Cấp cứu thiếu niên 15 tuổi mang viên sỏi khổng lồ với kích thước 10cm ở bàng quang
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiểu khó, thường xuyên đau vùng bụng dưới kèm theo sốt nhẹ, bệnh nhân được bác sĩ xác định có cục sỏi khổng lồ nằm trong bàng quang với kích thức lớn khoảng 10cm.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận, can thiệp cho một trường hợp có cục sỏi rất lớn ở bàng quang. Bệnh nhân là cậu bé N.V.M. (15 tuổi) được người nhà chuyển đến bệnh viện cấp cứu và nhập khoa Niệu trong tình trạng tiểu rặn, đau, kèm theo sốt. Tiền căn bệnh nhi này từng bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần phải nhập viện điều trị. Và bé cũng đã từng phải phẫu thuật 2 lần lấy sỏi kích thước lớn ở bàng quang.
Hình ảnh X-quang cho thấy viêm sỏi bệnh nhân to nằm ở bàng quang.
Tương tự ở lần này, các xét nghiệm và kết quả khảo sát hình ảnh cho thấy bệnh nhi bị sỏi bàng quang tái phát với kích thước lớn khoảng 10cm.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM đánh giá đây là nguyên nhân khiến cho em tiểu khó, tiểu đau, thậm chí gây bí tiểu do sỏi che lấp cổ bàng quang và niệu đạo khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được. Nước tiểu ứ đọng trong bàng quang tạo điều kiện cho vi trùng phát triển gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
Bệnh nhi được tiến hành đặt thông tiểu để nước tiểu thoát ra tạm thời và tiêm kháng sinh tĩnh mạch để điều trị nhiễm trùng tiểu. Sau khi tình trạng nhiễm trùng ổn bé sẽ được tiến hành lấy sỏi bàng quang.
Video đang HOT
Các bác sĩ tiến hành nội soi lấy sỏi ra khỏi bàng quang.
Với kích thước 10cm của viên sỏi, việc tán sỏi bằng laser ít xâm lấn qua ngã niệu đạo – bàng quang hầu như không thể thực hiện được. Do đó, phương án mở bàng quang lấy sỏi là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên với phương pháp mổ mở thông thường (rạch da bụng, tách cân cơ và mở bàng quang ngoài phúc mạc) sẽ gặp khó khăn với các vết sẹo cũ trên bụng bệnh nhi từ các lần mổ trước để lại.
Nó làm cho các tổ chức mô cơ thể dính chặt vào nhau gây khó khăn trong việc phẫu tách và mất máu nhiều trước khi tiếp cận được bàng quang. Đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành vết thương sau phẫu thuật. Việc áp dụng kỹ thuật mổ nội soi lấy sỏi bàng quang trong phúc mạc sẽ tránh được những nguy cơ này.
Bệnh nhi được gây mê toàn thân, dụng cụ nội soi sẽ được đưa vào khoang phúc mạc (ổ bụng) thông qua 3 vết rạch nhỏ ở bụng. Bàng quang sẽ được tiếp cận dễ dàng trong ổ bụng. Sau đó phẫu thuật viên tiến hành mở bàng quang lấy sỏi cho vào túi biệt lập để đưa ra ngoài.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám Đốc phụ trách khối Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, phương pháp mổ nội soi lấy sỏi bàng quang trong phúc mạc là một kỹ thuật mới được áp dụng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Với các vết mổ nội soi có kích thước nhỏ giúp bệnh nhân ít đau sau mổ, vết thương lành nhanh và sớm hồi phục sau mổ.
Đặc biệt trong trường hợp này, nội soi ổ bụng giúp tránh được các nguy cơ từ vết mổ cũ trên bệnh nhân đã được mổ mở nhiều lần trước đó. Nó cũng phù hợp với xu hướng phát triển phẫu thuật của thế giới là “phẫu thuật xâm lấn tối thiểu”.
Theo Báo dân sinh
Ho ra máu phải đến ngay cơ sở y tế
Bạn đọc Lê Văn Ngọc (ngụ Tiền Giang) hỏi: Tôi tuổi trung niên, sức khỏe bình thường nhưng có nhiều năm hút thuốc lá. Thỉnh thoảng ngủ dậy mỗi sáng thường thấy đắng họng, ho khàn và có lưa thưa ít máu đi kèm trong đờm. Xin bác sĩ cho lời khuyên đây có phải biểu hiện trầm trọng của sức khỏe không?
Ảnh minh họa
- BS Lê Minh Tuấn, Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, trả lời: Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới khi ho. Đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở các khoa cấp cứu cũng như khoa hô hấp. Điều quan trọng đầu tiên là xác định có đúng là bị ho ra máu hay ói ra máu do bệnh lý đường tiêu hóa hoặc xuất huyết từ đường hô hấp trên.
Các nguyên nhân thường gặp có thể là: lao phổi, với triệu chứng ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm vướng máu, có thể từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi ban đêm, đau ngực, tình trạng nặng thì sẽ gây khó thở.
Giãn phế quản (do di chứng của lao phổi hoặc sau một nhiễm trùng mạn tính ở phổi như áp xe phổi), thường có triệu chứng ho ra máu lượng ít (3-5 ml, khoảng một muỗng cà phê) tự cầm trong vòng 3-5 ngày, tái đi tái lại nhiều lần hoặc ho ra máu lượng nhiều (>100 ml) có thể dẫn tới tử vong.
Ung thư phổi, đây là bệnh lý ác tính, diễn tiến thường âm thầm, giai đoạn đầu ít có triệu chứng, hay xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều; giai đoạn trễ sẽ có biểu hiện ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sụt cân, ho ra máu.
Sau cùng là các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi; triệu chứng thường thấy là sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi (đau khi ho, khi hít sâu vào, khi thay đổi tư thế).
Tóm lại, ho ra máu là một cấp cứu nội khoa, do nhiều nguyên nhân, có thể nguy hiểm tới tính mạng nên cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cận lâm sàng giúp chẩn đoán tùy vào nguyên nhân, thường là: xét nghiệm máu, X-quang ngực, soi cấy đàm, chụp CT scan ngực, nội soi phế quản, siêu âm tim...
Ng.Thạnh ghi
Theo Người lao động
Nếu có biểu hiện "1 mùi, 1 nóng, 1 đau": có thể bạn đang bị xơ gan Gan là bộ phận có chức năng giải độc quan trọng của cơ thể con người, giúp chúng ta thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất thải độc tố trên da. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người bị mắc các bệnh về gan, đặc biệt là xơ gan. Nếu có 3 biểu hiện này, bạn hãy nên cẩn thận. Gan là một...