Cao ủy nhân quyền LHQ: Biểu tình ở Mỹ phơi bày những bất bình đẳng cố hữu
Ngày 2/6, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Michelle Bachelet cho rằng các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố ở Mỹ, xuất phát từ cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, cho thây “nạn bạo lực của c ảnh sát” nhằm vào người da màu và sự bất bình đẳng cố hữu trong tiếp cận y tế, giáo dục và việc làm.
Người dân tham gia biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc, tại New York, Mỹ ngày 30/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, bà Bachelet cho rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã có “tác động tàn phá” đối với người gốc Phi và các sắc tộc thiểu số ở Brazil, Anh, Pháp và Mỹ, đồng thời kêu gọi khả năng tiếp cận dễ dàng hơn trong xét nghiệm y tế và chăm sóc sức khỏe dành cho những đối tượng này.
Bà Michelle Bachelet nói: “Virus này đang phơi bày những bất bình đẳng cố hữu bị phớt lờ trong thời gian quá dài. Tại Mỹ, các cuộc biểu tình nổ ra xuất phát từ cái chết của George Floyd đang nhấn mạnh không chỉ bạo lực của cảnh sát nhằm vào người da màu, mà còn cả những bất bình đẳng trong y tế, giáo dục, tuyển dụng và sự phân biệt chủng tộc cố hữu”.
Liên quan đên các cuôc biêu tinh sau cai chêt cua George Floyd, cung ngay, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình chông phân biêt chung tôc tại Mỹ là rất đáng báo động. Người phát ngôn này nhấn mạnh: “Tình trạng bạo lực mà chúng ta đang chứng kiến ở Mỹ rõ ràng là rất đáng quan ngại”.
Cái chết của người đàn ông gốc Phi George Floyd tại sở cảnh sát bang Minnesota đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ trong những ngày qua.
Hiện hàng chục thành phố của Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm ở mức độ chưa từng thấy kể từ sau các cuộc bạo động bùng phát sau vụ ám sát nhà hoạt động Martin Luther King Jr. năm 1968.
Làn sóng biểu tình ủng hộ phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ cũng đã lan rộng ra các nước khác. Từ ngày 31/5, một số cuộc biểu tình đã diễn ra tại Canada, Anh, Đức và New Zeland bất chấp các biện pháp giãn cách xã hội thời kỳ dịch bệnh.
Video đang HOT
Covid-19 chững lại ở Mỹ, đổi hướng tấn công Anh, Pháp
Số ca tử vong do Covid-19 dường như chững lại ở New York, Mỹ và phản ánh xu hướng đang diễn ra ở Italia, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khủng hoảng do Covid-19 gây ra đang leo thang một cách báo động ở Anh.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (Ảnh Reuters)
Thủ tướng Anh vào phòng chăm sóc tích cực
Theo AP, Thủ tướng Anh Boris Johnson, 55 tuổi, tối qua (6/4) đã được đưa vào phòng chăm sóc tích cực sau khi tình hình của ông chuyển biến xấu.
Ông Johnson hiện vẫn tỉnh và chưa cần thiết phải thở máy ngay lập tức, văn phòng Thủ tướng Anh xác nhận. Thủ tướng Anh là người đứng đầu chính phủ đầu tiên trên thế giới ngã bệnh vì nhiễm virus corona chủng mới.
Dịch đạt đỉnh ở nơi virus tấn công mạnh nhất Mỹ
Tại New York, Thống đốc Andrew Cuomo thông báo những dấu hiệu đầu tiên, không mấy rõ rệt rằng dịch Covid-19 tại bang này có thể đã đạt đỉnh hoặc gần đỉnh.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, hiện giờ vẫn chưa phải là thời gian có thể nới lỏng các hạn chế để tách mọi người ra xa nhau. Nhà lãnh đạo này đã yêu cầu các mức phạt nặng hơn đối với những ai vi phạm.
Ông Cuomo cho hay, các ca tử vong vì virus corona chủng mới ở Mỹ đã vượt qúa 10.000 và số ca nhiễm vào khoảng 350.000.
Covid-19 đổi hướng sang Anh, Pháp
Dịch Covid-19 ở những nơi khác lại đi theo hướng ngược lại với New York: Pháp ghi nhận số ca tử vong vì virus corona chủng mới trong 24h qua vọt lên mức kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát ở nước này, thêm 833 người thiệt mạng.
Thủ tướng Nhật Abe Shinzo cho biết, hôm nay ông sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ở một số khu vực, trong đó có Tokyo, sau khi các ca nhiễm tăng vọt.
Số ca tử vong vì Covid-19 ở Anh đã tăng thêm 400 trong ngày 6/4, nâng tổng số người chết do virus corona chủng mới lên gần 5.400.
Trên toàn thế giới, hơn 1,3 triệu người được xác nhận nhiễm Covid-19 và hơn 70.000 người đã chết, thống kê của Đại học John Hopkins cho biết. Tuy nhiên, con số thực chắc chắn cao hơn nhiều do số lượt xét nghiệm có giới hạn cũng như cách đếm ca tử vong và nhiễm bệnh của nhiều nước khác nhau.
Cách ly xã hội phát huy tác dụng làm virus chậm lây lan
Dữ liệu thống kê mới nhất cho thấy, cách ly xã hội dường như đã phát huy tác dụng ở một số quốc gia, tốt hơn so với dự đoán.
Một số nơi trên thế giới, như Áo và Cộng hoà Czech đều công khai thảo luận về cách thức nới lỏng một số hạn chế, bắt đầu bằng việc mở cửa trở lại một số cửa hàng nhỏ và các cửa hàng bán cây cối vào tuần tới.
Tại Italia, số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày tiếp tục giảm, số trường hợp phải điều trị tích cực đã giảm ngày thứ 3 liên tiếp. Thủ tướng Italia Giupseppe Conte cam kết, người Italia sẽ sớm được hưởng thành quả từ sự hy sinh tự do cá nhân. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này từ chối nói, khi nào lệnh phong toả sẽ được dỡ bỏ.
Cho tới giờ, Italia vẫn là nước có số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới, hơn 16.500. Tuy nhiên, sức ép với các khoa chăm sóc tích cực ở phía bắc nước này đã giảm xuống nhiều và hiện khu vực này không cần phải chuyển bệnh nhân bằng đường không tới các khu vực khác.
Tại Tây Ban Nha, số người tử vong và nhiễm mới cũng tiếp tục giảm. Bộ Y tế nước này cho biết, có thêm 637 ca tử vong trong ngày hôm qua, và đây là mức thấp nhất trong 13 ngày. Các ca nhiễm mới cũng thấp nhất trong 2 tuần. Tổng số người chết vì Covid-19 ở Tây Ban Nha hiện là 13.341, số ca nhiễm là 136.675.
Bộ trưởng Giao thông và các vấn đề thành thị Tây Ban Nha Jose Luis Abalos nói, các số liệu trên cho thấy, nước này đang tiến vào giai đoạn mới của trận chiến. "Giai đoạn mới không có nghĩa là chúng ta lơi lỏng sự đề phòng của mình. Chúng ta phải đánh giá các biện pháp mà chúng ta cần thông qua".
Đó cũng thông điệp được các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới nhắc đi nhắc lại: Bất cứ thắng lợi nào cũng có thể đảo chiều nếu mọi người không tuân thủ các quy định phong toả.
Hoài Linh
Dự luật An ninh Quốc gia Hồng Kông: Anh, Mỹ phản đối quyết liệt; Trung Quốc biện hộ Việc Trung Quốc chuẩn bị ban hành Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông tiếp tục thu hút sự chú ý của các nước. Anh, Mỹ, châu Âu phản đối mạnh mẽ, trong khi Trung Quốc giải thích lý do, biện hộ cho quyết định của mình. Thủ tướng Anh Boris Johnson có kế hoạch cho người dân Hồng Kông tị nạn...