Cấp cứu thành công bệnh nhân 70 tuổi bị bệnh tim nguy kịch
Trung tâm Tim mạch bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã điều trị thành công cho một bệnh nhân 70 tuổi bị vôi hóa nặng ở động mạch vành phải.
Bằng kỹ thuật khoan mãng vữa nong động mạch vành (Rotablator), ngày 11/8, đội ngũ tim mạch can thiệp thuộc Trung tâm Tim mạch bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, đã điều trị thành công cho một bệnh nhân 70 tuổi tổn thương hẹp bị vôi hóa nặng ở động mạch vành phải.
Theo bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh nhân Tăng Phước Đảm, 70 tuổi, ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, được người nhà đưa vào bệnh viện trong tình trạng đau ngực sau xương ức, cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt khoảng 10-15 phút, tăng lên khi gắng sức, mệt, khó thở nhiều. Sau khi các bác sĩ của bệnh viện này kiểm tra, kết quả cho thấy bệnh nhân bị hẹp động mạch vành phải từ 80% – 95% vôi hóa nặng lan tỏa từ đoạn gần đến đoạn xa, cộng với tuổi cao và các bệnh nội khoa kèm theo như: nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường không phụ thuộc insulin nên rất khó để thực hiện đặt stent thường quy.
Bệnh nhân được bác sĩ kiểm tra, theo dõi sức khỏe tại bệnh viện.
Tại đây, các bác sĩ thực hiện can thiệp sang thương động mạch vành phải (RCA) để cứu bệnh nhân khỏi cơn nguy kịch. Đây là kỹ thuật dùng một đầu mũi khoan có cấu tạo đặc biệt bằng kim cương rất nhỏ kích thước 1.25mm đưa vào lòng mạch vành, đến vị trí vôi hóa khoan với vận tốc 170 ngàn – 180 ngàn vòng/phút, trong vòng 25 lần mỗi lần khoảng 20 giây.
Hiện tình trạng sức khỏe bệnh nhân tiếp xúc tốt, nhịp tim đều, dấu hiệu sinh tồn ổn định, hết đau ngực, dự kiến xuất viện vào ngày mai 13/08.
Thạc sĩ bác sĩ Trần Văn Triệu – Khoa tim mạch can thiệp thuộc Trung tâm Tim mạch, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Đây là kỹ thuật chuyên sâu được thực hiện lần đầu tiên tại ĐBSCL. Một số trường hợp bệnh nhân có nhiều bệnh nội khoa kết hợp như trên, động mạch vành sẽ bị vôi hóa nặng là một trong những trường hợp khó đặt stent, thủ thuật viên không thể đưa dụng cụ qua được sang thương để tái thông lòng mạch.
Việc ứng dụng kỹ thuật Rotablator trong can thiệp tim mạch sẽ làm tăng khả năng can thiệp cho các tổn thương vôi hóa nặng nề mà kỹ thuật can thiệp thông thường không thành công và giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí điều trị cho bệnh nhân./.
Video đang HOT
Theo VOV
Uống sữa đậu nành sao cho đúng?
Là một thực phẩm bổ dưỡng, không gây béo phì lại có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi một số loại bệnh như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu... sữa đậu nành được rất nhiều người lựa chọn.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng loại đồ uống này, chúng ta hay mắc những lỗi cơ bản gây hại cho sức khỏe.
Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt - Ảnh: Internet
Uống nhiều quá mức
Cái gì nhiều quá cũng không tốt, đối với sữa đậu nành điều này cũng như vậy. Quá nhiều sữa đậu nành cho một ngày không còn là cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nữa mà sẽ là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
Lượng dùng tiêu chuẩn đối với người lớn là không quá 500ml/ngày, khi đó sữa đậu nành mới thực sự phát huy hết giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể.
Ăn trứng và uống sữa đậu nành cùng lúc
Các nhà khoa học đã khuyến cáo không nên uống sữa đậu nành kèm với trứng vì việc kết hợp của trypsin trong đậu nành với protein trong lòng trắng trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn một cách đáng kể.
Uống sữa đậu nành chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyên nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.
Ngoài ra, đậu nành chưa nấu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin... Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm để tránh thiếu chất.
Dùng đường nâu trong sữa đậu nành
Đường nâu có thể khiến sữa đậu nành có mùi ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
Ăn trái cây họ cam, quýt ngay trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành
- Vì nó có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Nguyên do là các acid và sinh tố có trong những loại quả này khi tác dụng lên protein trong sữa đậu nành sẽ kết khối ở ruột non, dẫn đến đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.
- Tốt nhất, bạn hãy ăn chúng cách việc uống sữa đậu nành 1 giờ nhé.
Ủ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Uống sữa đậu nành khi đói
Nếu bạn uống sữa đậu nành khi đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp... Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Thời điểm uống sữa đậu nành phù hợp nhất
Theo nhà dinh dưỡng học Kanzaki Tomoko của Nhật Bản đã chỉ ra rằng người dùng có thể uống sữa đậu nành bất kì lúc nào trong ngày. Nhưng uống tốt nhất là vào 2 thời điểm:
- Uống sau buổi sáng thức dậy, bạn nên dùng cùng lúc với bữa sáng. Vì lúc này cơ thể còn người càng dễ dàng hấp thu các dưỡng chất trong sữa, còn giúp thuận lợi hơn cho việc tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.
- Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 - 2 tiếng, vào thời điểm này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones trong sữa đậu nành, ngoài ra nó còn kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.
Quỳnh An
Theo motthegioi
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u gan nặng 1,3kg Khối u gan to 10x15cm, nặng 1,3kg dính vào mạc nối lớn và mạc treo đại tràng. Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long ( Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ) vừa phẫu thuật thành công khối u gan lớn xâm lấn mạc treo đại tràng cho nữ bệnh nhân H.T.P (SN 1974) ngụ tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, khối u...