Cấp bách tìm giải pháp đối phó sâu keo mùa thu Trần Hiếu
Sau khi xâm nhập VN khoảng tháng 3.2019, sâu keo mùa thu đã phát sinh, gây hại cục bộ ở hầu hết các tỉnh có trồng ngô (bắp).
Sâu keo mùa thu đang gây hại nặng cho cây ngô
Ngày 19.7 tại Gia Lai, Bộ NN-PTNT cùng cơ quan chức năng của các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên họp bàn giải pháp khẩn trương đối phó nạn sâu keo mùa thu đang tàn phá, đe dọa hàng chục ngàn héc ta cây trồng.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), sau khi xâm nhập VN khoảng tháng 3.2019, sâu keo mùa thu đã phát sinh, gây hại cục bộ ở hầu hết các tỉnh có trồng ngô (bắp). Đến trung tuần tháng 7, cả nước đã trồng được khoảng 415.000 ha ngô nhưng hiện đã có gần 15.000 ha ngô bị nhiễm sâu bệnh, diện tích bị thiệt hại nặng khoảng 1.300 ha. Trong đó, riêng 13 tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên có gần 7.000 ha bị nhiễm và hơn 800 ha nhiễm nặng. Dự báo cuối tháng 9 – 10, ngô vụ đông sớm xuống giống có khả năng sẽ tiếp tục bị sâu keo mùa thu gây hại.
Hiện công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn do vòng đời của sâu khá dài, trong cùng thời điểm sâu non có nhiều tuổi khác nhau dẫn đến hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật bị giảm. Ngoài ra, thuốc phải phun nhiều lần làm tăng chi phí sản xuất. Nhiều địa phương có địa hình đồi núi với độ dốc lớn hoặc xa nguồn nước dẫn đến khó khăn khi phun thuốc. Thời vụ trồng ngô tại các địa phương ở nhiều khu vực khác nhau, rải đều quanh năm nên sâu có thể lây lan trong thời gian dài.
Thực tế, sâu keo mùa thu tấn công vào nõn ngô và lây lan khá nhanh trên cùng một diện tích hoặc trên khoảng đồng rộng nên tác hại khá lớn. Tại nhiều địa phương, đã có tình trạng ngô bị nhiễm sâu nặng khiến người dân phá bỏ vì không thể đầu tư tiếp mua thuốc bảo vệ thực vật để phun và chờ đến thu hoạch. Đáng lưu ý, tình trạng này còn kéo dài trong thời gian bao lâu khi nông dân tiếp tục trồng ngô thì không cơ quan chức năng nào dự báo được.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Kpă Thuyên, cho biết: “Tính đến trung tuần tháng 7, toàn tỉnh Gia Lai có hơn 5.000 ha trong tổng số 31.000 ha ngô vụ hè thu bị sâu keo mùa thu gây hại. Hiệu quả phòng chống sâu keo mùa thu chưa cao do đây là một đối tượng dịch hại mới nên hiểu biết của người nông dân về loài sâu này đang còn hạn chế. Công tác phổ biến, tuyên truyền và chỉ đạo của chính quyền địa phương chưa thực sự sâu rộng, chưa huy động được lực lượng có sẵn tại địa phương để giúp dân thực hiện công tác phòng chống. Việc gieo trồng ngô không đồng loạt, trên cùng một khu vực có rất nhiều trà ngô được gieo trồng ở nhiều thời gian khác nhau, gây khó khăn cho việc tổ chức phòng trừ chưa được đồng bộ và kiểm soát sự phát sinh di trú, gây hại của sâu keo”.
Video đang HOT
Đề xuất dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc gia khẩn cấp
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: “Không chỉ gây hại trên cây ngô, sâu keo mùa thu còn nguy hiểm với nhiều loại cây trồng khác nên cần được quan tâm đặc biệt về công tác phòng trừ. Chúng ta phải nhận thức đầy đủ, đây là một sinh vật gây hại nguy hiểm, nó ăn không phải chỉ ngô đâu, còn rất nhiều cây trồng khác nhưng đối tượng số một là ngô. Đặc biệt, chúng ta canh tác liền vụ, chưa thu hoạch vụ này thì đã xuống giống mới cho nên chuyển tiếp rất phức tạp”.
Trước thực trạng nêu trên, Bộ NN-PTNT đã có công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các sở NN-PTNT các tỉnh bám sát ruộng đồng, hướng dẫn và chỉ đạo nông dân các biện pháp phòng chống kịp thời; tập trung nghiên cứu, phối hợp trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế để đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng trừ hướng dẫn nông dân; tuyên truyền tác hại của sâu bệnh; đặt hàng nghiên cứu, tuyển chọn bộ giống ngô kháng, chống chịu sâu bệnh để đưa vào sản xuất… Các đơn vị nghiên cứu chủ động đề xuất và tổ chức nghiên cứu về sâu keo mùa thu cùng biện pháp phòng chống hiệu quả, kinh tế, an toàn cho môi trường. Cần nghiên cứu nhân nuôi ký sinh, thiên địch phòng chống sâu bệnh.
Bên cạnh đó, theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục đã cử 2 đoàn tham gia các hội thảo quốc tế về quan điểm, chiến lược và biện pháp phòng chống sâu keo mùa thu do FAO tổ chức ở Thái Lan; chủ động làm việc với FAO VN đề xuất xin dự án hỗ trợ kỹ thuật quốc gia khẩn cấp trong 1 – 2 năm nhằm tạo thêm nguồn lực phòng chống sâu keo mùa thu cho VN, trong đó tập trung thiết lập ít nhất 2 trung tâm nhân nuôi ong ký sinh sâu keo mùa thu để thả ra đồng ruộng. “Chúng tôi cũng trao đổi, đề xuất với đại diện Cục Nông nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ phòng chống sâu bệnh này bằng biện pháp sinh học nhằm bổ sung, nối tiếp dự án của FAO; cử cán bộ kỹ thuật đi Tây Phi tập huấn nhân nuôi ong ký sinh phòng trừ sâu keo mùa thu… Quan trọng là cần tìm các giải pháp phi hóa học, thân thiện với môi trường áp dụng vào VN”, ông Trung nói.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện chưa có thuốc đặc hiệu phòng trừ sâu keo mùa thu. Trước mắt, đề nghị cơ quan chuyên môn các tỉnh sử dụng các loại thuốc như Bacillus thuringiensis, Spinnetoram, Indoxacarb, Lufenuron. Các loại thuốc này chỉ được phép sử dụng trong thời gian tối đa đến 31.12.2019.
Về lâu dài cần sử dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, trong đó biện pháp sinh học làm nòng cốt. Tổ chức nuôi các thiên địch có hiệu quả kiểm soát sâu; xây dựng các mô hình khuyến nông quản lý dịch hại tổng hợp; nghiên cứu các giống kháng sâu để giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hợp tác quốc tế, đối tác công tư để hỗ trợ các nguồn lực phòng trừ sâu…
Theo Thanhnien
Cả trăm container điều thô ách tắc ở cảng vì một... con mọt?
Trước công văn của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) phản ánh việc hàng trăm container điều thô đang ách tắc ở cảng do quy định về kiểm dịch thực vật, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, nếu doanh nghiêp không kiểm soát tốt loài mọt cứng đốt thì hàng không thể về kho.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại Họp báo thường kỳ quý I của Bộ NNPTNT sáng 5.4 liên quan đến ách tắc lượng điều thô ở cảng, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay: Hàng năm, lượng hạt điều nhập khẩu để gia công, chế biến rất lớn. Từ năm 2013 đến nay, cơ quan kiểm dịch thực vật nhiều lần phát hiện các lô hàng điều nhập khẩu từ Châu Phi bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật Việt Nam là mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts).
Mọt cứng đốt là loại sinh vật nguy hiểm số một. Ảnh: I.T
"Đây là loại mọt nguy hiểm số một. Tất cả các nước đều đưa loại mọt này vào danh sách kiểm dịch và kiểm soát chặt chẽ" - ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, trước đây, với tinh thần cải cách hành chính, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo rất sát sao, đột phá, quá trình kiểm dịch với hàng nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới chỉ 4 tiếng là hoàn thiện; nhập khẩu qua đường biển và sân bay là 10 tiếng.
"Chúng tôi cho phép doanh nghiệp nhập khẩu hạt điều đến khai tại cảng, kiểm tra sơ bộ rồi đưa hàng về kho nhưng khi phát hiện nguy cơ cao, phát hiện đối tượng kiểm dịch thì phải kiểm tra trước khi cho phép vào lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, chúng tôi tiếp tục phát hiện đối tượng sinh vật ngoại lai nguy hiểm này nên không thể cho doanh nghiệp đưa hàng về kho. Doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan kiểm dịch về việc này bởi nếu để lọt loại mọt cứng đốt thì tương lai hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó. Bên cạnh đó, chi phí để xử lý loại mọt này rất lớn" - ông Trung nói thêm.
Trong thời gian tới, nếu trong quá trình kiểm tra kiểm soát, phối hợp với kiểm dịch nước bạn làm tốt, Cục sẽ tiếp tục chỉ đạo đưa hàng về kho tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ngành chế biến, xuất khẩu điều đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: I.T
Trước đó, ngày 16/3, Chu tich Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) Phạm Văn Công đã gưi công van đên Cuc Bao vẹ thưc vạt, và Chi cuc kiêm dich thưc vạt vùng II.
Theo phan ánh cua doanh nghiẹp, hiẹn nay, co quan kiêm dich thưc vạt đã yêu câu tiên hành kiêm tra, lây mâu toàn bọ nhưng lô hàng điêu thô nhạp khâu có nguôn gôc tư châu Phi tai cang, thay vì cho phép đua vê kho cua doanh nghiẹp nhu truơc kia,...
"Trong bôi canh toàn ngành điêu gạp rât nhiêu khó khan nam 2019, viẹc thưc hiẹn quy đinh trên đã gây trơ ngai và tôn thât cho các doanh nghiẹp chê biên và nhạp khâu điêu thô", Vinacas nhận định.
Theo đó, doanh nghiẹp phai tang thêm thơi gian và chi phí cho viẹc nhạn hàng hóa, phát sinh rât nhiêu chi phí đê phuc vu kiêm tra hàng hóa trong cang. Đồng thời, các doanh nghiệp phai bô trí nhiêu nhân lưc giám sát tai cang, gây ách tăc hàng hóa tai cang, làm giam nang lưc canh tranh cua doanh nghiẹp và toàn ngành.
Trước tình hình ấy, VINACAS đề nghị áp dụng lại quy trình lấy mẫu như đã áp dung đôi vơi hat điêu thô nhạp khâu nhu truơc, cho phép doanh nghiẹp đuơc kiêm tra, lây mâu tai kho cua doanh nghiẹp theo hình thưc kiêm tra nhanh, áp dung đôi vơi mạt hàng hat điêu.
Theo VINACAS, trong ba tháng đầu năm, trư luơng hang cu nien vu 2018 đa vê, trong khi lượng hàng năm nay con ơ kho ngoai quan va đang tren đuơng vê, luơng điêu tho chau Phi vu mua mơi 2019 va vu cuôi nam 2018 cua Tanzania vân có chua lo nao được vận chuyển về Việt Nam. Điêu nay đông nghia luơng điêu tho vu mơi con nguyen ven.
Trong khi đó, các ngan hang siêt chạt tin dung cho vay se tac đọng lơn tơi sư nhạp khâu điêu tho năm nay, khong ao at tranh mua gay biên đọng gia tho nhu những nam truơc.
Theo Danviet
Cân nhắc loại bỏ thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Glyphosate Thông tin phiên tòa thứ hai tại Mỹ vừa có phán quyết hoạt chất Glyphosate có liên quan đến bệnh ung thư hạch của một nông dân Mỹ lại làm dấy lên những lo ngại về việc sử dụng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate. Cho đến thời điểm này, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) vẫn đang chuẩn bị...