Cấp bách bảo vệ nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai
Chất lượng nước hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai đang bị ảnh hưởng bởi quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đe dọa cung cấp nước sạch cho 20 triệu người dân TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
Vì vậy, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai đang tăng cường nhiều giải pháp đồng bộ để bảo vệ nguồn nước của hệ thống sông này.
Nguồn nước ở sông Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm do nguồn nước đầu nguồn sông Đồng Nai bị ô nhiễm.
Hiện nay, trên 90% nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của người dân TP Hồ Chí Minh được lấy từ nguồn nước của sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và kênh Đông. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, sự gia tăng dân số, tình trạng khai thác cát trộm, việc người dân nuôi trồng thủy sản trên sông Đồng Nai… khiến nguồn nước thô cung cấp cho hơn 20 triệu dân Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh đang bị đe dọa.
Ông Hồ Văn Bền, ngụ ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết, nhà ông sống bằng nghề nuôi cá diêu hồng trên sông La Ngà (thuộc hệ thống sông Đồng Nai). Hằng năm, khi mùa mưa tới, cá của các hộ dân nuôi trên sông La Ngà thường chết nổi khá nhiều do ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nhiều khi mật độ lồng bè quá dày cũng làm vượt khả năng tự làm sạch nguồn nước, gây ra ô nhiễm nước sông. Chưa kể, dọc trên hai bên bờ sông Đồng Nai có hàng trăm hộ dân sinh sống và các nhà máy, xí nghiệm lớn nhỏ hoạt động, gây ô nhiễm nguồn nước do chất thải được xả thẳng ra sông…
Người dân nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà, Đồng Nai khiến nguồn nước bị ảnh hưởng.
Ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường Đồng Nai cho biết, kết quả quan trắc chất lượng nước đầu mùa mưa (các đợt 1, 2, 3, 4 năm 2022) tại sông Đồng Nai cho thấy, nước mặt tại khu vực cấp nước sinh hoạt cơ bản đạt; chỉ 1-2 thông số chưa đạt. Riêng chất lượng nước mặt tại các khu vực nuôi thủy sản trên sông Đồng Nai đều có các thông số vượt quy chuẩn, nguyên nhân do trong quá trình nuôi thủy sản phát sinh nhiều thức ăn dư thừa, mật độ lồng bè quá dày, vượt khả năng tự làm sạch nguồn nước.
Video đang HOT
Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường Đồng Nai, có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt trên hệ thống sông Đồng Nai. Cụ thể, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của tỉnh đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường, thế nhưng trên địa bàn tỉnh còn nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dân cư, không có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Mặt khác, sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của các sở, ngành, đơn vị trong công tác quản lý tài nguyên nước dẫn đến chưa có chương trình giám sát toàn diện và đồng bộ, nguồn lực bị phân tán và hiệu quả quản lý không cao, lãng phí thời gian và tài chính, gây bất lợi cho đối tượng sử dụng nước, đặc biệt khó khăn trong việc quy trách nhiệm khi có sự cố môi trường nước xảy ra.
TP Hồ Chí Minh xây dựng các trạm cung cấp nước sạch miễn phí cho người dân, nguồn nước này chủ yếu được lấy từ sông Đồng Nai.
Tương tự, theo báo cáo của Sở Tài nguyên- Môi trường TP Hồ Chí Minh, chất lượng nước sông Đồng Nai, sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm vi sinh rất nghiêm trọng và đang bị ô nhiễm nhẹ dầu mỡ. Cụ thể, chất lượng nước sông Sài Gòn ở phần thượng nguồn từ Bình Phước trở lên đạt tiêu chuẩn nguồn loại A và từ Bình Phước trở xuống đến điểm đổ ra sông Đồng Nai chỉ đạt tiêu chuẩn nguồn loại B, hiện bị ô nhiễm vi sinh cao; cả sông Nhà Bè và Cần Giờ cũng đang bị ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ. Ngoài ra, chất lượng nước của các kênh rạch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh chỉ đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại B và đang bị ô nhiễm vi sinh rất lớn.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước thô cung cấp, khả năng dự phòng để ứng phó với diễn biến bất ngờ của nguồn nước thô của thành phố cũng còn hạn chế. Một bất cập khác nữa là chất lượng nước tại nhà máy sau khi xử lý đã đạt quy chuẩn nước dùng cho ăn uống trực tiếp, nhưng hệ thống đường ống cấp nước đến các hộ dân nhiều nơi đã xuống cấp, khiến cho nhiều khu vực chất lượng nước không còn đảm bảo cho việc ăn uống trực tiếp (hàm lượng chất khử trùng chlorine…thấp).
Ngăn chặn ô nhiễm, cát tặc
Theo nhiều chuyên gia môi trường, để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm ở hệ thống sông Đồng Nai, cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn việc xả thải và khai thác cát tặc ở thượng nguồn của sông. GS-TSKH Lê Huy Bá, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết, muốn bảo vệ nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai, các tỉnh có sông Đồng Nai chảy qua cần dừng việc cấp phép khai thác cát ở đầu nguồn; nếu tiếp tục cấp phép cho các dự án khai thác cát tại sông Đồng Nai chẳng khác nào giết chết con sông này. Bởi quy luật hoạt động của dòng sông là bên lở bên bồi, tuy nhiên việc khai thác cát chắc chắn sẽ làm thay đổi dòng chảy, gây hiện tượng bồi lắng không theo trật tự nào, từ đó tạo ra những dòng xoáy bất ổn định hoặc gây nên hiện tượng lở cả 2 bờ sông.
“Cần phải đặt lợi ích chung của xã hội lên trên lợi ích nhỏ lẻ, cục bộ của các tỉnh. Trước đây, việc dừng khai thác cát khiến dư luận rất đồng tình nhưng nay, tại sao cấp phép trở lại? Cấp phép để làm gì, để thu tiền khai thác khoáng sản hay muốn nắn dòng chảy, hay chống xói lở? Dù là bất cứ lý do gì cũng không thể chấp nhận?”, ông Lê Huy Bá chia sẻ.
Mặt khác, để sông Đồng Nai không biến thành con sông chết, ông Lê Huy Bá còn đề nghị các cơ quan chức năng của 11 tỉnh, thành có sông Đồng Nai chảy qua phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp theo đúng quy trình, quy phạm; nước sau xử lý phải đạt loại A mới được thải ra sông.
Các đơn vị, doanh nghiệp tại các khu chế xuất, khu công nghiệp Đồng Nai đo nồng độ các chất trong nước thải để đảm bảo nguồn nước sạch trước khi xả ra môi trường.
Theo ông ặng Minh ức, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ồng Nai, để giữ cho hệ thống sông Đồng Nai không ô nhiễm, các địa phương trong lưu vực sông ồng Nai cần tập trung kiểm soát chất lượng nước thải và cập nhật nguồn thải có lưu lượng xả thải từ 200m3/ngày trở lên để đảm bảo độ tiếp nhận của hệ thống lưu vực sông Đồng Nai trong ngưỡng an toàn. Ngoài ra, cần tăng cường các hình thức trao đổi thông tin, tăng cường công tác thanh kiểm tra, nhất là địa bàn giáp ranh để ngăn chặn các vụ xả thải gây ô nhiễm cho hệ thống sông Đồng Nai. Tại mỗi tỉnh giáp ranh cũng cần đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động để chủ động kiểm soát nguồn xả thải và chất lượng nguồn nước…
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, để đảm bảo an ninh nguồn nước, cần thiết phải có một quy hoạch tổng thể tài nguyên nước, kế hoạch quản lý tài nguyên nước dài hạn và ngắn hạn phục vụ công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, hiệu quả. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào 7 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với tổng cống suất xử lý 1.160.000 m3/ngày, tổng vốn đầu tư gần 46.000 tỷ đồng. Khi hoàn thành các nhà máy này, 100% lượng nước thải sinh hoạt của TP Hồ Chí Minh sẽ được xử lý an toàn trước khi chảy ra sông ngòi, kênh rạch.
Trong khi đó, TS Đào Trọng Tứ, Trưởng Ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng, vai trò liên kết để bảo đảm nguồn nước mặt sông Đồng Nai rất quan trọng. Sông Đồng Nai là một con sông chảy qua nhiều tỉnh, thành phía Nam nhưng sự hợp tác giữa các tỉnh, thành để phát triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai còn mang tính hình thức, nhỏ lẻ và rời rạc. Tất cả chỉ thông qua họp và trao đổi hơn là có được các kế hoạch hành động cụ thể.
Vì vậy, TS Đào Trọng Tứ đề nghị, đã đến lúc các tỉnh, thành phố phải cải tổ cách quản lý hệ thống sông Đồng Nai bằng việc tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành phố. Trong đó, các tỉnh cần ngồi lại bàn bạc với nhau về các giải pháp bảo vệ nguồn nước và tăng cường công tác thanh kiểm tra liên tỉnh, liên vùng để xử lý các đơn vị vi phạm về môi trường, về khai thác cát lậu gây ảnh hưởng đến môi trường nước sông Đồng Nai ra sao… Một khi sự liên kết giữa các tỉnh, thành phố có sông Đồng Nai chảy qua càng chặt chẽ, càng bền vững thì mới trị được vấn nạn ô nhiễm nguồn nước và tình trạng “cát tặc” hoành hành trên sông Đồng Nai.
TP.HCM: Cháy du thuyền trên sông Sài Gòn, 3 người thoát chết
Ngày 11.11, lực lượng chức năng TP.HCM điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy du thuyền trên sông Sài Gòn.
Ngày 11.11, Phòng CSGT đường thủy Công an TP.HCM đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan điều tra vụ cháy du thuyền trên sông Sài Gòn.
Hiện trường vụ việc. Ảnh C.T.V
Theo đó, đêm trước (10.11), ông Nguyễn Văn Nhất điều khiển du thuyền chở theo 10 khách đi trên sông Sài Gòn hướng từ TP.Thủ Đức đi đến cầu Bến Súc. Đi cùng ông Nhất, có thuyền phó và thuyền viên.
Khi tàu qua khỏi cầu Bến Súc (thuộc xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi, TP.HCM) khoảng 1 km thì sang khách qua 1 ca nô.
Sau đó, ông Nhất lái du thuyền chở theo thuyền phó và thuyền viên quay trở lại TP.Thủ Đức. Khi du thuyền đi đến đoạn thuộc tổ 7 (ấp Phú Lợi, xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), chiếc du thuyền bất ngờ bốc cháy từ hầm máy.
3 người hô hoán tìm cách dập lửa nhưng bất thành, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng. May mắn, lúc này có 1 chiếc ghe đi ngang qua tiếp cận hỗ trợ 3 nạn nhân thoát nạn.
Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng làm chiếc du thuyền bị cháy hỏng hoàn toàn, chìm xuống sông Sài Gòn.
Sau vụ việc, Phòng CSGT đường thủy phối hợp cùng đội cứu nạn lên phương án trục vớt du thuyền. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Đổ xô về công viên bên sông Sài Gòn ngắm "trăng máu", người yêu thiên văn nuối tiếc vì "sự cố" Hàng trăm người quan sát "trăng máu" trên bến Bạch Đằng, TP.HCM tỏ ra khá thất vọng khi thời điểm mặt trăng chuyển sang màu đỏ sẫm thì bị mây che khuất. Từ 17h chiều 8/11, hàng trăm người tập trung tại Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) để chiêm ngưỡng hiện tượng "trăng máu" (nguyệt thực toàn phần) cuối cùng...