Cặp đôi 3 năm phượt thuyền khắp thế giới
Thời tiết trên biển, thủy triều và gió dẫn đường cho các chuyến đi của hai du khách.
Cặp vợ chồng người Australia Jarrad Laver và Bonita Herewane đã sống 3 năm trên chiếc thuyền dài 12 m, có tên gọi Nandji để đi khắp thế giới. Nandji trong tiếng Hindu có nghĩa là “niềm vui”. Họ mua chiếc thuyền vào năm 2016, khi đó kinh nghiệm chèo hay lái thuyền của họ gần bằng 0. Hai vợ chồng cho biết thời tiết, gió và thủy triều dẫn đường cho các chuyến đi của mình.
Trước đây, họ từng phượt dọc Australia trên một chiếc xe tải nhưng rồi cảm thấy đi du lịch bằng thuyền sẽ đem lại cảm giác tự do nhiều hơn. Hiện họ sở hữu một tài khoản Instagram với hơn 67.000 người theo dõi, thường xuyên cập nhật tình hình chuyến đi của mình.
Cả hai đã ghé quần đảo Koh Phi Phi ở Thái Lan, đến khu vực núi lửa ở Papua New Guinea. Họ đã chuẩn bị cho hành trình lớn nhất cuộc đời: đi du lịch xuyên Ấn Độ Dương. Kế hoạch của cả hai là tới Thái Lan, Indonesia và một số quốc gia khác ở Nam Thái Bình Dương. Tại đây, họ sẽ bảo dưỡng chiếc thuyền để chuẩn bị cho hành trình tới Sri Lanka, Madagascar và kết thúc ở Nam Phi.
Khi rời Australia hồi đầu năm, cả hai không quá quan tâm đến Covid-19. Nhưng lúc tới Thái Lan, họ nhận ra sự nghiêm trọng của đại dịch. Khi họ vào trong thành phố, mọi người đều đã đeo khẩu trang để phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh. Thái Lan quyết định đóng cửa biên giới vào tháng 3, đó cũng là lúc hai vợ chồng phải đưa ra quyết định nhanh chóng về nơi mình sẽ tới tiếp theo. Họ tham gia vào cộng đồng những người có chung sở thích phượt biển bằng thuyền. Tại đây, họ nhận được các lời khuyên cũng như thông tin cần thiết trên các diễn đàn du lịch. Cả hai quyết định sẽ tới Malaysia. Khi đó, Malaysia vẫn chào đón khách du lịch và có thể nhận được visa du lịch ba tháng. Hai vợ cập cảng trên đảo Langkawi hai ngày trước khi chính quyền đóng cửa biên giới và ở đó cho tới giờ.
Nếu việc phong tỏa vẫn kéo dài ở Malaysia, cặp đôi có thể sẽ bỏ lỡ chuyến tới Sri Lanka. Hiện tại, hai vợ chồng vẫn còn thời hạn visa hơn một tháng tại Malaysia và băn khoăn liệu có được gia hạn thêm không. Họ nghĩ tới phương án trở về Australia nhưng hành trình sẽ bị ngược gió, và thời gian về nhà mất ít nhất nửa tháng.
Nói về việc đang phải thực hiện giãn cách xã hội ở Malaysia, họ cho biết tự cách ly cũng không khác với các chuyến đi trước đây là mấy. “Chúng tôi đã quen sống trong không gian nhỏ, luôn ở cạnh nhau và quen với tự cung tự cấp”. Ở trên xe tải đi dọc Australia hay trên thuyền buồm giữa biển, họ đều du lịch hàng tuần liền mà không cần dừng lại ở các cửa hàng tạp hóa. Cặp đôi đã chuẩn bị từ trước đó nhiều thực phẩm khô, đồ hộp. Trên thuyền của hai vợ chồng hiện có đủ thực phẩm để ăn tới 6 tháng. Họ cũng có một bộ lọc nước, nên vẫn có nước ngọt thường xuyên để sử dụng. “Chúng tôi đã quen với việc tự túc rồi”.
Video đang HOT
Điều cả hai cảm thấy may mắn là vẫn được phép tới một bãi biển gần nơi neo thuyền để đi bộ, bơi và chơi với chó cưng Marley.
Mỗi ngày, Herewane thức dậy, tập thể dục trên mũi thuyền trong khi Laver trả lời mail. Hai vợ chồng đang làm biên tập viên video. Họ dành cả ngày để chỉnh sửa video và bảo dưỡng con thuyền.
“Đó là thời gian để chúng tôi sống chậm lại. Chúng tôi đã không ngừng di chuyển trong nhiều năm”. Trước đại dịch, nếu không đi thuyền tới các điểm đến tiếp theo, họ sẽ neo đậu để lặn biển, lướt sóng. Thời tiết là thứ quyết định kế hoạch mỗi ngày của cặp đôi, và họ học cách thích nghi với những thay đổi liên tục đó. “Thật buồn là chúng tôi chưa thể tiếp tục. Nhưng có nhiều người còn trong tình huống tồi tệ hơn nhiều”.
Với hai vợ chồng, việc di chuyển từ thành phố bị phong tỏa này đến thành phố phong tỏa khác không phải là trải nghiệm họ muốn hướng tới. Họ muốn đi du lịch để khám phá.
Khám phá ngôi làng cối xay gió độc đáo nhất Hà Lan
Cối xay gió là một phát minh vĩ đại của Hà Lan và trở thành vũ khí lợi hại của đất nước này trong cuộc chiến với thủy triều.
Những chiếc cối xay gió hiện diện khắp nơi trên đất nước Hà Lan và cả thế giới, nhưng hiếm nơi đâu có số lượng cối xay gió lớn, lâu đời và được gìn giữ tốt như ở Kinderjik.
Người Hà Lan rất trân quý, nâng niu và cố gắng bảo tồn những chiếc cối xay gió huyền thoại của họ, nguồn sức mạnh của sự sáng tạo bền bỉ điểm tô nên một đất nước tươi đẹp.
Không chỉ có chức năng cuốn nước đổ ra sông lớn mà những chiếc cối xay gió còn được tận dụng trở thành nơi ở cho cả gia đình. Phía trong những chiếc cối xay gió xây bằng gạch là không gian khá chật hẹp, nhưng được sắp xếp rất hợp lý để cho cả một gia đình ở.
Người chủ cối xay gió có nhiệm vụ theo dõi sự thay đổi của hướng gió và mực nước để điều khiển cối xay gió và điều chỉnh các cánh quạt khi cần thiết. Tùy vào sức gió, người chủ sẽ quyết định chăng một phần, toàn bộ cánh quạt bằng vải, hay để khung không khi có bão.
Người dân đã dùng sức gió để cuốn nước đổ ra các sông lớn ở gần khu làng, bởi nơi đây là vùng thấp nhất dưới mực nước biển ở Hà Lan. Sau đó vì sự bất tiện, chất liệu của cối xay gió được thay từ đá sang những vật liệu nhẹ hơn như gỗ với những cánh quạt dài nhằm tận dụng tối đa được sức gió để phục vụ cho đời sống của người dân.
Làng Kinderdijk - cách thành phố Rotterdam, đông nam Hà Lan khoảng 15km - nằm ở một vùng đất bồi của hợp lưu hai con sông Lek và Noord. Theo tiếng Hà Lan, "Kinderdijk" có nghĩa là "con đê của trẻ em".
Những chiếc cối xay gió gắn liền với đời sống sinh hoạt và cả đời sống tinh thần của người dân Hà Lan.
Khi cánh quạt cối xay gió đứng yên cũng ẩn chứa những ý nghĩa thú vị.
Nếu 4 cánh quạt dừng theo hình chữ thập ( ) là dấu hiệu cối xay dừng tạm thời. Còn khi cánh quạt dừng theo hình chữ X là dấu hiệu của trạng thái nghỉ lâu dài. Và nếu như cánh quạt trên cùng nghiêng về phía bên phải của trục thẳng đứng chính là báo hiệu của an vui hạnh phúc, sự sinh sôi. Còn khi nghiêng ngược lại phía bên trái chính là báo hiệu có tin buồn trong gia đình hoặc trong làng ấy.
19 cối xay gió và hệ thống đường thủy, hồ chứa tại đây là một minh chứng cho sự kiên trì của người dân Hà Lan trong việc cải tạo điều kiện canh tác cả ngàn năm qua.
Trong số 19 cối xay gió tại Kinderdijk, chiếc cối lâu đời nhất được xây dựng vào năm 1521 và là dạng cối xay cột trụ rỗng duy nhất còn sót lại. Hai chiếc cối xay được xây bằng đá vào khoảng năm 1760, 8 chiếc cối khác làm từ gạch và đá được xây bên bờ sông DeNederwaard vào năm 1738, 4 chiếc cối còn lại được xây dựng vào những năm 1740.
Trước những tiến bộ công nghệ, những cối xay gió tại Kinderdijk vẫn duy trì hoạt động, phòng khi những thiết bị hiện đại gặp trục trặc.
Du khách nếu đến Kinderdijk sẽ có thể khám phá hệ thống thủy lợi, đê điều, trạm bơm, hồ chứa cùng những cối xay gió độc đáo.
Cối xay gió tại Kinderdijk đã trở thành niềm tự hào của người dân Hà Lan.
Những hang động biển kỳ vĩ nhất thế giới Trải qua quá trình hình thành kéo dài hàng trăm nghìn năm, mỗi hang động biển là một kỳ quan có vẻ đẹp riêng biệt. Dos Ojos, Mexico: Hang động ngập nước ở Tulum là địa điểm lặn hấp dẫn đối với người dân địa phương và du khách nước ngoài. Nước dưới hang động rất trong và bạn có thể nhìn thấy...