Cấp cứu 115 không cứu người?
Nạn nhân nằm lọt trong gầm xe ô tô, máu ộc ra, ông Tuấn gọi cấp cứu 115 xe cấp cứu không tới.
Xe cấp cứu tại Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội
Vào 21h 15′ ngày 23/9, một vụ tai nạn thảm khốc xảy ra trên đường Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.
Một nhân chứng cho biết, vụ tai nạn xảy ra giữa 1 xe máy, 1 xe Pajero và 1 xe Innova đoạn cạnh khu nhà N05 hướng từ đường Trần Duy Hưng ra Lê Văn Lương. Hậu quả là người điều khiển và cả chiếc xe máy bị ngã ra đường và kéo lê đoạn về phía trái xe Pajero. Đúng lúc đó, chiếc Innova từ sau tiến tới và cuốn cả xe máy lẫn người điều khiển cuốn vào gầm xe và kéo đi một đoạn.
Chứng kiến vụ tai nạn hôm 23/9 có nhà báo Trần Đăng Tuấn. Ông Tuấn cho biết, khoảng 9h 15′ tối ngày 23/9, đang đi bộ dưới đường thì nghe có tiếng va chạm mạnh rợn người. Nhìn sang thấy xe Innova kéo lê một xe máy mắc vào bánh trước ô tô. Chúng tôi liền chạy sang thấy người nằm lọt trong gầm trước bánh sau xe ô tô.
Vì lo sợ nạn nhân bị chấn thương não nếu bốc lên xe nên nhà báo Trần Đăng Tuấn gọi xe cấp cứu. Ông Tuấn cho biết, hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng không có một bóng dáng xe cấp cứu nào đến, cũng không có số điện thoại nào từ 115 gọi lại cho nhà báo Trần Đăng Tuấn. “Chúng ta phải làm rõ để sao cho ít cái chuyện như thế này xảy ra, nó tàn phá lòng tin lắm. Cần làm rõ để cứu nhiều người khác”, nhà báo Trần Đăng Tuấn nói.
Theo tìm hiểu, nạn nhân là anh V. sinh năm 1984, trú tại Hà Đông. Anh có con trai 3 tuổi, vợ anh đang mang bầu con thứ 2.
Ngay sau khi nhận được phản ánh và mong muốn làm rõ sự việc, phóng viên đã liên lạc với lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội.
Video đang HOT
Hôm nay (26/9), Ban GĐ Trung tâm cấp cứu 115 sẽ có buổi làm việc với phóng viên xung quanh sự việc này. Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh thông tin đến bạn đọc.
Theo Khampha
Chiêu trò moi tiền của tiếp viên karaoke 'ôm'
Sau màn ôm ấp, "du lịch tay chân", tiếp viên khéo léo gạ: "Anh ơi, mua quần áo cho em đi". Giá để mua "một mảnh" là 500.000 đồng. Sau khi khách đưa tiền, các cô gái sẽ lột nội y ngay tại chỗ.
Cửa phòng hát bật mở, nam nhân viên mặc quần tây, sơ mi trắng bước vào cất giọng lễ phép: "Mời các anh chọn nhân viên". Vừa dứt lời, một dàn tiếp viên nữ bước vào phòng và xếp hàng trước mặt khách. Các cô gái trẻ đều ăn mặc gợi cảm, cặp chân dài lấp ló sau đoạn váy ngắn cũn cỡn. Màn tuyển hàng diễn ra trong 15 phút, những tiếng xì xào, bàn tán, tiếng cười hô hố xen cả tiếng chửi thề. Cửa đóng lại, các nữ tiếp viên sà vào lòng khách với khuôn mặt đầy vẻ thỏa mãn.
Đó là quang cảnh "mở màn" thường thấy của cuộc vui trong những quán karaoke có "tay vịn". "Ăn nhậu rồi đi hát" dường như đã trở thành một "món" được cánh mày râu sử dụng trong các dịp vui vẻ như sinh nhật, lễ, Tết... Trong gian phòng cách ly, mọi người sẽ thỏa sức hát hò, xả hơi, xả stress và hết mình với nhiều trò vui khác cùng các nữ tiếp viên. Tùy theo nhu cầu, theo thói quen, mà "thượng đế" có thể lựa chọn cho mình quán hát "phù hợp".
Đã có một thời mô hình những quán karaoke gia đình với nội thất bài trí đẹp, thiết bị âm thanh, ánh sáng xịn, cách âm tốt đã thu hút được rất nhiều khách hàng. Nhưng nay "phong trào karaoke" có phần xẹp xuống, thú vui kéo nhau đi hát đã không còn hấp dẫn. Các gia đình đi hát karaoke cũng bớt đi vì nhiều nhà đã trang bị bộ giàn riêng để tự thỏa mãn sở thích "làm ca sĩ" bất cứ lúc nào mà không cần phải ra quán vừa mất tiền vừa bất tiện. Lại thêm gặp thời suy thoái kinh tế, lượng khách cứ dần một ít đi.
Nhưng ngược lại với nhu cầu, hàng loạt quán karaoke vẫn liên tục khai trương, thậm chí lại còn hoành tráng hơn trước rất nhiều, với mức tiền đầu tư lên tới nhiều tỷ đồng. Chưa kể tiền đầu tư trang trí, tiền thuê nhà có khi lên tới vài chục triệu một tháng, tiền thiết bị máy móc âm thanh, ánh sáng, việc trả lương cho không ít nhân viên từ trông xe cho tới phục vụ phòng... thì thu nhập của các quán karaoke phải tới mức nào mới đủ trang trải cho hàng loạt khoản trong khi số người đi hát đúng nghĩa ngày càng ít đi. Điều đó khiến người ta đặt câu hỏi: Quán karaoke kinh doanh cái gì mà vẫn có lãi vẫn có nhiều quán hoành tráng mọc lên?
Một số quán có nữ tiếp viên mặc áo 2 dây, không nội y phục vụ khách nam. Ảnh: ANTĐ.
Hoài "phò", quản lý một quán karaoke có thâm niên ở đường dọc bờ sông Tô Lịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong một cuộc nhậu đã lý giải về những góc khuất, ngón nghề hút khách phía sau hậu trường của những quán karaoke Hà thành. Theo Hoài, Hà Nội đặc biệt là tại các khu nội thành, nhiều tuyến phố từ lâu đã mặc nhiên trở thành phố Karaoke như: Đê La Thành, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương, khu Mai Dịch, dọc sân vận động Mỹ Đình...
Ở đây có nhiều quán mọc san sát nhau, nhưng không phải quán nào cũng "hút" được khách. Mặc dù có những quán mới được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng khách chỉ vào một lần và "một đi không trở lại". Theo lý giải của Hoài, khách đến quán karaoke mục đích là giải trí, vì vậy ngoài hát còn phải nhẩy nhót, phải có tiếp viên. "Giờ quán đẹp, thiết bị âm thanh, ánh sáng xịn nhưng khách vào hỏi mà không có tiếp viên thì vẫn chết. Đầu tư tiền tỷ vào quán hát karaoke gia đình mà khách vào hát chỉ uống vài chai bia, mấy lon nước ngọt thì có mà dẹp tiệm. Phải biết xu thế, biết chiều khách thì mới tồn tại được", Hoài nói.
Theo lời Hoài, các "chân dài" phục vụ ở quán karaoke được chia thành 2 loại là "cắm" và "dạo". "Chân dài cắm" là cách gọi chỉ những nhân viên thường làm việc cố định tại một quán karaoke. Đây là những quán Karaoke thuộc hàng cao cấp, có quy mô hoành tráng và có sẵn các tiếp viên để phục vụ khách. Không phải quán nào cũng có thể học theo mô hình này được.
Tiếp viên "cắm" trong quán thường được tuyển chọn khá kỹ lưỡng và đồng đều. Thông thường các tiếp viên sẽ có mặt ở quán từ khoảng 12h trưa và sẽ kết thúc ca làm việc vào 12h đêm. Tầng trên cùng sẽ là nơi ở của họ. Mỗi khi có khách hát, các tiếp viên sẽ được điều xuống để khách chọn lựa. Nếu không vừa ý, phục vụ sẽ thay bằng một loạt nhân viên mới. Với những khách hát có kinh nghiệm thì "hàng đẹp" bao giờ cũng được đưa ra sau. Thông thường tiếp viên "cắm" ở quán nào sẽ chỉ phục vụ cho quán đó cho tới khi rời đi nơi khác. Tất cả các nhân viên sẽ đều phải tuân thủ theo sự chỉ đạo của quản lý quán.
Nói về "chân dài dạo", Hoài cho biết đó là cách ví von để chỉ những tiếp viên được thuê đến quán để phục vụ theo nhu cầu của khách. Như thành một tiền lệ, xung quanh các khu vực phố karaoke luôn phải có các "đại lý" để cung cấp nhân viên phục vụ. Khu vực tập trung nhiều dịch vụ nhất phải kể đến các tuyến đường Láng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Khang, Cầu Giấy... Ở những "điểm nóng" này có thể có đến trên dưới 10 chủ dịch vụ.
Hoài bật mí: "Mỗi chủ dịch vụ trung bình nắm 5-7 tiếp viên, người nhiều có thể lên đến gần 20 tiếp viên. Mỗi quán karaoke đều có những mối ruột là các chủ dịch vụ, khi nhận được điện thoại từ quản lý của quán, các chủ dịch vụ này lập tức điều tiếp viên đến tận nơi". Đối với các tiếp viên "dạo", họ đều phải đóng thuế hàng ngày.
Theo quy định, mỗi tiếp viên từ khi lên phòng với khách sau 10 phút chưa xuống thì nhân viên chạy "xe ôm" được phép tính là một bàn. Khoản tiền mà tiếp viên phải đóng cho chủ dịch vụ dao động trên dưới 50.000 đồng mỗi lần ngồi bàn với khách. Số tiền này nhân với tổng số bàn ngồi được trong ngày sẽ phải nộp lại cho chủ dịch vụ vào cuối buổi. Ngày làm việc của tiếp viên được tính từ 13h nên nếu lúc đó mà không có mặt sẽ bị phạt tương đương với số tiền một bàn ngồi với khách.
Thông thường, để điều động được tiếp viên đến quán karaoke, chủ dịch vụ thường có đội ngũ xe ôm riêng. Gọi là xe ôm đặc chủng vì ngoài việc "thồ" các tiếp viên đến quán thì những người này còn kiêm luôn cả việc "chấm công". Nghĩa là sẽ theo dõi xem tiếp viên mình đưa đi có ngồi với khách không để cuối ngày cộng sổ và báo lại với chủ. Đội ngũ xe ôm này được trả 250.000 - 300.000 đồng một ngày.
Thời gian vừa qua, hình ảnh của những nhân viên "xe ôm" chở 4 - 5 tiếp viên ăn mặc thiếu vải, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách trên đường đã khiến người dân bức xúc. Cuối tháng 7, các tổ công tác đặc biệt 141 của Công an TP Hà Nội đã tổ chức các đợt truy quét những chiếc xe chở "gái gọi dịch vụ" trên địa bàn và tạm giữ nhiều xe ôm và các chân dài nên gần đây trên đường phố đã bớt đi những "chuyến xe ôm quá tải".
Dù là tiếp viên "cắm" hay tiếp viên "dạo" thì họ luôn sẵn sàng chiều khách tới bến nếu như khách hàng sẵn sàng chi đậm. Điều này dễ hiểu là bởi nếu chỉ ngồi hát hò và "tâm sự" với khách thì số "tiền típ" mà các nhân viên nhận được không đáng kể. Trung bình, mỗi buổi hát 1 - 2 tiếng, họ được khách "típ" 100.000 - 200.000 đồng. Nếu trừ đi khoản phải nộp lại cho chủ dịch vụ hoặc "tiền bàn" phải trả cho nhà hàng thì số tiền còn lại dành cho tiếp viên chẳng còn bao nhiêu. Vì vậy, họ phải có các chiêu trò để "câu" tiền của khách đến hát và sẵn sàng phục vụ đến Z nếu khách có nhu cầu.
Một trong những "chiêu trò" phổ biến trong các quán karaoke là mua quần áo. Trò này xuất phát từ các tỉnh phía Nam và theo chân các tiếp viên "miền Tây" du nhập ra Bắc. Hoài bảo, các tiếp viên miền Tây với giọng nói ngọt ngào và khả năng chiều khách, khả năng quậy tới bến nên đã moi được rất nhiều tiền nhờ chiêu bài này.
Và chính vì khả năng "làm kinh tế" cao mà giờ đây "mua quần áo" đã trở nên khá phổ biến. Thông thường, sau khi khách đã sử dụng rượu bia tới tới, sau những màn ôm ấp, "du lịch tay chân" trên thân thể của tiếp viên, cuộc vui đã tới đỉnh. Tiếp viên khéo léo gạ: "Anh ơi, mua quần áo cho em đi". Nếu khách thắc mắc sẽ được kèm theo lời "giải thích" ngọt ngào "để cho cuộc vui thêm bốc". Các tiếp viên trong trang phục thiếu vải sẽ ra giá để cho thượng đế mua đồ nội y của mình.
Thông thường, giá để mua "một mảnh" là 500.000 đồng. Sau khi đưa tiền tiếp viên sẽ lột "nội y" ngay tại chỗ. Muốn tiếp viên ngồi hát với mình trong những bộ cánh không có nội y, khách sẽ phải bỏ ra không dưới 1 triệu đồng. Màn vui dừng lại ở đó, bởi nguyên tắc là chủ không cho phép tiếp viên đi quá giới hạn trong quán.
Muốn có những cuộc vui "nặng đô" hơn như múa lửa, tắm bia... sẽ phải tìm đến những quán hát "đặc chủng". Muốn có mặt ở đó, phải được sự bảo trợ của những khách VIP, khách lâu năm. Và số tiền bỏ ra so với những cuộc vui kiểu mua áo cũng lớn hơn nhiều lần.
Sau quá trình "tìm hiểu" nhau qua màn "ca hát và du lịch", con đường để các tiếp viên bán dâm hết sức đơn giản. Nếu khách có nhu cầu "vui vẻ", cả khách và nhân viên có thể tự thỏa thuận để tìm bãi đáp là các nhà nghỉ ở quanh đó. Đối với những tiếp viên cắm, luật bất thành văn là không được phép ra khỏi quán trước khi hết ca (thường là khoảng 12h đêm). Nếu khách và tiếp viên thấy "ưng nhau" và thỏa thuận được giá cả có thể xin số điện thoại, để đợi sau khi hết ca sẽ "tái hợp".
Còn đối với các "tiếp viên dạo", việc này đơn giản hơn rất nhiều. Nếu khách có nhu cầu có thể tiến hành được ngay. Mặc cho việc hát hò trong phòng diễn ra, cả 2 có thể "tách nhóm" tới các nhà nghỉ ở gần đó. Giá cả mỗi lần bán dâm hoàn toàn do tiếp viên và khách tự thỏa thuận, khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên, đã thành một quy luật bất thành văn, nếu nhân viên dạo đi nhà nghỉ bán dâm với khách sẽ được đội ngũ "xe ôm" tính bằng 2 lần ngồi bàn tức là phải nộp 100.000 đồng.
Thời gian qua, tệ nạn mại dâm đang có chiều hướng bùng phát trở lại. Những quán karaoke kèm tiếp viên phục vụ là một phần của tệ nạn mại dâm. Đằng sau những quán karaoke này, tệ nạn mại dâm giống như những đợt sóng ngầm dữ dội.
Theo VNE
Gặp 141, 'chân dài' ném điện thoại, lộ giá đi khách "Chân dài" giải thích khi ném điện thoại lúc gặp công an: "Do trong điện thoại của em có tin nhắn thỏa thuận giá đi khách, sợ các anh đọc được nên em ném đi". Tối 29/7, nhiều tổ công tác đặc biệt 141 Công an TP.Hà Nội tổ chức đợt truy quét những chiếc xe chở "gái gọi dịch vụ" trên địa...