Cao tốc TP.HCM – Long Thành kẹt xe không xả trạm gây bức xúc dư luận
Ùn tắc trước trạm thu phí cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây hơn 500m nhưng đơn vị quản lý không cho xả trạm gây bức xúc dư luận.
Theo Cục Quản lý đường bộ IV, đơn vị đã nhiều lần có văn bản nhắc nhở đơn vị quản lý cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây về việc không thực hiện việc xả trạm, không thu phí khi ùn tắc giao thông trước trạm Long Phước kéo dài trên 500m. Tuy nhiên, phía đơn vị quản lý không thực hiện theo yêu cầu đã gây bức xúc dư luận.
Kẹt xe kéo dài trên cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây
Mới đây, trong dịp lễ 30/4 và ngày 1/5, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây theo hướng TP.HCM đi Đồng Nai xảy ra ùn tắc kéo dài.
Trong đó, đoạn gần trạm thu phí Long Phước rơi vào tình trạng kẹt cứng, các xe phải “bò” trên đường. Tuy nhiên, phía đơn vị quản lý là Công ty CP dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam không thực hiện mở cửa trạm thụ phí.
Cục Quản lý đường bộ IV đã chỉ đạo lực lượng thanh tra xuống hiện trường lập biên bản làm việc với đơn vị quản lý
Video đang HOT
Tại biên bản, cơ quan chức năng ghi nhận tình hình xe cộ đông, di chuyển chậm trên tuyến cao tốc, đồng thời đề nghị đơn vị quản lý phải có phương án xả trạm khi xảy ra ùn tắc kéo dài.
Tuy nhiên, đây là không phải là lần duy nhất mà trước đó rất nhiều lần xảy ra tình trạng tương tự và mặc dù Chính phủ, Bộ GTVT có chỉ đạo xả trạm nhưng đơn vị quản lý vẫn… ‘bỏ ngoài tai’.
“Chúng tôi đã có văn bản báo cáo gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam để giải quyết dứt điểm, không thể để tình trạng này kéo dài”- một lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ IV nhận định.
Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đưa vào sử dụng từ năm 2015 có chiều dài gần 55 km với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h; tổng số vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng.
Tuyến cao tốc này là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo thống kê, đây là tuyến có mật độ xe qua lại đông nhất trong các tuyến giao thông trọng điểm khu vực phía Nam. Năm 2015, cao tốc ghi nhận phục vụ 10 triệu lượt, nay đã tăng lên 16,5 triệu lượt.
Vào cao điểm cuối tuần, lưu lượng xe trung bình lưu thông khoảng 40.000-43.000 lượt/ngày đêm. Trong khi đó vào dịp lễ, Tết đạt hơn 60.000 lượt xe/ngày đêm dẫn đến tình trạng kẹt xe, ùn ứ trên tuyến và khu vực các trạm thu phí.
Phân luồng phương tiện trong thời gian thi công cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý
Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý là một trong những đầu mối giao thông trọng điểm, nằm ở khu vực trung tâm TP Đà Nẵng, hàng ngày, có mật độ lưu thông qua khu vực nút rất lớn. Vì vậy, khi triển khai dự án cải tạo cụm nút giao thông này sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông.
Nhằm đảm bảo lưu thông bình thường qua khu vực nút và các khu vực lân cận, đồng thời đảm bảo tiến độ thi công cải tạo Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý, ngày 5-5, ông Lê Văn Lâm - Giám đốc Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông Đà Nẵng - đơn vị điều hành dự án này, cho biết: UBND TP đã thông qua chủ trương phân luồng giao thông trong thời gian thi công công trình.
Phối cảnh công trình cải tạo Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý.
Phân luồng từ xa
Dự án cải tạo Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý có quy mô 3 tầng, trong đó, cầu vượt bố trí trên đường 2-9 vượt qua nút giao thông 2-9 - Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Trỗi, hầm bố trí dưới tuyến đường Duy Tân - Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Trỗi đoạn từ khu vực gần đường Lê Đình Thám đến đầu cầu Trần Thị Lý... với tổng vốn đầu tư hơn 723 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Khởi công vào ngày 29-3-2020, theo kế hoạch dự án này sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng vào tháng 6-2021.
Để triển khai dự án, cơ quan chức năng triển khai phương án phân luồng từ xa kể từ ngày 1-5 và phương án phân luồng giao thông gần áp dụng từ ngày 9-5. Khu vực hạn chế phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường bao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Hữu Thọ - Xô Viết Nghệ Tĩnh - cầu Tuyên Sơn - Hồ Xuân Hương - Ngũ Hành Sơn - Ngô Quyền - Võ Văn Kiệt (đoạn từ nút Ngô Quyền đến cầu Rồng) - cầu Rồng. Các phương tiện di chuyển trên các tuyến đường bao lưu thông theo biển báo hiện trạng. Khu vực phía trong phạm vi các đường bao hạn chế các phương tiện và thời gian lưu thông, như sau: đối với xe tải có khối lượng hàng trên 2,5 tấn: cấm lưu thông 24/24 giờ trong khu vực hạn chế; đối với ô-tô khách trên 30 chỗ ngồi (trừ xe buýt): cấm lưu thông 24/24 giờ trong khu vực hạn chế; riêng khu vực đường bao thuộc địa bàn Q.Ngũ Hành Sơn và Q.Sơn Trà chỉ cấm trong phạm vi đường đầu cầu phía Đông cầu Trần Thị Lý để hạn chế xe qua cầu đi vào khu vực thi công.
Về phạm vi phân luồng giao thông gần, như sau: khu vực hạn chế gần được giới hạn bởi các tuyến đường bao Trưng Nữ Vương - Phan Thành Tài - 2-9 - Nguyễn Sơn Trà - Núi Thành - Duy Tân - đường dẫn lên cầu Trần Thị Lý. Phạm vi này sẽ tổ chức phân luồng giao thông trong quá trình thi công tùy theo từng giai đoạn.
Lực lượng Thanh tra Sở GTVT TP Đà Nẵng hướng dẫn giao thông qua khu vực Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý.
Phân luồng giao thông gần
Phương án phân luồng giao thông gần áp dụng từ ngày 9-5. Phạm vi điều tiết đảm bảo giao thông trong phạm vi thi công (giai đoạn 1) được giới hạn bởi các tuyến đường: Trưng Nữ Vương - Duy Tân - Núi Thành - Nguyễn Sơn Trà - 2-9 - Trần Thị Lý (cầu Trần Thị Lý - nút giao Ngô Quyền (Nguyễn Văn Thoại) - Trần Thị Lý - Bạch Đằng nối dài - Bình Minh 6 - Phan Thành Tài - Trưng Nữ Vương. Về giải pháp điều tiết đảm bảo giao thông như sau: đường sau lưng khu nhà hàng tiệc cưới và đường Nguyễn Sơn Trà nối dài: cấm lưu thông 24/24 giờ tất cả các phương tiện (cho phép lưu thông nội bộ); các tuyến đường Trần Thị Lý, Duy Tân (từ Trưng Nữ Vương đến Núi Thành), Hoàng Diệu (từ Trưng Nữ Vương đến Duy Tân) và Lê Đình Thám (từ Trưng Nữ Vương đến Duy Tân): cấm xe khách từ 16 chỗ trở lên lưu thông 24/24 giờ; đường Trưng Nữ Vương (từ Duy Tân đến Núi Thành): cấm xe khách từ 16 chỗ trở lên lưu thông giờ cao điểm (buổi sáng từ 6h30 đến 8h30, buổi chiều từ 16h đến 19h); đường 2-9 và đường Núi Thành: cho phép tất cả phương tiện lưu thông qua khu vực nút (riêng xe ô-tô khách từ 16 chỗ trở lên chỉ cho phép đi thẳng qua khu vực nút giao đang thi công); nút giao Trần Thị Lý - Bạch Đằng nối dài: cấm 24/24 giờ tất cả các phương tiện lưu thông. Về hướng di chuyển của các phương tiện qua khu vực thi công: đường Trần Thị Lý (đoạn từ 2-9 đến đầu cầu Trần Thị Lý): lưu thông dọc trên đường tạm hai bên hàng rào tôn; đường Duy Tân (từ Lê Đình Thám đến Núi Thành): lưu thông dọc trên đường nhựa hiện trạng bên phải hàng rào tôn, 2 chiều xe chạy được phân cách bằng cọc cao su mềm phản quang; đường 2-9 (từ Trần Thị Lý đến Bình Minh 10): lưu thông dọc hai bên hàng rào tôn; nút giao Duy Tân - Hoàng Diệu đảm bảo lưu thông lần lượt 1/2 nút.
UBND TP giao Công an TP, Thanh tra Sở GTVT phối hợp cùng với đơn vị điều hành dự án và các nhà thầu bố trí lực lượng chốt trực hỗ trợ công tác phân luồng giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông, đồng thời thường xuyên theo dõi tình hình giao thông thực tế và báo cáo kịp thời để có giải pháp điều chỉnh phân luồng giao thông cho phù hợp; giao đơn vị điều hành dự án phối hợp với Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng TP Đà Nẵng điều chỉnh chu kỳ đèn các nút giao thông trong khu vực (nếu cần) trong quá trình thi công, bảo đảm các phương tiện lưu thông thông suốt... "Chúng tôi rất mong muốn người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị nắm chắc phương án phân luồng giao thông để việc đi lại được thuận tiện, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng do quá trình thi công gây ra và cũng tạo điều kiện cho dự án được thi công xây dựng đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra", Giám đốc Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông Đà Nẵng Lê Văn Lâm chia sẻ như vậy.
Tạm dừng thi công, đào đường trong kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công các công trình...