Cấp cứu kịp thời bệnh nhân bị máy chế biến gỗ cắt rời cánh tay
Ngày 23/8, bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cho biết, đơn vị vừa cấp cứu kịp thời một bệnh nhân bị máy chế biến gỗ cắt lìa cánh tay trái, bị mất máu và sốc nặng, tình trạng rất nguy kịch.
Trước đó, khoảng 9 giờ 30 phút ngày 23/8, ông Nguyễn Quang L. (sinh năm 1968, trú tại xã Phương Viên, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), trong khi đang vận hành máy chế biến gỗ, do sơ xuất đã bị máy cắt lìa cánh tay trái đến sát vai. Ngay sau đó, người nhà ông L. đã tổ chức sơ cứu và gọi Trung tâm Cấp cứu 115 Hùng Vương hỗ trợ chuyển bệnh nhân cùng cánh tay đứt lìa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương để cấp cứu.
Bệnh nhân đến viện trong tình trạng bị mất máu, sốc, vết thương lộ toàn bộ tổ chức gân, xương, thần kinh mạch máu… Các bác sĩ ở các chuyên khoa gồm: hồi sức tích cực, chấn thương, huyết học truyền máu đã nhanh chóng tổ chức cấp cứu, nỗ lực bảo tồn tính mạng cho bệnh nhân và bảo quản phần cánh tay trái bị đứt lìa. Trực tiếp tham gia cấp cứu bệnh nhân, bác sĩ Đặng Thanh Hải cho biết, đây là trường hợp bị tai nạn khá nặng, vết thương phức tạp. Do đó, Bệnh viện đã tổ chức chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Việt Đức để tiếp tục cấp cứu.
Địa bàn các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái thời gian qua đã có rất nhiều trường hợp bị tai nạn nghiêm trọng gây đứt rời chi thể khi sử dụng máy chế biến gỗ. Bác sĩ Hải khuyến cáo, khi không may gặp tai nạn bị đứt rời chi thể, cần bảo quản đúng cách và nhanh chóng đưa nạn nhân cùng chi thể đứt rời đến bệnh viện. Người dân tuyệt đối không để trực tiếp chi thể đứt rời vào đá lạnh. Phần da hoặc chi thể đứt rời cần cầm nắm nhẹ nhàng, rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (không bọc quá dày), sau đó cho vào túi nilon mỏng, buộc kín miệng túi để nước không thấm. Tiếp đó, đặt túi vào thùng đá lạnh – mục đích không để tiếp xúc trực tiếp đến đá lạnh gây bỏng lạnh và chết tế bào mô, mạch máu. Thời gian vàng từ khi đứt rời khỏi cơ thể đến khi được ghép nối là dưới sáu giờ. Việc bảo quản đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cấy ghép và phục hồi sau này.
Hơn 80 vết ong đốt trên cơ thể bé 3 tuổi
Bé 3 tuổi, bị ong đốt đau toàn thân, cơ thể có nhiều nốt mẩn đỏ, đặc biệt vùng đầu, hai chân và lưng.
Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương ngày 6/8 thông tin, theo người nhà, buổi chiều bé chơi tại sân nhà vô tình chạy vào vườn chạm vào tổ ong vò vẽ. Người nhà lập tức đưa cháu đến cơ sở y tế tại địa phương cấp cứu, chuyển đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương điều trị.
Tại Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sốc do ong đốt, có rối loạn đông máu, hạ kali, có trên 80 vết đốt rải rác toàn thân, tập trung nhiều tại vùng da đầu và hai chân, một số nốt đang có biểu hiện loét. Bé được truyền huyết tương tươi đông lạnh, kháng sinh, chống viêm, bù điện giải, điều trị ở khoa Hồi sức tích cực.
Bác sĩ Lương Minh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, cho biết tai nạn do ong đốt ở trẻ em, đặc biệt các loài ong có độc tính cao như ong vò vẽ, ong bắp cày... thường xảy ra vào mùa hè, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần có ý thức phòng tránh cho trẻ. Nhắc nhở trẻ không chọc phá tổ ong, không chơi đùa dưới vườn cây có nhiều hoa vào mùa sinh trưởng của ong, không để ong làm tổ quanh nhà.
Khi bị ong đốt, phải nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi vùng nguy hiểm và sơ cứu tại chỗ. Sau khi sơ cứu, nếu trẻ có các dấu hiệu nặng như số lượng mũi đốt nhiều, sưng phù nhiều (vùng đầu, mặt, cổ), khó thở, mệt nhiều hoặc do các loại ong có độc tính cao như ong vò vẽ, ong bắp cày... phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thấy "của quý" sẩn, ngứa, quý ông tá hoả khi phát hiện mình bị ung thư dương vật Phát hiện của quý có dấu hiệu bất thường, người đàn ông 58 tuổi đã đến bệnh viện khám và phát hiện mình bị ung thư dương vật. Các bác sĩ phẫu thuật dương vật cho bệnh nhân (Ảnh - BVCC) Các bác sĩ ở Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, cho biết: Bệnh nhân nam 58 tuổi, bị tổn...