Cấp cứu thành công một bệnh nhân uống thuốc còn nguyên vỏ
Vừa uống thuốc, vừa suy nghĩ chuyện khác, chiến sĩ T.P.N.A. (21 tuổi, quê Long An) nuốt phải viên thuốc còn nguyên vỏ, sau đó dùng tay móc khiến dị vật càng xuống sâu cổ họng.
ThS.BS Nguyễn Hải Công hỏi thăm sức khỏe chiến sĩ A. – Ảnh: XUÂN MAI
Sáng 7-5, ThS.BS Nguyễn Hải Công – trưởng khoa lao và bệnh phổi Bệnh viện Quân y 175 ( Bộ Quốc phòng) – cho biết đã nội sôi gắp thành công viên thuốc còn nguyên vỏ cho chiến sĩ A..
Trước đó, khoảng 21h ngày 5-5, chiến sĩ A. được đồng đội đưa đến Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng khó thở, không nói được, đau rát nhiều vùng cổ họng do sơ ý nuốt viên thuốc còn nguyên vỏ.
Các bác sĩ tiến hành nội soi, phát hiện một viên thuốc còn nguyên vỏ, hình vuông với 4 cạnh sắc bén đâm vào nắp thanh môn, gây ra máu.
Video đang HOT
Sau 15 phút nội soi, dị vật được lấy ra thành công. Hiện chiến sĩ A. đã nói lưu loát, dự kiến ngày 7-5 xuất viện.
ThS.BS Công cho biết thêm, nếu chậm trễ, dị vật dần đâm sâu vào thanh quản, gây chảy nhiều máu, phù nề, từ đó dẫn đến suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng.
Chiến sĩ A. nhớ lại: “Vừa uống thuốc, vừa suy nghĩ công việc nên tôi không hay mình uống một viên thuốc còn nguyên vỏ. Lúc dị vật trôi vào cổ họng thì không kịp nữa, tôi dùng tay cố móc ra nhưng nó càng xuống sâu hơn”.
ThS.BS Công cho hay, bệnh viện từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân nuốt dị vật là viên thuốc còn nguyên vỏ. Theo đó, bệnh nhân chủ yếu là người lớn tuổi, còn người trưởng thành rất hiếm gặp.
Trước thực tế này, ThS.BS Công khuyến cáo người dân cần tập trung khi uống thuốc. Nếu chẳng may nuốt dị vật cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất, không tự ý chạy chữa, có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Bác sĩ trắng đêm nối thành công hai bàn chân đứt lìa
Ê-kíp bác sĩ phẫu thuật dưới 30 tuổi tại Bệnh viện Quân y 175 đã nối thành công hai chân đứt lìa cho nam công nhân bị tai nạn lao động.
Ngày 6/5, đại tá, tiến sĩ Trần Lê Đồng, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), Giám đốc Viện Chấn thương Chỉnh hình, cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa mổ cấp cứu và nối thành công hai chân đứt lìa cho nam công nhân gặp tai nạn khi đang làm việc.
Trước đó, tối muộn ngày 28/4, bệnh viện đã kích hoạt quy trình báo động đỏ tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Người này bị trượt ngã vào máy ép giấy trong lúc đang làm việc. Hai bàn chân bị đứt lìa được người thân đặt trong túi nylon bảo quản đá lạnh đưa vào viện cùng.
Hội chẩn tại giường cấp cứu, các bác sĩ xác định bệnh nhân tổn thương nặng cùng lúc cả hai bàn chân, sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nếu không cứu được phần chi bị đứt lìa.
"Đây là đứt lìa do máy dập chứ không phải vết thương sắc gọn như khi bị chém nên không chỉ mạch máu mà các phần khác như gân, cơ, thần kinh, xương khớp cũng dập nát, tổn thương nghiêm trọng", bác sĩ Đồng nói. Vết thương dính bẩn trong môi trường lao động do vậy khả năng nhiễm trùng cao. Các bác sĩ chấp nhận thử thách, quyết định dồn lực trắng đêm vào cuộc.
Nam bệnh nhân được nối hai chân sau tai nạn. Ảnh: BSCC.
Bệnh nhân bị sốc mất máu, kíp hồi sức khẩn cấp giảm đau, bù máu, nâng huyết áp, chống nhiễm trùng vùng tổn thương. Bệnh nhân được cố định xương, khâu nối mạch máu, gân cơ, xử trí các tổn thương, loại bỏ dị vật dơ bẩn. Sau 4,5 giờ phẫu thuật, hai chân bệnh nhân được nối thành công.
Theo bác sĩ Đồng, nếu không giải quyết kịp thời trong khoảng 4-6 giờ, bàn chân có thể thiếu máu hoại tử không cứu được. Nếu khâu nối thất bại, buộc phải đoạn chi, khâu mỏm cụt để bảo toàn tính mạng. Sau mổ 24 giờ, hai chi bệnh nhân bắt đầu hồng ấm, tiên lượng khả quan.
Thiếu tướng, Phó giáo sư Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết bệnh viện từng thực hiện nhiều ca cấy ghép chi thể đứt lìa nhưng đây là trường hợp hiếm bị tai nạn đứt rời cả hai chi.
May mắn, bệnh nhân này đến viện trong những giờ đầu, bảo quản chi đúng cách, các bác sĩ xử trí kịp thời nên có thể cứu được chân. Điều đặc biệt, các bác sĩ phẫu thuật đều dưới 30 tuổi.
Ngày 5/5, bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, hai chân hồi phục tốt. Anh cho biết từng học lớp sơ cứu khi còn trong quân đội, khi xảy ra sự cố đã kêu mọi người xung quanh bỏ hai chân đứt rời vào túi nylon ngâm đá lạnh. "Lúc mới gặp nạn, tôi nghĩ là đã xong đời. Tỉnh dậy sau đêm định mệnh, thấy hai chân đã được các bác sĩ nối liền, tôi không tin đó là sự thật".
Viện Chấn thương Chỉnh hình thuộc Bệnh viện Quân y 175 chính thức hoạt động đầu năm 2020, nơi đầu tiên cả nước sử dụng trực thăng cứu hộ trên nóc bệnh viện.
Một ngư dân ở Trường Sa lặn sâu 30m trong gần 1 giờ đồng hồ bị nguy kịch Sau khi lặn ở độ sâu khoảng 30m trong vòng 1 giờ đồng hồ, một ngư dân đánh bắt cá trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) đã rơi vào tình trạng nguy kịch và sau đó phải điều trực thăng từ đất liền ra đảo đưa nạn nhân vào đất liền điều trị. Trưa nay (6.3), chiếc trực thăng EC225...