Cặp cây “không tuổi” có gì mà nhiều đại gia thèm muốn, trả giá tiền tỷ?
Hai tác phẩm “không tuổi” rất nghệ thuật, bông tán làm công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Chủ nhân của cây cho biết, nhiều người trả tiền tỷ nhưng ông chưa bán.
Ông Đào Văn Sự (Hải Phòng) – chủ nhân của cặp cây “không tuổi” này cho biết, trong rất nhiều dòng cây làm bonsai ông thích nhất dòng cây duối vì chúng có sức sống trường tồn.
Theo sách cổ Trung Quốc, loài cây này từ rễ, vỏ, lá, quả… đều có thể làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, điều khiến ông thích nhất là cây này trồng trước cửa nhà tạo phong thủy, trấn trạch.
Hiện tại ông Sự sở hữu hai tác phẩm duối cổ rất đẹp mắt. Một tác phẩm có tên “Phúc ấm đại gia” có nguồn gốc từ Huế. Tác phẩm này không lớn nhưng có thể coi là một tuyệt tác duối nghệ thuật. Nó được những nghệ nhân xưa tạo tác, nuôi trồng trong chậu từ nhỏ và làm theo lối cây cổ.
Cặp cây “không tuổi” tiền tỷ khiến nhiều đại gia thèm muốn
Thân cây già cỗi nhìn như da voi, cây hai thân chung một gốc. Các tay cành, bông tán phân chia hợp lý từ gốc lên ngọn để tác phẩm khoe được thân (cốt). Đặc biệt, ngọn cây là hình “quả phúc” lớn hơn những bông tán khác với chủ ý về một gia đình hạnh phúc, con cháu sum vầy…
Tác phẩm duối thứ hai có tên “Mẫu cổ trường sinh”. Thoáng nhìn, cây như một đại thụ thu nhỏ. Theo ông Sự, ông phải mất gần 20 năm tạo tác mới có được tác phẩm duối như hiện nay.
Cây “Mẫu cổ trường sinh” được làm theo lối cổ của các nghệ nhân xưa, tay cành ở dưới lớn, càng lên trên ngọn tay cành nhỏ dần. Trên ngọn cây ông Sự cũng tạo một “quả phúc” vừa phải phù hợp với dáng cây.
Chủ nhân cặp duối cổ cho biết, tác phẩm “Phúc ấm đại gia” có giá khoảng 500 triệu đồng còn tác phẩm “Mẫu cổ trường sinh” có giá 1,5 tỷ đồng
Cùng Dân trí chiêm ngưỡng cặp duối cổ “không tuổi” có giá 2 tỷ đồng
Tác phẩm duối cổ “Phúc ấm đại gia” có tuổi đời trên 100 năm và được các nghệ nhân xưa ở Huế trồng, tạo tác trong chậu từ nhỏ
Thân cây già cỗi nhìn như da voi. Duối là dòng thân gỗ, nó có thể sống trường tồn hàng nghìn năm nên được gọi là cây “không tuổi”
Theo đánh giá của những người chơi cây cảnh, đây là tác phẩm duối có tay cành rất đẹp và bông tán tròn đều, khó có một tác phẩm nào có bông tán đẹp hơn cây này
Dăm, chi rất dày, được là theo kiểu “xương gà”. Để có bộ bông tán hoàn hảo cây phải trải qua nhiều đời nghệ nhân tạo tác
Dù nhiều tay cành, bông tán xung quanh cây nhưng đứng trước tác phẩm người xem không thấy bị rối mà còn nhìn thấy hết được vẻ đẹp tứ diện từ bông tán đến thân bên trong. Tác phẩm có giá khoảng 500 triệu đồng
Tác phẩm “Mẫu cổ trường sinh” là dòng bonsai cỡ đại, chủ nhân phải mất gần 20 năm tạo tác tay cành, bông tán
Cây tuy lớn nhưng lại có dáng uốn lượn rất mềm mại. Các tay cành, bông tán bên trên như một người mẹ vươn ra che chở cho đàn con bên dưới
Cây nhiều bông tán và tay cành nhưng người nghệ nhân đã tuân thủ làm theo lối cây cổ nên nhìn tứ diện, mặt nào cây cũng khỏe được thân. Các bông tán so le, không che lấp lẫn nhau
Bệ rễ bên dưới lớn, xù xì. Các vết cắt, đục đã liền sẹo
Bộ tay cành, dăm, chi, bông làm rất tỉ mỉ, công phu
Cây con bên dưới cũng rất già cỗi
Theo chủ nhân, tác phẩm có giá khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng ông chưa muốn bán vì sau nhiều năm tạo tác muốn để chơi một thời gian nữa
Cây duối tiền tỷ được tạo tác theo sách cổ Trung Quốc của đại gia Hải Dương
Tác phẩm duối cổ "Lão mai đại thọ" xuất hiện tại Triển lãm cây cảnh tỉnh Bắc Ninh khiến giới chơi cây thỏa mãn ngắm nhìn cũng như tò mò về giá chuyển nhượng.
Tọa lạc ở vị trí đẹp nhất tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc (TP. Bắc Ninh), tác phẩm duối cổ "Lão mai đại thọ" của ông anh Nguyễn Trọng Trường (Hải Dương) được giới chơi cây, du khách đặc biệt chú ý bởi họ tò mò về giá trị chuyển nhượng và vẻ đẹp của cây.
Chủ nhân của tác phẩm là một đại gia có tiếng trong giới chơi cây cảnh nghệ thuật ở Việt Nam. Ngày 2/9/2020, ông Trường mua tác phẩm duối cổ của ông Hòa taxi (huyện Văn Giang, Hưng Yên) với giá giá nhiều tỷ đồng khiến giới chơi cây xôn xao
Tuy nhiên, giá cả giữa người mua và người bán đều bí mật. Có người đồn 6 tỷ, 7 tỷ... thậm chí lên đến hơn 10 tỷ đồng nhưng không ai biết giá chính xác.
Ông Trường cho biết, sau khi mua về, đã cho thợ cắt tỉa lại bông tán cho đẹp để mang đi triển lãm.
Theo ông Hòa taxi, cây duối này khoảng 1.000 năm tuổi. Cây mọc ở bờ ao tại một làng ở Yên Thế (Bắc Giang). Ông Hòa phải mất 2 năm thuyết phục chủ cũ mới mua được cây.
Sau khi mua về, ông Hòa đã nghiên cứu và tạo tác cây theo sách cổ của Trung Quốc về các thế đẹp của cây. Cái tên "Lão mai đại thọ" có nghĩa là một người cha trường thọ có rất nhiều con cháu.
Mất gần 20 năm ông Hòa mới hoàn thành tác phẩm đẹp đến như vậy.
Thân cây mốc trắng, bệ rễ nổi trên mặt tạo thế vững chãi, bông tán phân chia hợp lý tạo sự cân đối cho tác phẩm
Những vết sẹo trên cây đã liền chứng tỏ người nghệ nhân mất rất nhiều công sức, kiên trì để chinh phục tác phẩm
Chiều cao hiện tại của cây duối này là hơn 2,5m, tính cả đế là khoảng hơn 3,5m
Rất nhiều người khi đến triển lãm đều dừng chân bên tác phẩm thưởng lãm, trầm trồ.
Chia sẻ khó khăn cùng học sinh vùng lũ CB, GV, NV trường TH & THCS Everest (Bắc Từ Liêm - Hà Nội) cùng đối tác vừa cùng nhau quyên góp gần 200 triệu đồng ủng hộ học sinh 2 Trường TH và THCS Phú An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) bị bão lũ. Ông Nghiêm Nhật Anh - Giám đốc điều hành trường TH &THCS Everest (Quận Bắc Từ Liêm...