Cấp cứu ngư dân bị cá chình cắn khi khai thác thủy sản trên biển
Một ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị cá chình cắn khi đang khai thác thủy sản trên biển, gây ra vết thương dài 12cm đã được tàu 272, Vùng 2 Hải quân cấp cứu kịp thời.
Ngày 10/11, thông tin từ Vùng 2 Hải quân cho biết tàu 272 của đơn vị vừa cấp cứu kịp thời cho một ngư dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị cá chình cắn khi đang khai thác thủy sản trên biển.
Trước đó, vào lúc 20h tối 9/11, tàu 272 thuộc Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ trên biển thì nhận được tin báo qua máy liên lạc nghề cá từ tàu cá BV 92779 TS, thông báo có ngư dân gặp tai nạn tại vùng biển phía nam Việt Nam gần đường phân định Việt Nam – Indonesia. Tàu cá trên do ông Trần Thơm (trú xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) làm thuyền trưởng.
Ngay sau khi nhận được tin báo, tàu 272 đã cơ động tiếp cận tàu cá. Mặc dù thời tiết ban đêm, sóng to gió lớn, tầm nhìn hạn chế nhưng lực lượng của tàu đã không quản ngại khó khăn, nhanh chóng tiếp cận tàu cá có ngư dân gặp nạn.
Sau khi tiếp cận được tàu cá, tổ quân y đã tiến hành khám cho bệnh nhân Nguyễn Văn Vinh (sinh năm 1997, trú xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Theo chẩn đoán ban đầu, các quân y xác nhận ngư dân bị thương phần mềm ở cổ mu bàn tay trái, vết thương dài 12cm, bờ vết thương dập nát, nham nhở. Ngư dân bị thương do cá chình cắn trong quá trình khai thác thủy sản trên biển.
Tổ quân y tàu 272, Vùng 2 Hải quân cấp cứu ngư dân gặp nạn trên tàu cá BV 92779 TS. (Ảnh: Trịnh Ngọc).
Video đang HOT
Tổ quân y đã tiến hành làm sạch, cắt lọc, khâu kín vết thương 20 mũi, băng bó, cấp thuốc giảm đau, kháng sinh. Sau khi cấp cứu, bệnh nhân đã ổn định, sức khỏe tạm ổn, không bị choáng, huyết áp bình thường.
Quân y đã hướng dẫn và yêu cầu thuyền trưởng tàu cá đưa bệnh nhân về Côn Đảo tiếp tục điều trị để tránh biến chứng, nhiễm trùng.
Theo thông tin, tàu cá BV 92779 TS có 10 thuyền viên, tàu rời bến khai thác hải sản từ ngày 4/8.
Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Phú Yên không có tàu cá vi phạm nhờ tuyên truyền tốt
Năm 2022, tỉnh Phú Yên tiếp tục ghi nhận không có trường hợp tàu cá nào khai thác thủy sản vi phạm vùng biển nước ngoài.
Kết quả này là nhờ cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong ngư dân.
Nghề khai thác thủy sản góp phần cải thiện mọi mặt đời sống của ngư dân và diện mạo các làng, xã ven biển. Ảnh tư liệu: Phạm Cường/TTXVN
Chú trọng tuyên truyền
Nhằm góp phần chung cho cả nước gỡ bỏ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), ngành chức năng tỉnh Phú Yên chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong ngư dân, nhất là các thuyền trưởng về việc khai thác thủy sản đúng vùng biển quy định, không xâm phạm sang vùng biển nước ngoài.
Là người thường xuyên khai thác thủy sản ở ngoài khơi, ngư dân Trần Tạo, Thuyền trưởng tàu cá PY-96201TS (thành phố Tuy Hòa) chia sẻ, không chỉ riêng tàu cá của anh mà nhiều tàu cá khác nhận thức rất rõ trong việc khai thác thủy sản trên biển không vi phạm vùng biển nước ngoài. Vì khi vi phạm, tàu thuyền của mình không những bị phạt tiền mà việc xuất bán cá tôm cũng gặp khó khăn do không truy xuất được nguồn gốc. Ngoài ra, nếu tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc khắc phục "thẻ vàng" của châu Âu, ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.
Hiện nay, toàn tỉnh Phú Yên có 119 tổ đội sản xuất trên biển với 926 tàu cá/7.942 thuyền viên. Ngoài việc hỗ trợ nhau trong hoạt động khai thác thủy sản, các tổ đội cũng thực hiện tốt việc tuyên truyền ngư dân khai thác đúng phạm vi quy định.
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Phường 6 (thành phố Tuy Hòa) cho biết, các tổ đội tàu thuyền của Nghiệp đoàn có khoảng 120 tàu cá với trên 700 ngư dân là thành viên. Từ năm 2018 đến nay, các thành viên trong tổ đội tàu thuyền thường xuyên được tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định về khai thác thủy sản trên biển, chống khai thác vùng biển nước ngoài. Ngư dân khi khai thác thủy sản trên biển thường xuyên nhắc nhở nhau không xâm phạm vùng biển nước ngoài, đồng thời tham gia bảo vệ ngư trường nước ta. Nhờ vậy, không có trường hợp nào vi phạm. Ngư dân cũng thực hiện đảm bảo các quy định về truy xuất nguồn gốc thủy sản, ghi chép nhật ký khai thác, đăng ký tàu cá theo quy định.
Tại tỉnh Phú Yên, việc tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cho ngư dân được thực hiện đồng bộ từ các sở, ban, ngành đến địa phương ven biển và các tổ chức xã hội như: nghiệp đoàn nghề cá, tổ đội sản xuất trên biển... Hình thức tuyên truyền thông qua báo, đài; trực tiếp tại các hội nghị, hội thảo có nội dung về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp hoặc lồng ghép với các nội dung khác. Đối tượng được tuyên truyền không chỉ là ngư dân trực tiếp khai thác trên biển mà còn có gia đình ngư dân, học sinh, người dân, doanh nghiệp. Nội dung tuyên truyền tập trung để các đối tượng này biết rõ những tác hại rất lớn của việc khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.
Xử nghiêm vi phạm
Phú Yên có 119 tổ đội sản xuất trên biển với 926 tàu cá/7.942 thuyền viên. Ảnh tư liệu: Phạm Cường/TTXVN
Tỉnh Phú Yên đến nay đã 97% tàu cá đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Số tàu còn lại chưa thực hiện việc lắp đặt chủ yếu là do không còn khai thác trên thực tế và đang chờ làm thủ tục xóa đăng ký.
Trong thời gian tới, tỉnh Phú Yên sẽ thực hiện xóa đăng ký gần 2.200 tàu cá không còn hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Đây là những tàu cá không còn hoạt do chìm đắm, hư hỏng, ngư dân bán ra ngoài tỉnh hoặc chuyển sang hoạt động phục vụ nuôi trồng thủy sản thay vì khai thác thủy. Số tàu cá còn lại hoạt động vùng lộng, vùng khơi và vùng ven bờ, địa phương sẽ thực hiện việc rà soát, đảm bảo đăng ký hoạt động đúng quy định.
Ông Đào Quang Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh Phú Yên không có tàu cá nào khai thác trên biển vi phạm vùng biển nước ngoài. Cơ quan chức năng của tỉnh đã rất cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Các lỗi vi phạm chủ yếu là trễ hạn đăng kiểm, không duy trì tín hiệu khi khai thác trên biển, tự ý tháo thiết bị giám sát hành trình. Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 tàu cá vi phạm, mức xử phạt từ 20-30 triệu đồng, tổng cộng 194,5 triệu đồng.
Trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); trong đó, tỉnh tiến hành rà soát, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tất cả các tàu cá chưa lắp đặt theo quy định. Các địa phương và tổ chức xã hội trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật đến ngư dân.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm và kiến nghị Chính phủ nâng mức xử phạt để tăng tính răn đe. Ban quản lý các cảng cá và cơ quan liên quan kiểm soát tốt số tàu tàu cá xuất - nhập cảng. Đối với tàu cá thiếu điều kiện theo quy định thì kiên quyết không cho xuất cảng đi khai thác.
Cùng với việc không để tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài khi khai thác thủy sản, tỉnh Phú Yên đang nỗ lực tuyên truyền, giúp đỡ để ngư dân hướng tới ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử. Điều này nhằm minh bạch thông tin và thúc đẩy việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Một ngư dân tử vong nghi bị ngạt khí độc trong hầm tàu cá Lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 kịp thời cấp cứu 1 ngư dân bị ngạt khí độc khi đang làm việc trên tàu cá. Còn 1 ngư dân đã tử vong trước đó. Ngày 27.10, tin từ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, lực lượng của đơn vị vừa cấp cứu kịp thời 1 ngư dân bị ngạt...