Cặp chồng Tây vợ Việt kết thúc 16.000km đạp xe từ Pháp về Việt Nam: Chặng cuối gian nan vì dịch bệnh Covid-19
Hơn một năm đã qua, khi bắt đầu hành trình “lãng mạn gay cấn” đạp xe từ nhà anh về nhà em, không một ai kể cả Nguyên và Thibault, biết được sẽ có những gì đang chờ đợi phía trước, trên chặng đường 16.000km từ Pháp về Việt Nam.
Chỉ biết là, nếu cứ thẳng tiến theo hướng Đông mà đi, sẽ có một ngày về được tới nhà!
9 ngày sau khi Hà Nội xuất hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên, đồng thời là bệnh nhân thứ 17 trên cả nước, cặp vợ chồng Thibault và Nguyên có mặt tại Hà Tĩnh. Họ còn khoảng 1.300km nữa để cán đích đến Sài Gòn. Chặng đường cuối trở nên gian nan hơn bao giờ hết giữa lúc dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp.
Mọi thứ hoàn toàn đảo lộn.
Kết thúc 15.000 km đạp xe từ Pháp về Việt Nam, vợ chồng Thibault và Nguyên có mặt tại Hà Tĩnh, giữa lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Chặng cuối đạp xe trở nên gian nan vì dịch bệnh Covid-19
Thibault, 31 tuổi, là chàng trai người Pháp yêu thích đạp xe và đã từng hoàn thành lộ trình 4.000 km quanh Châu Âu cùng em trai. Vợ anh là Khánh Nguyên, 27 tuổi, sinh ra ở Vũng Tàu, Việt Nam. Chàng trai Pháp và cô gái Việt kết hôn năm 2018 sau 3 năm yêu, cùng chung sống tại TP.HCM.
Ngày 16/4/2019, cả 2 thực hiện một chuyến đi trăng mật mang tên “ Nón Lá Project”, quyết định đạp xe 16.000 km từ Pháp về Việt Nam. Nhiều người từng cho đó là một ý định “điên rồ” và sẽ chẳng đi đến đâu.
Trước khi đến Hà Nội ngày 15/2/2020, Khánh Nguyên và Thibault đã đạp xe qua 17 quốc gia với điểm xuất phát là nước Pháp, sau đó là Thụy Sĩ, Đức, Áo, Afghanistan, Lào…
Ngày 15/3, khi đặt chân tới Hà Tĩnh, 2 vợ chồng mang tâm lý hoang mang và lo sợ. Thời điểm đó, người nước ngoài như Thibault bị xem là “mối đe doạ tiềm ẩn” về mầm bệnh Covid-19. Những ánh mắt dò hỏi và đầy lo ngại, các khách sạn lấy cớ “hết phòng” hoặc “đang sửa chữa”. Một số quán ăn từ chối phục vụ.
“Sự xuất hiện của hai đứa mình cùng hai chiếc xe đạp trong thời điểm này trở thành một điều khó chấp nhận được, không biết rồi sẽ có chuyện bất trắc gì đến với chúng mình trong những ngày tới”, Nguyên viết.
Vợ chồng Nguyên có mặt tại Huế.
Video đang HOT
Những hình ảnh thân quen trên con đường 2 vợ chồng đạp xe từ miền Trung vào miền Nam.
Chặng cuối đạp xe từ miền Trung vào miền Nam trở nên gian nan vì dịch bệnh, vợ chồng Nguyên phải đưa ra quyết định dừng lại hay tiếp tục. Nhưng rồi, cả 2 đã không từ bỏ hành trình với ý định dốc hết sức lực tăng tốc về nhà nhanh nhất có thể – một cuộc đua thật sự với thời gian.
“Hai tuần sau đó là những ngày “chạy giặc” đầy sóng gió và người chịu thiệt thòi nhất là anh Thibault. Anh phải đối diện với những ánh mắt dè chừng và hành động xa lánh vì anh là người nước ngoài”, Nguyên cho biết.
Mỗi ngày, Thibault đều cẩn thận mang khẩu trang, nhưng dù vậy thì vẫn có người lấy tay che mũi, miệng mỗi khi thấy anh đi ngang qua. Việc tìm kiếm chỗ ngủ mỗi đêm vô cùng khó khăn khi hầu hết các khách sạn đều từ chối.
“Đó là những gì tụi mình phải chấp nhận đối mặt khi đã quyết định tiếp tục con đường về nhà trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt này”.
Một đêm cắm trại khi không có khách sạn nào chịu tiếp đón 2 vợ chồng Nguyên vì Thibault là người nước ngoài.
Bù lại, hoàn cảnh đó đã đưa đến bên Nguyên và Thibault những người bạn, người anh, người chị xa lạ – những người đã xuất hiện vào đúng lúc nhất, hết lòng tìm cách kết nối, giúp đỡ và tiếp đón 2 người bằng cả tấm lòng chân thành. Họ đã tiếp thêm động lực và sức mạnh rất lớn để cặp đôi bắt đầu ngày mới tích cực và tiếp tục con đường phía trước.
Đạp xe ròng rã thêm gần 1.000km để đến được thành phố Nha Trang, tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp. Cả 2 quyết định không đạp xe qua Ninh Thuận và Bình Thuận, là hai tỉnh đang rất căng thẳng vì dịch bệnh thời điểm đó.
Bố mẹ Nguyên đã không thể chần chừ được nữa. Họ lái xe ngược từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến miền Trung, và gặp hai người con trên đường đến thành phố Cam Ranh. Đó là một ngày cuối tháng 3.
“Cảm xúc vỡ oà trong giây phút gặp lại ba má, nước mắt và những cái ôm thật chặt lấp đầy nỗi nhớ sau một năm xa cách. Đêm 23/3, tụi mình về đến nhà ở Vũng Tàu. Mình vẫn không thể tin nổi là sau gần một năm đạp xe từ nhà anh Thibault ở Pháp, tụi mình đã về bên gia đình trên đất Việt”.
Giây phút vỡ oà khi 2 bạn trẻ gặp lại bố mẹ.
Trước khi về nhà, Nguyên gọi điện nhờ người thân liên lạc với phường và Trạm y tế để báo rằng gia đình gồm 4 người muốn được cách ly tự nguyện 14 ngày tại nhà. Có người quen biết đã quan tâm nhắn hỏi “Vợ chồng em khoẻ không?” hay “Tại sao lại cách ly?”.
“Vợ chồng mình vẫn khoẻ như “trâu”, nhưng tụi mình muốn làm điều này vì ông bà, vì người thân và vì những người dân sống quanh đây. Dù hai đứa nhập cảnh đã lâu (ngày 15/2), chưa từng đi qua vùng dịch, chẳng phải F1 hay F2, đã hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nhiều người và đi bằng phương tiện là xe đạp, nhưng tụi mình vẫn tự nguyện cách ly cho đảm bảo.
Còn ba má mình thì nhất định phải được ôm và được ở bên con gái vào những ngày này. Đối với mình, đây là những ngày cách ly vô cùng hạnh phúc vì tụi mình được ở bên ba má, cùng nhau đón một “cái Tết đoàn viên” thực sự”.
Vợ chồng Nguyên dự định khi dịch bệnh đi qua, dù không biết đến khi nào, nhưng có bao lâu, hai người sẽ vẫn chờ, để đạp xe qua những kilomet cuối cùng từ Vũng Tàu về Sài Gòn, chính thức hoàn thành 16.000km của “Nón Lá Project”, sẽ gặp lại các em nhỏ và trao khoản quyên góp cho tổ chức Poussieres de Vie.
“Nón lá Project” chính thức khép lại sau 16.000km từ Pháp về Việt Nam
Sáng 20/5, khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, Nguyên và Thibault quyết định đạp xe về Sài Gòn, quãng đường còn lại dài 75km.
“Đã hai tháng hai đứa mình không đạp xe, không biết đôi chân này sẽ phản ứng ra sao nữa”, Nguyên dí dỏm.
Cặp đôi xuất phát 5 giờ sáng trong không khí mát mẻ, vừa để tránh giờ xe cộ đông đúc, vừa tránh cái nóng ẩm oi bức của mùa hè. Đôi chân vẫn dẻo dai, chỉ đến khi đạp trên những cây số cuối cùng vào Sài Gòn, cơ bắp chân mới bắt đầu… nhức nhối.
“Có lẽ nó biết, nó đang cảm nhận từng giây từng phút trên những cây số cuối cùng của một hành trình tuổi trẻ đáng nhớ”.
Đứng trước Bưu Điện Sài Gòn, chụp tấm hình đánh dấu cộc mốc 16.000 cây số, Nguyên và Thibault hài hước nghĩ, “phải mất hơn một năm để “chuyển phát” thành công hai bạn trẻ cùng hai chiếc xe đạp từ Pháp về tới bưu điện Sài Gòn. Đi đường bộ nên đúng là lâu thật nhưng hàng về nguyên kiện không sứt mẻ là quá xuất sắc luôn”.
Vậy là, “Nón lá Project” chính thức khép lại, có cảm giác dường như Nguyên và Thibault đã mơ một giấc mơ thật dài, và cần thời gian để ngồi lại nhớ về tất cả. Đó là những kỷ niệm, là những trải nghiệm vô giá sẽ còn mãi trong ký ức, là một giấc mơ có thật!
“Nón Lá Project” kết thúc 16.000km sau hơn 1 năm ròng rã.
Chia sẻ kinh nghiệm, Thibault cho biết đã phải chuẩn bị trong vòng nhiều tháng cho hành trình dự tính kéo dài 1 năm. Tiền bạc là thứ tiên quyết. Họ đã cố gắng dành dụm một khoản tiền trong suốt thời gian làm việc trước đó.
2 vợ chồng thay nhau tìm kiếm thông tin, thảo luận, vạch trước lộ trình thích hợp, tìm hiểu đất nước nào có thể đi qua và xin visa dễ dàng. Trước khi xuất phát, cả 2 đã tiêm một số vắc-xin cần thiết để đảm bảo sức khoẻ, ghi chú các số điện thoại khẩn cấp trong trường hợp cần thiết.
Thibault đã có kinh nghiệm đạp xe. Anh kết nối vợ mình với những người trong cộng đồng đạp xe trên thế giới. Đến bất cứ đâu, họ tiếp tục hỏi tới đó, xây dựng một chuyến đi thật thoải mái, tuỳ vào hoàn cảnh có thể thay đổi lộ trình, không nhất thiết đúng như kế hoạch ban đầu. Trung bình mỗi ngày, Thibault và Nguyên chinh phục được 70-80km.
Chiếc xe của Nguyên có tên là Monster, trọng lượng 36kg tính cả đồ. Tank là “ngựa sắt” của Thibault, “cân nặng” 40kg. Họ có cả “thế giới” trên 2 chiếc xe bé nhỏ, từ quần áo, túi ngủ, căn lều, thuốc men, dụng cụ nấu ăn,…
Đồ ăn thức uống ở mỗi vùng mỗi quốc gia có nhiều khác biệt, Thibault và Nguyên hầu như không nấu bữa trưa, tìm thấy gì trên đường thì ăn nấy. Ở châu Âu rất dễ dàng tìm thấy một băng ghế công cộng hay một chiếc bàn gỗ ngoài trời. Đạp xe đến trưa thấy đói thì cứ thế mà ngồi vào bàn soạn đồ ăn ra rồi cùng nhau thưởng thức bữa trưa.
Khi tìm được nơi thích hợp để dừng chân giữa thiên nhiên hoang dã, cả 2 sẽ sắp xếp các túi hành lý ra khỏi xe đạp, sau đó cùng nhau dựng lều. Thường thì Nguyên cắt gọt chuẩn bị cho bữa ăn, trong khi Thibault sửa soạn bếp lò, nệm gối và túi ngủ.
“Mình biết đang đi trên một hành trình nguy hiểm, nên bất cứ lúc nào cũng cẩn trọng, hạn chế rủi ro”. Nguyên nói, trước đây cô từng là một người nhút nhát. Nhưng chuyến đi đã dạy cho cô biết cách mở lòng với nhiều người, nhiều điều trong cuộc sống. Cô gặp nhiều người xa lạ, nhưng họ sẵn sàng mở cửa nhà chào đón, mời bữa cơm, đối xử như những người thân trong gia đình. Nguyên tự hỏi, “Sao họ tốt bụng với mình thế?”.
Sau chuyến đi, cả hai dự định sẽ ở lại Việt Nam tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp. Sau này, nếu có hành trình nào nữa, dù đã 60-70 tuổi, Nguyên hy vọng vẫn sẽ được nắm tay Thibault chinh phục những trải nghiệm mới và truyền cảm hứng tới nhiều người.
Chuyến đi trăng mật đặc biệt từ “nhà anh” tới “nhà em” tưởng như “điên rồ” nhưng thực sự mang đến nhiều điều ý nghĩa.
Những điều tử tế sẽ còn được nối dài mãi
Điều quý giá nhất mà “Nón Lá Project” thu về sau hành trình 16.000 cây số đạp xe từ Pháp về Việt Nam không phải số tiền thực sự nhận được bao nhiêu, mà chính là tụi mình đã truyền được bao nhiêu động lực theo đuổi ước mơ, lan toả những điều tử tế cho mọi người xung quanh.
Chúng mình hy vọng hành trình Nón Lá Project có thể truyền cảm hứng cho những ai muốn theo đuổi giấc mơ của mình. Hãy làm ngay khi bạn có cơ hội. Khi bạn thực hiện được ước mơ đó, hãy chia sẻ, giúp đỡ cho những ai đang gặp hoàn cảnh khó khăn, để họ cũng có thể biến ước mơ thành sự thật.
Hành trình đã kết thúc, nhưng “Nón Lá Project” và những điều tử tế sẽ còn được nối dài mãi.
Hơn một năm đã qua, khi bắt đầu hành trình “lãng mạn gay cấn” đạp xe từ nhà anh về nhà em, không một ai kể cả tụi mình, biết được sẽ có những gì đang chờ đợi phía trước, trên chặng đường 16.000km từ Pháp về Việt Nam. Chỉ biết là, nếu cứ thẳng tiến theo hướng Đông mà đi thì chắc có lẽ sẽ có một ngày về được tới nhà em đó!
Hơn một năm đã qua, đó là những tháng ngày tự do mà hai đứa mình đã sống hết mình, được đi và khám phá thế giới theo cách riêng mà mình muốn. Sau gần 16.000km, hơn 16.000USD kêu gọi thành công cho tổ chức phi lợi nhuận “Poussières de Vie” (Dust of Life), nơi cho phép những đứa trẻ từ những gia đình nghèo khó được đến trường, được đào tạo và được hỗ trợ tìm việc làm khi các em trưởng thành. Tất cả đều nhờ những tấm lòng nhân ái thiện nguyện từ các anh chị em cô bác đến từ khắp nơi trên thế giới, vợ chồng mình vô cùng trân trọng và biết ơn.
Hơn một năm đã qua, thật may mắn khi hai đứa mình đã về đến Việt Nam trước khi cửa khẩu các nước đóng lại và may mắn hơn nữa khi đã kịp quay trở về nhà, về bên gia đình trước khi cả nước bắt đầu thực hiện nghiêm biện pháp cách ly toàn xã hội.
Hơn một năm đã qua, cảm ơn cuộc sống đã cho hai đứa mình thực hiện được chuyến đi của đời người, cảm ơn vì tất cả!
Hành trình đã kết thúc, nhưng “Nón Lá Project” và những điều tử tế sẽ còn được nối dài mãi.
Tập aerobic đảo ngược tình trạng suy giảm trí nhớ
Đó là kết luận của các nhà khoa học Mỹ sau khi tiến hành nghiên cứu trên 300 tình nguyện viên có độ tuổi trung bình 66, không thường xuyên tập thể dục và có dấu hiệu suy giảm trí nhớ nhẹ.
Ảnh: New Atlas
Trong nghiên cứu, các chuyên gia tại Đại học Texas chia các tình nguyện viên thành hai nhóm. Một nhóm được yêu cầu thực hiện các bài tập làm tăng nhịp tim, hô hấp (aerobic exercise - như chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, nhịp điệu...) vài lần/tuần, nhóm còn lại tập giãn cơ và giữ thăng bằng (duy trì nhịp tim thấp). Những người tham gia được chụp MRI để đo lưu lượng máu não lúc đầu và cuối nghiên cứu.
Kết quả theo dõi sau 1 năm cho thấy so với nhóm đối chứng, lưu lượng máu não của nhóm tập aerobic tăng lên rõ rệt tại vỏ não trước trán và vỏ não liền kề. Các cuộc kiểm tra trí nhớ cũng cho thấy điểm số trí nhớ của họ cải thiện 47%, trong khi nhóm còn lại không đáng kể.
Các chuyên gia kết luận phát hiện này cho thấy không bao giờ là quá muộn để bắt đầu tập thể dục, trong đó, các bài tập aerobic thực sự giúp cải thiện lưu lượng máu đến các vùng của não liên quan đến trí nhớ.
Học sinh leo cầu thang thép, đu dây trên đường đến trường Đạp xe trong sương mù dày đặc, chen chúc trên xe lam, ngồi thùng gỗ băng qua sông... là cách học sinh trên khắp thế giới đối mặt để đến trường trong điều kiện khắc nghiệt. Tại tỉnh Kalimantan của Indonesia, trẻ em đi học bằng xe đạp phải băng qua không khí dày đặc khói bụi. Mức độ ô nhiễm không khí...