Cặp đôi “chồng cú vợ tiên” nổi như cồn ở Indonesia tiếp tục gây bão dư luận bởi một loạt khoảnh khắc ngọt ngào sau hơn nửa năm kết hôn
Từng bị dư luận dị nghị vì ngoại hình quá chênh lệch nhưng sau hơn nửa năm kết hôn, cặp đôi “chồng cú vợ tiên” ở Indonesia khiến nhiều người phải ghen tị.
Vào cuối tháng 12 năm ngoái, anh Karna Radheya, 26 tuổi, đến từ Magelang, Indonesia từng gây xôn xao cộng đồng mạng khi kết hôn với cô dâu ngoại quốc vô cùng xinh đẹp là Polly Alexandria Robinson, đến từ Manchester, Anh.
Ngoại hình quá chênh lệch giữa hai người đã trở thành chủ đề bàn tán của cư dân mạng. Nhiều người tỏ ra hoài nghi không biết hôn lễ giữa hai người có phải là thật hay không. Nếu là thật thì chắc chắn cuộc hôn nhân này tồn tại vì một mục đích nào đó.
Bất chấp những dị nghị của người đời, cặp đôi “chồng cú vợ tiên” khẳng định họ đến với nhau xuất phát từ tình yêu chân thành và qua nửa năm kết hôn, họ đã chứng minh điều này bằng một loạt những hình ảnh, cử chỉ ngọt ngào dành cho nhau.
Cặp đôi “chồng cú vợ tiên” trong ngày kết hôn.
Trên tài khoản Instagram của Polly, cư dân mạng không khỏi phát ghen với cuộc sống trong mơ của cô gái ngoại quốc. Qua những hình ảnh được chia sẻ trên Instagram có thể thấy Polly được chồng cưng chiều hết mực, cặp đôi thường xuyên đi du lịch, thưởng thức các món ăn ngon.
Anh Karna luôn dành cử chỉ lãng mạn, yêu thương dành cho vợ từ nụ hôn bất ngờ, cái nắm tay đầy tình cảm hay cõng vợ trên lưng. Gương mặt của cặp đôi đều rạng ngời hạnh phúc.
Polly được khen ngợi là ngày càng xinh đẹp, quyến rũ hơn sau khi kết hôn. Trong khi đó, anh Karna vẫn giữ vẻ chân chất, giản dị của mình với mái tóc lãng tử hơn. Không cầu kỳ, hoa mỹ, cặp đôi cứ vun đắp tình yêu bằng những cử chỉ yên thương chân thành nhất dành cho nhau.
Khoảnh khắc ngọt ngào của cặp đôi.
Người dùng mạng hy vọng rằng trong thời gian sắp tới cặp đôi sẽ nhanh chóng có tin vui để cuộc sống của họ trở nên rộn ràng hơn với tiếng cười trẻ thơ.
Nguồn: Tổng hợp
Theo afamily
Không phải là 'món hàng còn trinh', cô dâu trở thành nỗi ô nhục
Quan niệm phải lấy vợ còn trong trắng đã ăn sâu vào tư tưởng của cả hai giới tại châu Á từ hàng nghìn năm nay. Ở nhiều nơi, "cái ngàn vàng" là tiêu chuẩn để đánh giá phụ nữ.
Zing.vn tổng hợp bài viết trên The Sixth Tone, Huffington Post & CNN, phản ánh câu chuyện trinh tiết vẫn được coi là chuẩn mực đánh giá đức hạnh của người phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới, điều không bao giờ xảy ra với nam giới.
Phóng sự mới nhất về tình trạng kết hôn xuyên biên giới tại Hàn Quốc của đài MBC nước này hé lộ nhiều trường hợp đàn ông tại xứ củ sâm tìm vợ với tiêu chí "còn trinh" và "biết phục tùng".
Trên YouTube và website của các cơ sở môi giới, cô dâu ngoại quốc, chủ yếu là người Việt Nam, được quảng cáo như những "món hàng" với đầy đủ chỉ số cơ thể, ảnh chân dung, hoàn cảnh gia đình, tình trạng hôn nhân (chưa kết hôn, đã ly dị...) và cả tính cách.
Phóng sự cũng ghi lại đoạn hội thoại giữa một người đàn ông Hàn Quốc và nhân viên của cơ sở môi giới. Trong đó, bên môi giới luôn miệng đảm bảo là các cô gái này "còn trinh".
Phía người đàn ông đáp lại: "Tôi còn nhớ đêm đầu tiên. Đúng là còn trinh".
"Như vậy là vật chứng đã rõ ràng rồi. Về sau anh đừng có hỏi nữa đấy", người môi giới đáp.
Việc các cô dâu ngoại quốc bị quảng cáo như một thứ hàng hóa "nguyên đai nguyên kiện" được coi là hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng và kéo theo nhiều hệ lụy.
Trên thực tế, quan niệm phải lấy vợ còn trong trắng và phụ nữ phải biết giữ gìn tiết hạnh của mình đã bén rễ sâu sắc vào tư tưởng của cả hai giới tại châu Á từ hàng nghìn năm nay. Nhiều nơi khác trên thế giới, "cái ngàn vàng" cũng trở thành tiêu chuẩn để đánh giá nhân cách, phẩm giá nữ giới.
"Giống như thích thịt còn tươi rồi tự chế biến"
"Tôi đã lớn lên với ý nghĩ rằng người Hàn Quốc không bao giờ quan hệ tình dục hoặc thậm chí không biết về điều đó", So Jin Kim, một người mang hai dòng máu Hàn - Mỹ sống tại thủ đô Seoul, cho hay.
Cha mẹ Kim là người đề cao các giá trị văn hóa cốt lõi của đất nước, trong đó có cả quan niệm về sự trong trắng. Chuyện sex trước hôn nhân được coi là điều cấm kị.
"Tình dục không phải là thứ đem ra thảo luận công khai và thoải mái", cô nói.
Nhiều quốc gia châu Á luôn đặt nặng vấn đề phụ nữ phải giữ gìn tiết hạnh trước hôn nhân. Ảnh: Straits Times.
Mặc dù không bao giờ nói trực tiếp, các bậc cha mẹ tại xứ kim chi luôn mong muốn con gái giữ gìn trinh tiết cho đến khi lấy chồng. Suy nghĩ này xuất phát từ việc các tư tưởng về phẩm giá của phụ nữ trong Nho giáo, Khổng giáo đã tồn tại hàng nghìn năm trong tâm thức của người Hàn.
Theo đó, phái yếu không được phép "ăn trái cấm" trước khi chính thức kết hôn. Nói cách khác, còn trinh đồng nghĩa với một cô gái ngây thơ, đoan chính, chưa hề có khái niệm nào về tình dục.
Ở những tiết học dạy sức khỏe giới tính tại Hàn Quốc, chủ đề được dạy kĩ lưỡng và liên tục được nhắc lại cũng chỉ tập trung vào vấn đề trinh tiết của phụ nữ.
Các tiêu chuẩn kép đặt lên nữ giới Hàn Quốc gây ra nhiều vấn đề. Ngay cả khi những cô gái là nạn nhân của bạo lực tình dục, họ cũng im lặng chấp nhận vì sợ bị kỳ thị là người không còn trong trắng và thiếu đạo đức.
Chuyện sex trước hôn nhân được coi là điều cấm kị trong các xã hội còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Ảnh: Business Insider.
Tại Trung Quốc, câu chuyện cũng diễn ra theo chiều hướng tương tự.
Liu (20 tuổi) nói rằng hầu hết bạn học nam của anh tại trường đại học đều có chung một ý tưởng: Hẹn hò với những người phụ nữ đã có kinh nghiệm "giường chiếu", song chỉ thích lấy người vẫn chưa bị ai "bóc tem".
Qiu Yingying (Thượng Hải) bị bạn trai bỏ rơi sau khi anh phát hiện ra cô "đã thành đàn bà". Mẹ anh thậm chí còn nói rằng Qiu không biết tôn trọng cơ thể của chính mình.
"Nhiều người đặc biệt đề cao giá trị của tiết hạnh phụ nữ. Nó giống như việc phần lớn thích thịt còn tươi rồi tự họ chế biến, thay vì mua thịt đã nấu chín sẵn", một người đàn ông tên Zhihu chia sẻ.
Quan niệm giữ gìn trước hôn nhân càng quan trọng trong mắt những người phụ nữ lớn tuổi tại đất nước tỷ dân.
"Sự trong trắng là tài sản và món quà tốt nhất mà người vợ có thể dâng tặng cho người chồng", Ding Xuan, nữ giảng viên tại Đại học Jiujiang (tỉnh Giang Tây) công khai bày tỏ quan điểm với sinh viên.
Nhà hoạt động xã hội vì nữ quyền lâu năm Feng Yuan giải thích vấn đề trinh tiết thường được bị đặt nặng quá mức do căn nguyên lịch sử.
Theo đó, xã hội Trung Quốc xưa không có phương pháp nào để xác minh quan hệ cha con ruột thịt. Vì vậy, việc kết hôn với một trinh nữ là cách tốt nhất để người đàn ông bảo vệ huyết thống.
"Trong xã hội phong kiến, phụ nữ trong trắng được coi là thành tích của phái mạnh vì họ chưa từng bị chiếm hữu trước đó. Nhu cầu tình dục của phái nữ không hề được coi trọng, nhiệm vụ của họ là sinh con. Lối nghĩ ấy đã ăn sâu vào suy nghĩ người dân Trung Quốc qua bao thế hệ", bà Feng lập luận.
Theo bà Feng, các giá trị truyền thống và tư tưởng tình dục tiến bộ chưa bao giờ thôi đối đầu nhau tại Trung Quốc. Một mặt, nước này ủng hộ bình đẳng giới, cấm mại dâm và cải thiện luật hôn nhân. Mặt khác, việc sex trước khi có gia đình vẫn được coi là hành động nhục nhã.
Những cuộc kiểm tra trinh tiết công khai
Tại nhiều bang ở Ấn Độ, kiểm tra trinh tiết cô dâu trong đêm tân hôn được coi là tục lệ không thể thiếu.
Đôi vợ chồng sẽ trải qua cuộc tân hôn bên trong phòng, còn gia đình và các thành viên hội đồng làng chờ đợi bên ngoài. Nếu cô dâu chảy máu trong khi quan hệ, cô được xem là trinh nữ. Còn nếu không, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Các chú rể được phép hủy hôn nếu cô dâu không chứng minh được mình trong trắng và người con gái sẽ bị sỉ nhục công khai, thậm chí bị gia đình đánh đập vì làm bẽ mặt họ.
Năm 2013, chính quyền bang Madhya Pradesh (Ấn Độ) tổ chức đám cưới tập thể cho 450 cô dâu. Tuy nhiên, trước lễ cưới, các nhà chức trách tại đây yêu cầu các cô gái phải kiểm tra trinh tiết. Chín người bị phát hiện có bầu và buộc phải rút khỏi danh sách.
Chuyện kiểm tra trinh tiết tại nhiều nước thường không xuất phát từ sự tự nguyện của người con gái mà do gia đình, chồng sắp cưới ép buộc. Ảnh: Allure.
Tại Indonesia, những cô gái muốn gia nhập hàng ngũ cảnh sát đều phải trải qua thủ tục kiểm tra trinh tiết bắt buộc.
Các nữ tân binh được đem đến Bệnh viện Cảnh sát, nơi họ buộc phải cởi bỏ quần và nằm trên bàn, để các bác sĩ thực hiện thủ tục kiểm tra trinh tiết bằng tay.
Sáu năm sau lần kiểm tra bắt buộc, Sari, một sĩ quan, cho biết cô vẫn thấy bị tổn thương. "Tôi sợ rằng trong quá trình kiểm tra trinh tiết, người ta đã khiến tôi không còn là con gái. Bạn tôi đã ngất xỉu vì quá đau", cô kể lại.
Các nhà chức trách Indonesia coi thủ tục này là cách thức hiệu quả để bảo đảm tiêu chuẩn đạo đức của ngành và ngăn chặn gái mại dâm gia nhập lực lượng cảnh sát.
"Nếu cô ấy (ứng viên) là gái bán dâm, chúng tôi không thể để cô ta lọt vào hàng ngũ của mình", một quan chức cảnh sát cấp cao khẳng định.
Năm 2010, tướng Sigit Sudarmanto, người đứng đầu bộ phận Tổ chức Lực lượng của ngành cảnh sát nước này, tuyên bố sẽ bỏ thủ tục kiểm tra trinh tiết.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại, độc thân và còn màng trinh vẫn là hai yêu cầu bắt buộc đối với những phụ nữ muốn trở thành cảnh sát tại Indonesia.
Một gói "màng trinh" nhân tạo được bày bán tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Ảnh: The Sixth Tone.
Ở Morocco, các bài kiểm tra trinh tiết vẫn còn phổ biến trên tất cả các tầng lớp xã hội. Thông thường, phụ nữ tại đất nước này không tự nguyện thực hiện, họ buộc phải làm dựa theo yêu cầu của cha mẹ hay người chồng tương lai.
Nếu chứng minh được mình chưa từng quan hệ, cô gái ấy sẽ được cấp giấy chứng nhận sự trong trắng - tờ giấy được coi như biện pháp bảo đảm sự an toàn của con gái khỏi những lời buộc tội có thể có.
Khi mùa kết hôn diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, một bác sĩ tại đất nước này có thể cấp tới 10 giấy chứng nhận trinh tiết mỗi ngày.
Trong một số trường hợp cực đoan, việc thất bại trong cuộc kiểm tra có thể dẫn đến việc người con gái bị gia đình từ mặt hay chọn cách tử tự vì danh dự bị ô nhục.
Có thực sự có giá "ngàn vàng"?
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đưa ra lời cảnh báo rằng không có xét nghiệm nào có thể chứng minh chính xác liệu phụ nữ từng quan hệ tình dục hay không.
Theo đó, phương thức thử nghiệm phổ biến bằng cách sử dụng hai ngón tay không được chứng minh về mặt khoa học hay lâm sàng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng đưa ra khuyến cáo rằng không có biện pháp nào có thể kiểm nghiệm chính xác việc phụ nữ từng quan hệ tình dục trước đó hay không. Ảnh: India Times.
Đây được coi là hành vi vi phạm nhân quyền của người phụ nữ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Các tổ chức cảnh báo việc kiểm tra có thể gây ra đau đớn, cảm giác nhục nhã và chấn thương, thậm chí dẫn đến chảy máu bộ phận sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh nhiễm trùng khác.
Không phải cuộc xét nghiệm nào cũng được tiến hành trong điều kiện có chuyên gia y tế thực hiện và đảm bảo độ vệ sinh cho người con gái. Trên thực tế, người làm có thể là một thành viên gia đình hoặc nữ hộ sinh.
Còn tại Trung Quốc, Hàn Quốc, bất chấp các chuẩn mực bảo thủ đã tồn tại hàng nghìn năm, giới trẻ ngày càng có cái nhìn thoáng về chuyện sex.
Thống kê của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình tại Hàn Quốc cho thấy 9% học sinh trung học từng quan hệ tình dục. Chủ tịch của Hiệp hội tình dục học Quốc gia Youn Ga-hyun chỉ ra xã hội Hàn Quốc ngày càng tự do, cởi mở hơn với vấn đề trinh tiết trong hai thập kỷ qua.
Trải nghiệm và có nhiều kinh nghiệm tình dục trước khi kết hôn dần trở thành mong muốn phổ biến của nữ giới Trung Quốc.
"Mặc dù các phương tiện truyền thông vẫn miêu tả sự trinh trắng như một khía cạnh của sự thuần khiết, ngày càng có nhiều bạn bè tôi 'phá rào' trước khi lập gia đình và chung sống với nhau như vợ chồng trong cả năm trời", Mary Wang (23 tuổi) chia sẻ.
Theo Zing
Cặp đôi đũa lệch "chồng cú vợ tiên" nổi như cồn trên mạng giờ ra sao sau nửa năm kết hôn, người vợ hiện tại khiến mọi người phát hờn Cặp đôi đũa lệch đến từ Indonesia từng làm mưa làm gió trên mạng xã hội vì ngoại hình quá khác biệt nhưng vẫn quyết gắn bó cuộc đời với nhau, sau nửa năm kết hôn, họ đã có những sự thay đổi. Cuối tháng 12 năm ngoái, cộng đồng mạng Instagram đã xôn xao về hôn lễ của một cặp đôi đũa...