Cao tốc Nội Bài – Sapa thông tuyến – bệ phóng cho BĐS Sapa
Dự án cao tốc Nội Bài – Sapa được thông toàn tuyến với 4 làn xe giúp rút ngắn quãng thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Sapa chỉ còn 3h – du lịch, bất động sản Sapa tiếp tục đón nhận những tín hiệu tích cực.
Tuyến đường mang ý nghĩa lớn lao
Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai được khởi công xây dựng từ tháng 4 – 2009 theo tiêu chuẩn cao tốc loại A. Đoạn đường từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 100km/ giờ. Đoạn đường từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80km/ giờ. Tổng chiều dài dự án là 245km, có 120 cầu lớn nhỏ, một hầm xuyên núi, một hầm chui.
Sau 8 năm đi vào hoạt động, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc mở rộng Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đoạn Yên Bái – Lào Cai. Theo đó đoạn cao tốc Yên Bái – Lào Cai dài 83 km, từ quy mô 2 làn xe lên 4 làn xe, chiều rộng nền đường 24m, vận tốc thiết kế 100 km/h. Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án mở rộng đoạn Yên Bái – Lào Cai lên 4 làn xe là 8.740 tỷ đồng.
Trong đó đầu tư mở rộng 2 làn xe lên 4 làn xe đoạn Yên Bái – Lào Cai là 5.663,718 tỷ đồng; đầu tư tạo nhám đoạn và mở 3 cầu đoạn Nội Bài – Yên Bái là 3.076,326 tỷ đồng.
Cao tốc Nội Bài – Lào Cai là “xương sống” kết nối giữa vùng thủ đô và Tây Bắc tới Trung Quốc. Đến thời điểm thông xe toàn tuyến với 4 làn xe, ô tô khi lưu thông qua tuyến đường này sẽ chỉ mất 3h đồng hồ thay vì 7h như trước đây, tai nạn giao thông do đường núi hiểm trở cũng sẽ được giảm thiểu. Từ đó tuyến đường này phát huy vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch, bất động sản tại địa phương cũng như khu vực Tây Bắc.
Video đang HOT
Đường cao tốc Hà Nội Lào Cai giúp rút ngắn thời gian di chuyển
Hàng loạt các hạng mục giao thông được triển khai
Lào Cai liên tục đón nhận những tín hiệu đầu tư tích cực về hạ tầng giao thông. Sau tin vui về việc mở rộng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là thông tin cây cầu Móng Sến – cây cầu cạn trên mây cao nhất Việt Nam – sắp được thông xe khi các hạng mục thi công đã hoàn thiện đến 99%, giúp xóa điểm đen giao thông ùn tắc, nguy hiểm.
Vào tháng 3, Cảng hàng không Sapa đã khởi công, đánh thức hành lang kinh tế Đông – Tây Bắc. Với gần 7.000 tỷ đồng đầu tư, sân bay lớn nhất khu vực cũng chính là cú đột phá về phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Lào Cai và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Tuyến đường kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài khoảng 147 km đã khởi công xây dựng. Đây là tuyến đường bộ quan trọng với sự phát triển kinh tế của các tỉnh Lai Châu, Lào Cai…
Hạ tầng giao thông – Tiếng pháo mở đường cho bất động sản, du lịch, kinh tế
Việc đi lại dễ dàng chính là bước đột phá đầu tiên cho kinh tế, du lịch và bất động sản. Có thể nói việc xuất hiện đồng loạt các hạng mục giao thông thuận tiện – hiện đại như sân bay và các tuyến đường cao tốc – tạo lên một nền tảng vững chắc để Lào Cai bứt tốc.
Xét về khía cạnh du lịch, Sapa vốn sở hữu vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh, thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm – giờ đây xứ sở thần tiên này có thể đón du khách quốc tế trực tiếp mà không cần qua sân bay Nội Bài. Du khách đến Hà Nội chỉ mất chưa đến 3h đồng hồ là có thể tận hưởng bầu không khí mát lạnh của Sapa. Số lượng khách du lịch dự tính sẽ tăng gấp nhiều lần khi có sự có mặt của các công trình giao thông hiện đại này.
Xét về khía cạnh bất động sản, kể từ khi manh nha thông tin có sự xuất hiện của sân bay và đường cao tốc, hàng loạt các tập đoàn lớn đã đầu quân tại Sapa như Vingroup, SunGroup, Bitexco, T&T hay DragonGroup…tìm đến để phát triển sản phẩm. Vốn dĩ Sapa đã là vùng đất được nhiều nhà đầu tư quan tâm, thậm chí có những khu vực được ví như “tấc đất tấc vàng” – ngang phố cổ Hà Nội – giờ đây bất động sản Sapa lại có thêm những động lực mới để “cất cánh”.
Lào Cai – vùng đất nằm ở tâm điểm giữa Đông và Tây Bắc – trên trục dọc kết nối giao thương Trung Quốc và Việt Nam nên có thể thu hút nhiều nhà đầu tư, người buôn bán…về đây sinh sống, làm ăn. Giờ đây có thêm bức tranh hạ tầng tuyệt đẹp sẽ càng là mảnh đất màu mỡ để các nhà đầu tư làm nên những cơ đồ nghìn tỷ.
Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Ngày 6/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1045/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công - tư).
Một đoạn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây được đưa vào khai thác. Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN
Mục tiêu dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 20; hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Liên Khương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung; tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú với tổng chiều dài khoảng 60,1 km; đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế 100 km/h. Địa điểm thực hiện tại tỉnh Đồng Nai.
Dự kiến thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện Dự án từ năm 2021 đến năm 2025. Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT).
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án: 8.365,651 tỷ đồng. Phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp khoảng 7.065,651 tỷ đồng. Phần vốn nhà nước tham gia trong dự án: khoảng 1.300 tỷ đồng.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật PPP và pháp luật về đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án, triển khai thủ tục thẩm định, phê duyệt Dự án theo quy định pháp luật; tổ chức triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch được duyệt và các quy định pháp luật có liên quan.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, cân đối bố trí nguồn vốn nhà nước trong Dự án để triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị mặt bằng xây dựng để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 56 của Luật PPP, quy định pháp luật về đất đai.
Quảng Ngãi quyết liệt giải phóng mặt bằng cho dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam Tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện quyết liệt các biện pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng để Ban Quản lý dự án 2 khởi công sớm Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo Chủ tịch...