Cấp cứu thành công du khách Nhật Bản đột quỵ trên tàu
Chiều 6-12, tàu SAR27-01 của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm, Cứu nạn Hàng hải Việt Nam (VNMRCC) đã đưa du khách Makino Tsuneji, 75 tuổi, quốc tịch Nhật Bản vào đến cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa để tiếp tục chữa trị do bị đột quỵ.
Cán bộ, nhân viên Nha Trang MRCC khẩn trương cấp cứu du khách .
Trước đó, hành khách Makino Tsuneji đi trên tàu du lịch Ocean Dream – quốc tịch Panama trong hành trình từ Singapore đến Trung Quốc, bất ngờ bị đột quỵ và hôn mê sâu, có nguy cơ tử vong cao. Khuya 5-12, thuyền trưởng tàu Ocean Dream đã phát thông tin cứu nạn khẩn cấp đến VNMRCC. Lúc này, tàu Ocean Dream cách bờ biển Nha Trang 170 hải lý về phía Đông Nam. VNMRCC đã chỉ đạo khu vực IV (Nha Trang MRCC), xác minh, liên lạc với tàu tàu Ocean Dream hỗ trợ y tế ban đầu…
Đến trưa 6-12, VNMRCC đã điều động tàu SAR27-01 đang thường trực tại cầu cảng tại Nha Trang, lên đường cứu nạn. Sau khi tiếp cận được tàu Ocean Dream, lực lượng cứu nạn tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sơ cấp cứu, đưa ông Makino Tsuneji vào bờ.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Nha Trang MRCC, đây là lần thứ 2 đơn vị tham gia cứu nạn thuyền viên và hành khách trên tàu Ocean Dream. Trước đó năm 2013, 1 thuyền viên người Indonesia lâm bệnh nặng, đã được Nha Trang MRCC cứu sống.
Tin, ảnh: VĂN HẠNH
Theo QĐND Online
Nhiều chuyên gia quốc tế đến Việt Nam học hỏi, chia sẻ về đột quỵ
GS Allan Taylor, Chủ tịch Hội can thiệp Thần kinh thế giới-người đã bỏ ra nửa cuộc đời người tâm huyết để nghiên cứu, cứu chữa hàng triệu người đột quỵ- cũng đến Việt Nam để chia sẻ chuyên môn.
Sáng 17-11, lần đầu tiên tại Việt Nam, gần 100 chuyên gia can thiệp thần kinh, đột quỵ thế giới từ Mỹ, Pháp, Anh... đã đến Việt Nam để chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm, đồng thời để học hỏi về chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu thần kinh đột quỵ - Planet Course do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ phối hợp cùng Đại học Y khoa Toronto Canada tổ chức tại TP HCM.
Chuyên gia đột quỵ quốc tế học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với giới bác sĩ trong nước
Chương trình nhằm chuyển tải, nâng cao, cập nhật kiến thức về giải phẫu thần kinh, nắm vững những bất thường mạch máu của hệ thần kinh trung ương cũng như chẩn đoán và phương pháp điều trị các bệnh mạch máu não và đột quỵ ở người lớn và trẻ em.
Các phương pháp và y học chứng cứ về can thiệp đột quỵ được đưa ra. Ngoài giải phẫu mạch máu của mặt, nền sọ và hệ thống mạch máu thần kinh trung ương, các nội dung khác bao gồm các khối u nền sọ, dị dạng động mạch màng cứng và các tổn thương chấn thương của đầu và cổ mạch máu, giải phẫu mạch máu tủy sống, điều trị túi phình động mạch, dị dạng động mạch não...
TS-TS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế SIS Cần Thơ, cho biết khóa học này là một chương trình giáo dục chuẩn quốc tế về lĩnh vực thần kinh học; ban đầu là khóa học thạc sĩ quốc tế về bệnh thần kinh mạch máu từ năm 2000 đến năm 2009 do các trường Đại học Y khoa Bicetre Pháp, Đại học Y Khoa Toronto Canada và Đại học Mahidol Thailand cùng phối hợp tổ chức.
Nhiều kiến thức mới về đột quỵ, can thiệp thần kinh được chia sẻ tại Việt Nam
Các khóa học được tổ chức mỗi năm tại một quốc gia khác nhau trên thế giới để tạo điều kiện tiếp cận chương trình ở mọi châu lục. Năm 2019, Việt Nam vinh dự được đăng cai tổ chức khóa học PLANET đầy đủ 2 học phần tại Đà Nẵng và dự kiến phải mất 10 năm nữa lớp học mới có thể được tổ chức lại tại Việt Nam.
"Đây là khóa nhằm tưởng nhớ công lao to lớn sau sự qua đời đột ngột của GS Pierre Lasjaunias, chia sẻ lĩnh vực đột quỵ của Việt Nam ra quốc tế, đồng thời cũng là dịp để các bác sĩ trong nước cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn điều trị cứu chữa căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất hiện nay" - TS-BS Cường nhấn mạnh.
NGUYỄN THẠNH
Theo nguoilaodong
Gia đình có 3 người bệnh hiểm nghèo Vợ chồng anh Nguyễn Văn Cương và chị Tiêu Thị Mỹ Dung (ở ấp Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) có 2 người con là Nguyễn Anh Nhẫn (33 tuổi) và Nguyễn Thanh Hùng (27 tuổi). Cả hai đều mắc bệnh hiểm nghèo từ nhỏ (ảnh). Từ nhỏ Nhẫn đã bị hội chứng thiểu năng trí tuệ, còn...