn luận trực tiếp về các vấn đề xoay quanh thực trạng kết hôn đồng tính.
Chúng tôi tin rằng sự ủng hộ của đông đảo cử tri được thể hiện ngày hôm nay chính là động lực để các đại biểu Quốc hội thực hiện những cách tân trong pháp luật với hôn nhân trong cộng đồng LGBT”.
Các cặp đôi đồng tính tổ chức đám cưới tượng trưng và trao nhẫn cho nhau trước sự chứng kiến của hàng ngàn người
Ngày hội Tôi đồng ý là nơi tuyên truyền, vận động ủng hộ quyền bình đẳng giới
Bạn trẻ hào hứng tham gia Tôi đồng ý
Bạn trẻ Hà thành thể hiện cá tính và quan điểm tại ngày hội Tôi đồng ý
Phụ huynh đưa con nhỏ đi dự hội
Sự kiện thu hút sự ủng hộ của người nước ngoài
Kêu gọi cộng đồng ủng hộ hôn nhân đồng giới
Lá cờ cầu vồng đại diện cho cộng đồng LGBT “phủ sóng” khắp nơi
(*): LGBT là những chữ viết tắt từ: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính nam hoặc nữ), Transsexual/Transgender (hoán tính/chuyển giới).
Mai Châm
Theo Dantri
Cô gái chuyển giới và mối tình kỳ lạ với 'trai thẳng'
một người chuyển giới từ nam sang nữ. Anh - một "trai thẳng" đã từng lập gia đình nhưng không hạnh phúc nên chia tay.
Cát Thy đang rất hạnh phúc với cuộc sống hôn nhân khi lấy được người chồng tốt dù rằng cuộc hôn nhân này chưa được xã hội nhìn nhận.
Số phận run rủi để hai con người đó gặp nhau và trúng "sét ái tình". Cả hai đã phải vượt qua rất nhiều mặc cảm, từ những định kiến xã hội cho tới sự phản đối quyết liệt từ phía gia đình để có thể chung sống với nhau. 5 năm, quãng thời gian chưa thật dài nhưng cũng không phải quá ngắn cho một cuộc hôn nhân ly kỳ như vậy.
Thương nhau từ cái nhìn đầu
Cát Thy năm nay 23 tuổi, hiện đang sống ở TP.HCM, đây không phải là tên khai sinh mà là tên mới do cô tự đổi sau khi chuyển giới. Ngày mới chào đời, Cát Thy là một bé trai được cả gia đình yêu thương và kỳ vọng. Thế nhưng khi bắt đầu nhận thức được bản thân, cơ thể và tâm hồn mình, cậu bé ấy đã nhận ra nhiều điều khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa. Đằng sau tấm thân đàn ông là một tâm hồn hoàn toàn nữ tính. Cát Thy thích mặc quần áo con gái, thích để tóc dài và điều này khiến bố mẹ "cậu bé" lo lắng, tìm mọi cách ép buộc để Thy trở thành một người "đàn ông đích thực" như gia đình mong muốn. Nhưng rồi mọi nỗ lực ấy đều bất thành bởi khát khao được sống với giới tính thật, được trở thành một cô gái của Thy quá lớn.
Theo những lời mách nước của cộng đồng người có giới tính giống như mình, Thy bắt đầu tìm đến các loại hoóc môn nữ để dần thay đổi cơ thể. Cô trải qua nhiều mối tình nhưng thật buồn khi đó chỉ là những mối tình hời hợt, chẳng tình yêu nào kéo dài quá vài tháng. "Em quen ai thì cũng có cảm giác sau 1 tháng là họ sẽ tìm cách tự động xa lánh mình. Em thường thử họ bằng cách bảo là: "Anh dẫn em về nhà anh để giới thiệu với mọi người trong gia đình đi". Biết bao nhiêu lần nói câu đó là bấy nhiêu lần em thất vọng, họ thường gạt phăng ý định đó của em đi bằng những câu chống chế quyết liệt: "Về lúc này không đúng thời điểm đâu. Toàn rắc rối". Nghe vậy thôi là đủ biết họ không thật lòng với mình và em biết đường tự chủ động rút lui", Cát Thy kể.
Việc học dang dở, lại mang thân phận của người chuyển giới, Cát Thy không thể kiếm được một công ăn việc làm ổn định và có thu nhập đều đặn, cô phải đi bán lô tô và biểu diễn cho các show nhạc đám ma, hội chợ, diễn xiếc. Trong một lần biểu diễn tại hội chợ lô tô, Cát Thy đã gặp anh, người "chồng" hiện tại của cô bây giờ. Kể về giây phút ấy, cô nói: "Ngay từ khi nhìn thấy nhau, chúng em đã biết mình sinh ra là để dành cho nhau. Anh hơn Thy 3 tuổi là người đã từng có một đời vợ nhưng đối với em điều đó đâu có gì quan trọng. Ai cũng có quá khứ, bản thân quá khứ của em cũng đâu có tốt lành gì. Chúng em sống để hướng về tương lai chứ không chà đạp lên quá khứ của nhau để sống".
Năm 18 tuổi Thy và người đàn ông ấy về sống chung một nhà, cô thành "gái có chồng" nhưng theo cái cách mà cả gia đình cũng như xã hội không một ai nhìn nhận. Cô đau xót nhớ lại: "Chúng em tự kết hôn rồi về góp gạo thổi cơm chung thôi chứ không có cưới xin gì hết. Nhà nước đâu có chấp nhận hôn nhân đồng giới nên dù có đám cưới to cỡ nào thì cũng chả ích gì".
Sống với nhau được 1 tháng thì chồng của Thy muốn đưa Thy về gia mắt gia đình anh. Trước đây, Thy thường là người chủ động gợi ý việc về ra mắt này, giờ lần đầu tiên được một người đàn ông chủ động nói ra câu ấy, Thy bất ngờ đến mức cứ bật khóc nức nở, không nói nên lời. Biết rằng đây là một người tốt, có thể chung sống với mình đến hết cả cuộc đời song vượt qua được cảm xúc, Thy vẫn muốn thử thách anh. Thy tâm sự: "Em nhớ lại câu mà những người đàn ông trước đây từng nói với em để đối đáp lại với anh: "Em nghĩ giờ chưa phải thời điểm đâu". Lúc ấy thú thực là em cảm thấy có lỗi lắm song vẫn quyết nói vậy".
Sau lần đó, anh vẫn tìm mọi cách để năn nỉ, thuyết phục Thy về nhà mình. Cảm động trước tấm chân tình của anh nhưng cũng sợ gia đình anh khó chấp nhận chuyện anh đang chung sống với một cô gái chuyển giới nên Thy nói với anh về trước để ướm thử ý gia đình: "Anh cứ về nói với gia đình anh trước đi". Nào ngờ sau câu nói ấy của Thy, anh về quê thật và công khai nói với cả gia đình chuyện yêu Thy. Mọi người chưa hiểu sự tình câu chuyện ra sao nên bố anh dặn: "Thôi thì mày cứ dẫn nó về đây xem thế nào".
Rồi Thy theo anh về quê. "Lần đầu tiên gặp mặt, nhìn bề ngoài của em, cả nhà anh không ai tin em chuyển giới. Đến khi bố anh hỏi, em trả lời thì ông mới giật mình hỏi tại sao thân hình con gái mà giọng lại nam tính. Gia đình anh ở miền Tây, người dân ở đây rất kỳ thị chuyện giới tính. Ngặt nỗi nữa là gia đình anh rất "căn bản", bà nội anh là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bố là người từng hoạt động cách mạng mới về hưu, anh trai hiện đang làm công an ở tỉnh. Không ai đồng ý chấp nhận một cô dâu chuyển giới như em nên đồng loạt phản đối gay gắt. Em không còn nhớ mình và anh đã bao nhiêu lần khóc lóc, chịu biết bao đau thương, tủi nhục để năn nỉ, thuyết phục hết lời nhằm giúp mọi người trong nhà hiểu và chấp nhận".
"Kiên trì suốt một thời gian dài, gia đình anh cũng đành chấp nhận nhưng em hiểu đó chỉ là sự chấp nhận mang tính "mặc kệ" chứ không hẳn là đồng ý. Họ không thể làm khác được nên mới để em và anh ấy chung sống thôi chứ họ không yêu thương và coi em như dâu con trong nhà đâu", Thy kể.
Sống với nhau bằng tình cảm, tấm lòng
Hiện Thy và chồng đang sống trong căn nhà của bố mẹ Thy nên được miễn phí tiền nhà, 2 vợ chồng chỉ lo kiếm tiền ăn uống, nhu cầu chi tiêu cá nhân và đỡ đần cho bố mẹ chút ít tiền điện. Chồng của Thy đang làm công nhân cho một công ty giày da còn Thy thì vẫn nhận các show hát hò thâu đêm (thường từ tối đến 6h sáng hôm sau mới về nhà) để kiếm tiền. Vào những ngày cuối tuần, chồng Thy thường chở Thy đi diễn. Lúc đầu có chồng đi cùng Thy cũng thấy vui nhưng rồi cô sớm nhận ra việc hát hò này rất nhạy cảm, thường xuyên bị khách đụng chạm, chồng cô lại là người hay ghen nên cho đi cùng thì ngoài việc cô diễn mất tự nhiên thì chồng cô còn có nguy cơ gây gổ cãi vã với các vị khách say xỉn có hành vi khiếm nhã với vợ.
Thy chia sẻ: "Đôi lúc có những vị khách say cứ nhào lên kéo em xuống rồi sờ ngực, chồng em mà nhìn thấy cảnh đó là ức lắm. Về đến nhà là anh kiếm cớ này nọ để mắng em rồi còn bảo em không cần đi hát nữa". Thương vợ vất vả, chồng Thy đã nhiều lần thủ thỉ khuyên Thy nên ở nhà, một mình anh kiếm tiền là đủ, dù ít dù nhiều, 2 vợ chồng cố gắng chắt chiu tiết kiệm chi tiêu là cũng sống tạm. Thế nhưng Thy tính toán rất kỹ, mỗi tuần Thy đều phải tốn chừng 200.000 đồng tiền tiêm hoóc môn nữ và mua các loại vitamin, kem dưỡng da (tiêm hooc môn sẽ khiến da bị khô, người chuyển giới thường hạn chế tác động này bằng cách mua kem dưỡng da có bổ sung vitamin E, C để bôi hoặc uống trực tiếp vitamin - PV). Đó là còn chưa kể đến tiền mua son, phấn trang điểm. Chỉ mới tính riêng nhu cầu làm đẹp bản thân của riêng Thy đã hết chừng 300 - 400.000 đồng/tuần, mà như vậy thì chỉ mỗi lương của chồng Thy thì nhất định là "chết đói". Vì vậy Thy lại phấn son trang điểm để đêm đêm hát hò, kiếm được đồng nào hay đồng ấy.
Thy bảo rằng với những người chuyển giới như cô, tìm được một người thực sự yêu thương để đồng hành tới cuối cuộc đời là một niềm hạnh phúc lớn lao và rất đáng trân trọng. Hơn nữa, chồng của Thy đâu chỉ đơn giản là một người đồng hành tốt bụng mà anh còn đem đến cho cô tất cả những hạnh phúc ngọt ngào nhất. "Vì biết anh thương em nên đôi lúc em cũng ghê gớm lắm. Đồ đi diễn của em toàn bộ là do anh giặt hết nhưng nếu anh giặt không sạch là còn bị em la mắng liền. Dạo em lên tàu ra Hà Nội, cũng chính anh là người đã lau giày giúp em. Rồi ngày nào anh cũng điện thoại ra hỏi thăm em đang làm gì, nếu mà đi ăn, anh nghe thấy láo pháo có tiếng đàn ông xung quanh là kiểu gì cũng gặng hỏi xem có đi cùng đàn ông không", Thy cười kể lại.
Cũng theo Thy, vì là người miền Tây thật thà chất phác nên chồng Thy không thuộc túyp lãng mạn, ngay cả những ngày 8/3 hay 20/10 cũng không quan tâm và thậm chí chẳng biết đó là ngày gì. Thế nhưng chính sự yêu thương chân thật, săn sóc Thy từng chút một và sự đặc biệt chung thủy đã khiến Thy cảm động vô cùng, thậm chí cô còn sợ mất anh.
Thy bảo: "Bản thân em không thể sinh con được, em rất sợ vì điều đó mà anh ấy bỏ em. Em cũng từng nói với anh ấy vậy, có lẽ sợ em lo nghĩ, tổn thương nên anh nói rằng giờ có 2 miệng ăn còn lo chưa nổi thì lấy đâu tiền mà nghĩ thêm chuyện con cái. Anh còn bảo một câu khiến em đến giờ vẫn cảm động: "Chuyện con cái không thể là lý do khiến vợ chồng mình chia tay. Sống với nhau là vì tình cảm, tấm lòng chứ không chỉ riêng chuyện con cái". Hiện cuộc sống của hai vợ chồng Thy đang ở mức trung bình. Cả hai mong muốn khi có tiền thì sẽ tổ chức một đám cưới nho nhỏ, dẫu rằng không được pháp luật công nhận thì cũng công bố cho mọi người biết mình đã kết hôn.
Chia sẻ chuyện tình cảm này lên báo, Thy chỉ mong những người chuyển giới giống như Thy sẽ có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống bởi tất cả mọi người, ngay cả người chuyển giới đều có quyền được yêu, được hạnh phúc và ở phía trước, tình yêu vẫn luôn đợi họ.
Theo Xahoi
"Tôi tự hào mình là người đồng tính" Hai tuần một lần, Tuấn lại lặn lội từ Nghệ An ra thăm người yêu tên Bình, lập trình viên tại Hà Nội. Mỗi lần gặp, hai chàng trai 9X ríu rít như chim non. Đồng tính không phải là tội. (Ảnh minh họa) Trong căn hộ thuê ở ngõ Hoàng Mai, cặp đôi đã có cuộc trò chuyện cởi mở với chúng...