Cặp đôi 7 năm xây nhà từ lốp xe, vỏ bia, thành quả khiến ai cũng bất ngờ
Cặp vợ chồng ở Tây Ban Nha gây ngạc nhiên cho không ít người khi dành 7 năm xây dựng một căn nhà từ lốp xe, rác thải và phế liệu.
Cặp vợ chồng Laura Davies và David Buchanan
Để kỷ niệm sinh nhật tuổi 50, cặp vợ chồng Laura Davies và David Buchanan đã chuyển đến một ngôi nhà mới, nhưng đó không phải là một ngôi nhà với các thiết bị hiện đại hay công nghệ tối tân nhất.
Về bản chất, đó là một công trình được làm từ rác và các vật liệu tái chế như lốp xe, chai lọ, lon nước và cánh cửa cũ.
Vợ chồng bà Laura định cư tại Almeria, miền nam Tây Ban Nha từ năm 2002. Ban đầu, đôi vợ chồng người Anh sống trong một ngôi nhà Cortijo (nhà truyền thống của Tây Ban Nha), nhưng được vài năm thì có ý định chuyển ra ngoại ô.
Cả hai muốn nhà mới phải đáp ứng hai tiêu chí là giá rẻ và thân thiện với môi trường. Trong quá trình tìm kiếm, họ bắt gặp mô hình nhà sinh thái có tên Earthship do kiến trúc sư người Mỹ Michael Reynold khởi xướng.
Video đang HOT
Cặp đôi quyết định áp dụng mô hình Earthship. Họ mua mảnh đất 20ha và bắt tay xây dựng căn nhà rộng gần 80m2 vào năm 2007. Hai ông bà mất 7 năm để hoàn thành ngôi nhà sinh thái của mình. Ngôi nhà được ông bà đặt tên là Cuevas de Sol, có nghĩa là “Hang động mặt trời” trong tiếng Tây Ban Nha.
Với sự giúp đỡ của bạn bè và các tình nguyện viên, đôi vợ chồng dành mỗi tuần một ngày để xây nhà. Họ không tự gây áp lực thời gian để hoàn thành công trình. Nhưng trong suốt quá trình xây dựng, họ cũng vấp phải nhiều khó khăn khi ông David gặp tai nạn, mùa hè Tây Ban Nha quá khắc nghiệt và dự án phải đợi chính quyền địa phương phê duyệt.
Năm 2014, ông bà chính thức chuyển tới nơi ở mới và vẫn không ngừng hoàn thiện nó cho đến hiện tại. “6 năm qua, chúng tôi vẫn chưa hoàn thành ngôi nhà. Còn rất nhiều việc cần làm”, bà Laura cho hay.
Vật liệu xây nhà chủ yếu là lon nhôm, chai lọ và lốp xe. Bà ước tính công trình sử dụng hơn 300 lốp xe. Hàng tuần, ông David luôn tìm đến các cửa hàng ô tô để xin lốp xe cũ. Hai vợ chồng cũng tìm kiếm những vật liệu khác ở thùng rác, như những cánh cửa cũ hiện đang xếp ở hiên nhà. Các bức tường của ngôi nhà sử dụng lon nhôm và vỏ chai, được gắn chặt với nhau nhờ hỗn hợp bùn và giấy bồi.
Căn nhà có một nhà bếp mở và phòng khách, một phòng ngủ, một phòng tắm và một phòng tiện ích. Cặp đôi sử dụng các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng và lưu trữ nước mưa trên mái nhà để làm nước sinh hoạt.
Điều bà Laura yêu thích nhất ở căn Earthship của mình là nhiệt độ. Các cửa sổ hướng Nam và lốp xe được thiết kế để giữ nhiệt vào mùa đông nên bên trong nhà luôn ấm áp.
Có những chậu cây dọc theo mặt kính của ngôi nhà. Bà Laura dự định sẽ trồng thảo mộc và một số loại cây cảnh. Cặp đôi cũng đã xây dựng một vài công trình phụ khác trong khuôn viên xung quanh, bao gồm 2 khu chuồng trại và nơi ở cho thú nuôi.
Cặp đôi chưa tính toán chi phí xây dựng ngôi nhà. Tuy nhiên, vì đòi hỏi nhiều công sức, một số căn Earthship có thể có giá lên tới hàng trăm nghìn USD.
Ngôi nhà sinh thái được xây từ phế liệu
Ngôi nhà là một công trình được làm từ rác và phế liệu như: lốp xe cũ, chai lọ đến lon nước và cánh cửa cũ, do cặp vợ chồng Laura Davies và David Buchanan xây dựng ở miền nam Tây Ban Nha.
Trong quá trình tìm kiếm, họ phát hiện mô hình nhà sinh thái làm từ vật liệu tái chế có tên Earthship do kiến trúc sư người Mỹ Michael Reynold khởi xướng. Earthship được thiết kế để tự cung tự cấp, nghĩa là tự sản xuất được điện, nước cũng như thực phẩm. Nó tự sưởi ấm nhờ năng lượng mặt trời và đặc biệt phù hợp với những nơi khô cằn, nhiều nắng như Almeria. Laura và David quyết định áp dụng mô hình Earthship. Họ mua mảnh đất 20 ha và bắt tay xây dựng căn nhà rộng 80 m2 vào năm 2007.Ban đầu, đôi vợ chồng người Anh sống trong một căn Cortijo (nhà truyền thống kiểu Tây Ban Nha) nhưng được vài năm thì muốn chuyển ra ngoại ô. Laura cùng David muốn nhà mới phải đáp ứng hai tiêu chí là giá rẻ và thân thiện với môi trường.
Họ không tự gây áp lực về thời hạn công trình, chưa kể cũng gặp một số khó khăn như David gặp tai nạn, mùa hè Tây Ban Nha quá khắc nghiệt và công trình phải đợi chính quyền địa phương phê duyệt. Với sự trợ giúp của bạn bè và các tình nguyện viên, sau bảy năm, đúng sinh nhật 50 tuổi, Laura và David chính thức chuyển đến ở ngôi nhà.
Ngôi nhà được xây dựng theo mô hình Earthship. Gồm có một bếp, một phòng khách, một phòng ngủ, một phòng tắm và một phòng tiện ích. Gia chủ dùng các tấm pin mặt trời cùng ắc quy để trữ năng lượng và hứng nước mưa làm nước sinh hoạt.
Nguyên vật liệu chủ yếu của căn nhà là lon nhôm, chai nhựa, những cánh cửa cũ được hai vợ chồng tìm kiếm ở bãi rác, còn lốp xe thì David thường xuyên tới xin ở các cửa hàng sửa chữa ô tô. Ước tính công trình sử dụng hơn 300 lốp xe.
Mái vòm trắng lấy ý tưởng từ kiến trúc miền Nam Tây Ban Nha, bên trên có những ô kính để lấy sáng. Mái vòm cũng là phần khó khăn nhất trong quá trình xây dựng,cần đến hai năm mới xong.
Các cửa sổ hướng Nam đưa ánh nắng mặt trời nên vào mùa đông không khí trong nhà vẫn ấm. "Mùa đông đầu tiên chúng tôi ở đây, trời bên ngoài -3 độ C, có tuyết nhưng nhiệt độ trong nhà vẫn duy trì ở mức 17 độ dù không dùng bất cứ thiết bị sưởi ấm nào", David chia sẻ.
Quanh nhà, hai vợ chồng trồng thảo mộc, cây cảnh và xây một số công trình như nhà cho thú nuôi. Đã sáu năm trôi qua, ngôi nhà vẫn chưa hoàn thành giờ đây họ vừa ở, họ vừa lên kế hoạch sửa sang căn nhà.
Đôi vợ chồng thừa nhận mô hình Earthship gây ra một số khó khăn, đặc biệt là côn trùng. Nơi ở của họ bị mối mọt trong khi hàng xóm không gặp phải vấn đề này vì xây nhà bằng bê tông. Tuy vậy, hai người vẫn không hối hận vì lựa chọn của mình. "Điều quan trọng là bạn có thể tự xây nhà. Rõ ràng việc này đòi hỏi thời gian và công sức, nhưng tôi thấy rất thú vị và tự do", Laura chia sẻ.
Khó tin nhà 3 tầng đẹp như resort được làm từ container Vẻ thô cứng của container đã mất đi nhờ cách đặt các phòng độc đáo và những chi tiết cây, dây leo thân thiện với môi trường. Căn nhà ở thủ đô Dhaka (Bangladesh) không làm từ gạch, xi măng mà được tạo nên từ 4 container. Sau khi hoàn thành, ngôi nhà 3 tầng có diện tích 134m2, ngập ánh sáng. Công...