Cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 4/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.
Hàng nghìn, hàng vạn con cò bay lượn trên Đầm Vân Long. Ảnh minh họa: Minh Đức/TTXVN
Chỉ thị nêu rõ: Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu, với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu và 07 vùng chim đặc hữu; các vùng chim hoang dã, di cư đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa.
Thời gian qua đã có nhiều nỗ lực của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim quan trọng. Nhiều loài chim hoang dã, di cư được đưa vào danh mục để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật, như: loài sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa… Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật; ảnh hưởng đến việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, Hiệp định về Đối tác Đường bay chim nước di cư tuyến Úc – Đông Á (EAAFP) mà Việt Nam là thành viên. Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.
Thiết lập hệ thống giám sát đường bay của loài chim di cư
Để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, đề xuất hoàn thiện, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; hướng dẫn quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên biên giới và điểm dừng chân của chúng.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các quốc gia, tổ chức quốc tế liên quan tăng cường bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư và đường bay xuyên biên giới, các vùng chim di cư quan trọng và điểm dừng chân của chúng tại Việt Nam; phối hợp với các tổ chức quốc tế thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát các đường bay quan trọng của các loài chim di cư; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này.
Xử lý nghiêm hành vi săn, bắt, kinh doanh chim hoang dã
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau).
Tăng cường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý các vùng chim hoang dã, di cư quan trọng của Việt Nam; rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm săn, bắn, bẫy các loài chim hoang dã, di cư.
Đồng thời, tăng cường theo dõi, kịp thời phát hiện các bệnh, dịch có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư có nguy cơ lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gia súc, gia cầm.
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng cảnh sát môi trường tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng chống và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ chim hoang dã, di cư; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường điều tra, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt triệt phá các đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các loài chim hoang dã, di cư xuyên quốc gia.
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tăng cường công tác quản lý, kịp thời xử lý các hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; chỉ đạo, triển khai các biện pháp kiểm tra, xử lý các hình thức quảng cáo, kinh doanh trực tuyến trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư và các công cụ bẫy, bắt chim (lưới, bẫy, linh kiện lắp ráp súng tự chế, súng săn…).
Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, lối mở biên giới kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp mua, bán, vận chuyển, xuất nhập khẩu trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư.
Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan (đặc biệt là lực lượng hải quan cửa khẩu) chủ động, phối hợp với các đơn vị kiểm dịch tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển trái phép các loài chim hoang dã, di cư xuyên biên giới.
Tăng cường tuyên truyền pháp luật bảo vệ động vật hoang dã
Vịt trời, le le là được coi là loài chim nước đặc trưng của đầm Vân Long. Ảnh minh họa: Minh Đức/TTXVN
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường đưa tin, phát sóng các thông điệp, phóng sự, bản tin tuyên truyền pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim hoang dã, di cư; tuyên truyền để người dân không tham gia các hoạt động săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư và các sản phẩm của chúng; chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ hoạt động quảng cáo các sản phẩm, công cụ săn, bắt, bẫy chim hoang dã, di cư (lưới, súng săn, súng tự chế,….).
Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm giám sát các loài chim di cư, bảo tồn và phục hồi các vùng chim hoang dã, di cư quan trọng của Việt Nam.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo thực hiện trên địa bàn các quy định pháp luật có liên quan; tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước, các vườn chim, sân chim và các vùng chim quan trọng trên địa bàn; tổ chức triển khai cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn ký cam kết về việc không mua bán, sử dụng, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang dã không đảm bảo nguồn gốc hợp pháp và xử lý nghiêm các cá nhân, cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm.
Chỉ đạo các cấp chính quyền tại địa phương, cơ quan thực thi pháp luật tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, bẫy, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triệt phá dứt điểm các khu chợ, tụ điểm buôn bán các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật trên địa bàn.
Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, bắn chim hoang dã, di cư; không mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chủ động đấu tranh, tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư…
Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Bến Rừng
Sáng 13/5, tại huyện Thủy Nguyên, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng với thị xã Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh qua sông Đá Bạch.
Đây là hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022) và kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2022).
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng đại diện các bộ, ngành liên quan và hai địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh dự lễ khởi công.
Cầu Bến Rừng được xây mới với kết cấu vĩnh cửu vượt sông Đá Bạch, có chiều dài cầu khoảng 1.865,3 m, cầu chính và cầu dẫn rộng 21,5 m. Cầu chính gồm 4 nhịp, phần cầu dẫn gồm 34 nhịp dầm. Cầu có đường dẫn hai đầu cầu với chiều dài khoảng 410 m; mặt cắt ngang nền đường rộng 22,5 m gồm: 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp, dải an toàn, dải phân cách, lề đường không gia cố. Tổng mức đầu tư dự án gần 2.000 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương là 1.100 tỷ đồng và ngân sách thành phố Hải Phòng là hơn 800 tỷ đồng và ngân sách tỉnh Quảng Ninh là 5,5 tỷ đồng.
Đến thời điểm khởi công dự án, tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường dẫn cầu Bến Rừng thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh dài 2,3 km với tổng mức đầu tư dự kiến 258 tỷ đồng sử dụng ngân sách tỉnh Quảng Ninh. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 5/2024.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại lễ khởi công.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, cầu Bến Rừng khi hoàn thành sẽ mở ra không gian phát triển mới, tạo điều kiện khai thác tiềm năng to lớn của huyện Thủy Nguyên và thị xã Quảng Yên, trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng.
Thành phố Hải Phòng cần tập trung hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố với việc kế thừa các quan điểm và định hướng phát triển tại Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, Quyết định 1448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thực tiễn phát triển sinh động, sáng tạo, riêng có của thành phố Hải Phòng..., trên nguyên tắc phải đảm bảo và nâng cao chất lượng đô thị, tuyệt đối không ảnh hưởng đến chỉ tiêu đất cây xanh, mặt nước, công trình công cộng và an sinh xã hội...
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng, đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai công trình, nhất là việc giải phóng mặt bằng (10,77 ha đất phía Thủy Nguyên và 7,53 ha phía thị xã Quảng Yên hiện đang nuôi trồng thủy sản).
Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng huy động tối đa nguồn lực, kinh nghiệm đã có trong triển khai các dự án giao thông của thành phố; khẩn trương tổ chức thi công trên công trường, bảo đảm tuyệt đối an toàn, chất lượng và tiến độ. Để công trình phát huy hiệu quả, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối cả bên phía Hải Phòng (kết nối đường 359, Quốc lộ 10, các khu đô thị bắc sông Cấm, khu công nghiệp VSIP...) và Quảng Ninh (kết nối đường 338, Quốc lộ 18, các khu đô thị và công nghiệp đầm nhà Mạc, sông Khoai...). Các địa phương cần chủ động phối hợp rà soát, cập nhật, bổ sung quy hoạch, triển khai các dự án bảo đảm đồng bộ, kịp thời về tiến độ.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các công trình giao thông chiến lược của thành phố như đường ven biển kết nối Hải Phòng - Thái Bình, hệ thống cao tốc nối các địa phương, sân bay Cát Bi,...
Thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh trong những năm vừa qua đã triển khai nhiều chương trình, nội dung hợp tác, thúc đẩy liên kết vùng và đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đông Bắc Bộ.
Cụ thể hóa Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình làm việc giữa Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ các Tỉnh ủy: Quảng Ninh, Hải Dương về: "Thống nhất hợp tác đẩy nhanh tốc độ phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng", thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất triển khai dự án Đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng kết nối huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng với thị xã Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh nhằm góp phần thúc đẩy liên kết vùng, mở rộng không gian phát triển mới, kiến tạo cảnh quan - kiến trúc công trình hiện đại, giàu bản sắc, thiết thực phục vụ cho phát triển du lịch hai địa phương.
Phê duyệt khung chính sách tái định cư Dự án cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh Ngày 6/5, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phê duyệt Khung chính sách về bồi...