Cao tốc Karakoram vẻ đẹp hùng vĩ xứng danh kỳ quan thứ 8 của nhân loại
Cao tốc Karakoram là một cung đường trải nhựa nằm ở vị trí cao nhất trên thế giới. Trải dài quanh cao tốc là những cảnh đẹp gây choáng ngợp của thiên nhiên hùng vĩ.
Sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo của người dân dọc cung đường càng làm cho cuộc sống nơi đây thêm thú vị hơn. Chuyến tham quan nhất định sẽ khiến du khách nhớ mãi không quên nơi được mệnh danh là “ kỳ quan thứ 8 của nhân loại”.
Cao tốc Karakoram kỳ quan thứ tám của nhân loại
Cao tốc Karakoram còn được gọi là Khách Lạt Côn Lôn. Công trình cao tốc dài 1.290km đã được hoàn thành vào năm 1979. Đó là thời điểm 20 năm sau khi chính phủ Trung Quốc và Pakistan quyết định hợp tác xây dựng công trình này. Mục đích là để nối liền các tỉnh Pakistan (Gilgit-Baltistan) với khu vực Tân Cương của Trung Quốc.
Cao tốc được vinh danh như kỳ quan thứ 8 của nhân loại là vì độ cao cũng như điều kiện xây dựng khác nghiệt. Karakoram nằm ở độ cao 4.600m so với mực nước biển. Một con đường trải nhựa cheo leo trên cao, không thể bắt gặp ở nơi nào khác. Đây chính là độ cao huyền thoại khiến cao tốc trở nên đặc biệt.
Cao tốc Karakoram – Kỳ quan thứ 8 của nhân loại
Hơn nữa, cao tốc trải dài bên cạnh dãy núi Karakoram hiểm trở. Thời tiết trên cao khắc nghiệt, lại dễ xảy ra thiên tai như sạt lở, lũ quét,… Vì vậy, để xây dựng được công trình này, các công nhận thật sự đã rất vất vả.
Khe núi nhỏ hẹp, gió lớn thổi thường xuyên, lở đất,… khiến việc xây dựng bị gián đoạn. Công trình cuối cùng được hoàn thành là một sự nỗ lực của hàng ngàn con người. Do đó, cao tốc xứng danh là kiệt tác kiến trúc và thiên nhiên – kỳ quan thứ 8 của nhân loại.
Cuộc sống bên cung đường cao tốc
Cuộc sống bên cung đường cao tốc thể hiện rõ nét qua khung cảnh thiên nhiên và con người nơi đây. Thiên nhiên hùng vĩ cùng với nhiều địa điểm ấn tượng dọc theo đường đi. Tất cả sẽ dẫn dắt du khách đi từ ngạc nhiên này đến những điều thú vị khác.
Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ
Dọc theo 2 bên cao tốc Karakoram là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Đặc biệt là vẻ đẹp kỳ diệu của núi đồi. Cao tốc đi ngang qua 3 dãy núi vĩ đại của Trái Đất: Himalaya, Karakoram và Hindu Kush.
Trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đi trên cung đường Karakoram chính là được ngắm nhìn núi đồi. Những ngọn núi cao hiểm trở kéo dài vô tận, có nét sơ khai, hùng vĩ, đẹp đến choáng ngợp.
Thung lũng Hunza – “thiên đường hạ giới” đẹp mê lòng người
Thung lũng Hunza nổi tiếng với biệt danh “thiên đường hạ giới”. Vẻ đẹp nơi đây luôn khiến mọi du khách ấn tượng. Pháo đài Baltit đẹp nao lòng giữa rừng cây vàng, dưới ánh nắng rực rỡ.
Hồ Attabad, dãy Passu Cathedral Ridge hoành tráng, hiểm trở đẹp đến nao lòng người. Tất cả những khung cảnh trên đều hội tụ trên chuyến cao tốc này. Một không gian thơ mộng như bức tranh về chốn thần tiên chính là để mô tả nơi đây.
Cuộc sống của con người bên cung đường cao tốc
Xuyên suốt con đường cao tốc, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều nhóm cộng đồng đa dân tộc, đa tôn giáo. Sự đa dạng tạo nên cuộc sống thú vị của người dân quanh Karakoram. Người dân nơi đây đặc biệt vô cùng hiếu khách.
Quanh đây, người địa phương mở rất nhiều hàng quán phục vụ việc ăn uống của hành khách. Các món ăn truyền thống của người Pakistan là bánh Nan và trà sữa Chai. Đây là 2 món đặc sản mà du khách nhất định phải nếm thử.
Bánh Nan và trà sữa Chai – ẩm thực đặc sản mang vị ngon lưu luyến
Người dân Pakistan rất trân trọng con đường cao tốc này. Giao thông thuận tiện hơn, cuộc sống của họ cũng trở nên thoải mái hơn. Điều này được tạo nên nhờ sự hy sinh, nhờ công sức của rất nhiều người. Chính vì vậy, cao tốc còn chứa đựng cả giá trị văn hóa và tinh thần.
Làm sao để đi đến cao tốc Karakoram?
Để khám phá trọn vẹn cao tốc Karakoram, du khách có thể tự thuê xe để di chuyển. Đơn giản hơn, có thể đi bằng xe buýt từ Rawalpindi, cách thủ đô Islamabad 14km về phía nam. Bến xe buýt khá rộng lớn, có cả hãng xe VIP xuất phát đi Gilgit vào lúc 4h chiều.
Để thuận tiện và thoải mái hơn, du khách có thể thuê xe ô tô có người lái từ thủ đô. Xe sẽ chạy tới thị trấn Tashkurgan để nhập cảnh vào Trung Quốc. Di chuyển bằng cách này giúp bạn dư dả thời gian ngắm các cảnh đẹp ven đường cao tốc. Hơn nữa, dọc đường có rất nhiều địa điểm du lịch thú vị. Bạn có thể dừng chân lâu hơn tại bất cứ đâu.
Có nhiều cách di chuyển đến cao tốc như xe buýt, thuê xe riêng,…
Giá vé xe buýt khoảng 2.000 PKR (12,8 USD). Bạn cũng có thể đi xe buýt trực tiếp đến Tashkurgan. Sau đó lại tiếp tục đi xe buýt đến Kashgar của Trung Quốc để kết thúc chuyến hành trình.
Có khá nhiều cách di chuyển đến Karakoram. Việc lựa chọn cách di chuyển nào cho phù hợp hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi du khách.
Khi đến cao tốc Karakoram cần chuẩn bị gì?
Video đang HOT
Cũng như nhiều chuyến xuất ngoại khác, để đến cao tốc Karakoram, du khách cần chuẩn bị 2 thứ. Đó là visa và vé máy bay.
Visa
Cao tốc nối liền giữa hai quốc gia là Trung Quốc và Pakistan. Vậy nên du khách cần xin visa của cả 2 nước.
Việc xin visa Trung Quốc không quá khó. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị trước thật đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Sau đó hoàn thành đúng các thủ tục tại Đại sứ quán Trung Quốc nếu có hộ khẩu ngoài Bắc. Còn lại, bạn sẽ đến xin visa tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM.
Tiếp theo là visa du lịch Pakistan. Bạn có thể trực tiếp đến Đại sứ quán Pakistan tại Hà Nội. Hoặc cách đơn giản hơn là xin e-Visa trực tuyến. Cách thức cũng rất đơn giản, đều được hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
Trong hồ sơ bạn chuẩn bị cần có các giấy tờ sau:
Hộ chiếu
Hồ sơ chứng nhận công việc
2 ảnh chân dung
Chứng minh tài chính
Lịch trình chuyến đi (vé máy bay, lịch trình chi tiết, bảo hiểm du lịch,…)
Việc xin visa nên được chuẩn bị từ sớm để tránh các vấn đề phát sinh. Các công ty du lịch có thể hỗ trợ việc xin visa dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu gặp bất cứ khó khăn gì, đừng ngại nhờ đến sự giúp đỡ của các đơn vị lữ hành.
Vé máy bay
Hiện tại vẫn chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam đến Pakistan. Để đến được Pakistan, bạn sẽ phải quá cảnh tại một nước thứ ba. Các nước đó thường là Thái Lan, Trung Quốc hoặc Malaysia,… Thông thường, du khách lựa chọn bay với hãng Thai Airways và quá cảnh ở Bangkok.
Chưa có tuyến bay thẳng từ Việt Nam đến Pakistan nên du khách sẽ phải quá cảnh tại nước thứ ba
Chúng ta cũng đã biết cao tốc kéo dài từ Pakistan đến Trung Quốc. Vì vậy, chuyến đi sẽ là vé một chiều, điểm đến là thủ đô Islamabad – Pakistan. Kết thúc chuyến hành trình chính là điểm cuối của cao tốc. Đó là thành phố Kashgar của Trung Quốc. Và chúng ta sẽ đón chuyến bay về Việt Nam tại đây.
Như vậy, bạn cần lưu ý vấn đề đặc biệt trên khi đặt mua vé máy bay. Nếu bạn chọn đi theo tour du lịch Pakistan, công ty lữ hành sẽ đảm bảo chu toàn việc này.
Thời gian đẹp nhất
Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, bạn cũng cần lưu ý thời gian đẹp nhất để đến cao tốc Karakoram. Thời gian du lịch chuẩn giúp bạn ngắm trọn vẹn những khung cảnh tuyệt vời. Hơn nữa, còn có thể giúp cho chuyến đi được thuận tiện hơn.
Tháng 6 đến tháng 11 hằng năm chính là quãng thời gian đẹp nhất để khám phá Karakoram. Về thời tiết, giai đoạn này không còn quá khắc nghiệt. Ngược lại, thời tiết trở nên dễ chịu hơn.
Gió nhẹ thổi mát, tuyết phủ đầy mặt đường cao tốc đã bắt đầu tan. Đây chính là dấu hiệu cho thấy thời khắc vi vu phóng xe trên cao tốc đã đến. Còn gì tuyệt vời hơn ngồi trên chiếc xe du lịch để khám phá từng ngóc ngách của cao tốc.
Thời điểm du lịch Karakoram đẹp nhất là từ tháng 6 – tháng 11
Nói về sự thuận tiện, đây là thời điểm để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất. Vì từ tháng 11 đến tháng 5, hầu hết các nhà nghỉ sẽ đóng cửa. Cửa khẩu Khunjerab cũng sẽ ngưng hoạt động.
Vậy nên tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm thích hợp nhất để vi vu trên cao tốc trải nhựa Karakoram. Thời tiết thuận lợi để bạn ngắm cảnh núi đồi hùng vĩ. Dịch vụ du lịch cũng được cung cấp đầy đủ nhất vào thời điểm này.
Lưu ý
Cuối cùng, có một số lưu ý mà bạn cần quan tâm khi đến với cao tốc Karakoram:
Như đã biết, cửa khẩu Khunjerab sẽ đóng cửa một thời gian. Cụ thể là từ ngày 1 tháng 12 đến ngày 1 tháng 5 hằng năm.
Các cây ATM dọc cao tốc thường xuyên hết tiền trong máy. Vậy nên bạn cần chuẩn bị trước tiền mặt thật đầy đủ.
Bạn có thể đổi tiền rupee (PKR) sang đồng Nhân dân tệ (RMB) tại thị trấn Sost.
Có rất nhiều chốt kiểm soát dọc đường đi nhằm bảo đảm an toàn. Mỗi khi đến các chốt này, bạn phải dừng lại để đăng ký. Chính vì vậy, hãy luôn mang theo bên mình visa, hộ chiếu bản gốc cùng vài bản copy.
Lưu ý một số vấn đề về văn hóa cũng sẽ giúp bạn có trải nghiệm tuyệt vời hơn. Chẳng hạn như việc chụp hình. Người dân Pakistan rất thân thiện, hiếu khách. Tuy nhiên, khi muốn chụp hình phụ nữ, trẻ em, bạn nên xin phép họ trước. Vì nhiều người không thích hoặc không muốn bị làm phiền.
Trạm Tấu (Yên Bái) Vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng một nẻo Tây Bắc
Trạm Tấu là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, thuộc vùng núi Tây Bắc của nước ta. Trạm Tấu cách thành phố Yên Bái 114km.
Trong khi đó cách Hà Nội khoảng 250km. Trên bản đồ, huyện Trạm Tấu nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, giáp với huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải (Yên Bái) và huyện Bắc Yên (Sơn La).
Trạm Tấu là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Yên Bái
Là một phần của núi rừng Tây Bắc. Trạm Tấu được thiên nhiên ưu ái cho phong cảnh núi non trùng điệp, sơn thủy hữu tình. Vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, thiên nhiên trong lành khiến du khách đến với Trạm Tấu lưu luyến không muốn rời đi.
Trong những năm gần đây, Trạm Tấu nổi lên thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Đặc biệt là đối với các bạn trẻ, những phượt thủ chính hiệu. Du lịch Trạm Tấu không chỉ được đầu tư nghiêm túc hơn, mà còn đem đến cho du khách những trải nghiệm rất thú vị.
Di chuyển khi đi du lịch Trạm Tấu
Nằm ở khu vực miền núi phía Bắc, địa hình núi cao, đường đi đến Trạm Tấu được nhiều du khách quan tâm. Quãng đường di chuyển tới đây và đường đi tại Trạm Tấu có khó đi hay không? Nên đi như nào? Dưới đây là thông tin dành cho bạn.
Hướng dẫn di chuyển đến Trạm Tấu
Để di chuyển đến Trạm Tấu, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau. Việc này phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách, điều kiện kinh tế và sở thích cá nhân của du khách.
Từ Hà Nội, có ba cách để di chuyển lên Trạm Tấu:
Di chuyển bằng xe khách: Đây là phương tiện di chuyển an toàn, giá rẻ. Bạn có thể đi xe giường nằm từ các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát đến Trạm Tấu. Trên xe, bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi, dành sức cho các hoạt động tham quan. Để chắc chắn thì du khách nên liên hệ với nhà xe đặt chỗ trước. Đặc biệt là vào dịp cuối tuần hay dịp nghỉ Lễ.Di chuyển bằng ô tô riêng: Nếu bạn có ô tô riêng thì việc di chuyển sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Vừa chủ động về mặt thời gian lại vừa có thể tránh mưa, tránh nắng. Để di chuyển bằng phương tiện cá nhân từ Hà Nội lên Trạm Tấu, bạn có thể tham khảo cung đường: đại lộ Thăng Long - QL21 - Sơn Tây - Đèo Khế - Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Trạm Tấu.Di chuyển bằng xe máy: Cuối cùng, nếu bạn là một tín đồ xê dịch, có niềm đam mê với phượt thì xe máy sẽ là phương tiện di chuyển lý tưởng. Với quãng đường 250km, bạn sẽ mất khoảng 7 tiếng di chuyển bằng xe máy. Tuy nhiên, du khách cần hết sức chú ý an toàn khi di chuyển đường dài bằng xe máy lên Trạm Tấu. Trên đường đi nên nghỉ ngơi và đừng quên kiểm tra Maps thường xuyên để tránh lạc đường.
Trên đây là cách di chuyển từ Hà Nội, nếu bạn từ các tỉnh thành xa như Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh đi du lịch Trạm Tấu thì có thể đi máy bay ra Hà Nội. Sau đó, bắt xe khách hoặc thuê xe để di chuyển lên Trạm Tấu.
Bạn có muốn chinh phục Trạm Tấu bằng xe máy?
Di chuyển tại Trạm Tấu
Vậy sau khi đến Trạm Tấu, du khách có thể di chuyển bằng phương tiện gì giữa các điểm tham quan. Phương tiện được ưu tiên hàng đầu vẫn là xe máy. Nếu bạn đi xe máy từ Hà Nội thì không lo. Trong trường hợp bạn di chuyển đến Trạm Tấu bằng xe khách thì có thể thuê xe máy theo ngày để dễ dàng di chuyển khi tham quan.
Tuy nhiên, Trạm Tấu là một huyện vùng cao, giao thông còn nhiều bất tiện, cung đường di chuyển khó khăn. Do vậy, bạn phải đảm bảo tay lái đủ vững và thật cẩn thận khi di chuyển tại đây nhé. Ngoài ra, du khách có thể thuê xe ôm địa phương để di chuyển. Lái xe ôm là những người thông thuộc đường xá, đi quen nên sẽ an toàn hơn.
Du lịch Trạm Tấu mùa nào đẹp?
Trạm Tấu là một huyện vùng cao, thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, không khí lại trong lành, mát mẻ. Mỗi mùa, Trạm Tấu mang một vẻ đẹp riêng mê hoặc du khách. Bạn có thể du lịch nơi đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm tổ chức tour du lịch Trạm Tấu thì Du lịch Khát Vọng Việt xin gợi ý cho du khách một số thời gian lý tưởng để khám phá mảnh đất này.
Mùa nước đổ (tháng 5 - tháng 6): Đây là thời gian đầu hè, khí hậu Trạm Tấu mát mẻ, thiên nhiên tươi tốt. Đặc biệt, những cánh đồng ruộng bậc thang ở Trạm Tấu đang vào mùa lấy nước, chuẩn bị cho vụ mới. Những cơn mưa đầu hè trút xuống. Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang tựa như những tấm gương khổng lồ phản chiếu vẻ đẹp của đất trời, lấp lánh trong ánh mặt trời.Mùa lúa chín (tháng 9 - tháng 10): Tây Bắc, đặc biệt là Yên Bái từ lâu đã nổi tiếng với những cánh đồng ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam. Đến Trạm Tấu vào tháng 9 - tháng 10, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng màu vàng óng ả của những ruộng lúa chín, cùng với hương thơm ngào ngạt tỏa khắp đất trời. Trạm Tấu mùa này khoác lên mình vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng, tựa như một bức tranh tuyệt vời.
Vẻ đẹp thơ mộng của Trạm Tấu mùa lúa chín
Mùa nước đổ và mùa lúa chín cũng là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc. Du khách đến Trạm Tấu vào khoảng thời gian này sẽ có những trải nghiệm cực kỳ thú vị.
Trạm Tấu có gì đẹp?
Đến với Trạm Tấu, du khách được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng, chinh phục vẻ đẹp thiên nhiên vùng sơn cước. Bạn nhất định không được bỏ lỡ những điểm đến sau:
Thiên đường mây Tà Xùa
Điểm đến đầu tiên cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái chính là thiên đường mây Tà Xùa. Tà Xùa là một trong mười ngọn núi cao nhất Việt Nam, tọa lạc tại xã Văn Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi trùng điệp, nhìn xuống thung lũng thơ mộng, Tà Xùa nổi tiếng là "thiên đường mây" thu hút rất đông du khách vào mùa cao điểm.
Đến Trạm Tấu nhất định phải săn mây trên đỉnh Tà Xùa
Đỉnh Tà Xùa cao 2865m so với mực nước biển. Từ đây, bạn có thể đắm chìm trong biển mây bồng bềnh, thơ mộng. Những trải nghiệm được du khách yêu thích khi tới đây là săn mây và check-in "sống lưng khủng long" huyền thoại. Đối với dân phượt, Tà Xùa - Trạm Tấu - Yên Bái là điểm trekking lý tưởng. Đến rồi mới thấy, Tà Xùa xứng đáng là chốn bồng lai tiên cảnh của Tây Bắc Việt Nam.
Tà Chì Nhù
Tại Trạm Tấu, có một điểm đến hấp dẫn không kém Tà Xùa là Tà Chì Nhù.. Đỉnh Tà Chì Chù thuộc xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, nằm ở độ cao 2797m so với mực nước biển. Do địa hình cao, đường khó đi nên việc chinh phục Tà Nhì Chù cũng là một thử thách đối với du khách.
Tuy vậy, đặt chân tới nơi, bạn sẽ cảm thấy mãn nhãn với thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng. Chặng đường chinh phục có phần gian nan của du khách hoàn toàn được đền đáp xứng đáng. Những ngọn núi trùng điệp, những căn nhà tựa mình vào sườn đồi tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa lãng mạn.
Cột mốc trên Tà Cù Nhì
Đặc biệt, có một mùa ở Tà Chì Nhù khiến du khách xao xuyến bởi vẻ đẹp quá đỗi dịu dàng, nên thơ. Đó là mùa hoa chi pâu tím. Hoa chi pâu nở rộ vào dịp tháng 10 hàng năm. Vào dịp này, Tà Chì Nhù ngập tràn sắc tím của hoa chi pâu, tựa như một vườn địa đàng nơi hạ giới. Du khách tới đây không chỉ vãn cảnh mà còn ghi lại được những khoảnh khắc tuyệt đẹp.
Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Suối khoáng nóng là điểm đến hấp dẫn tại huyện Trạm Tấu. Theo kinh nghiệm du lịch Trạm Tấu, du khách tới đây mà chưa ghé thăm suối khoáng nóng thì chuyến đi chưa trọn vẹn. Nằm ngay trung tâm thị trấn, việc di chuyển đến suối khoáng nóng Trạm Tấu rất thuận tiện là dễ dàng. Khung cảnh nơi đây tuyệt đẹp với suối nước nóng, xung quanh là núi non trùng điệp cùng hệ sinh thái thiên nhiên đa dạng.
Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Du khách đến với suối khoáng nóng Trạm Tấu sẽ được đắm mình trong làn nước nóng tự nhiên. Cùng lúc đó nhìn ngắm thiên nhiên, núi rừng, lắng nghe những thanh âm của tự nhiên. Trải nghiệm này đem lại cảm giác vô cùng khoan khoái và dễ chịu..
Bản Cu Vai
Bản Cu Vai thuộc xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc H'Mông. Đường lên bản tương đối khó khăn, phải bằng rừng, đổ đèo khá nguy hiểm. Vì vậy mà việc đi lại của người dân cũng không dễ dàng gì. Nhờ đó, cuộc sống của dân bản rất bình dị, đơn sơ, hòa hợp với thiên nhiên.
Bản Cu Vài trên đỉnh Trạm Tấu
Một ngày khám phá bản Cu Vai sẽ giúp bạn rời xa cuộc sống xô bồ, chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, du khách tới đây có thể khám phá văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc H'Mông, săn mây và ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ với thiên nhiên cũng như con người. .
Tà Sì Láng
Tà Sì Láng là một xã thuộc huyện Trạm Tấu, là nơi sinh sống của 100% đồng bào dân tộc H'Mông với nhiều nét văn hóa bản địa đặc sắc. Nằm ở độ cao 2000m so với mực nước biển, du khách tới đây không chỉ được chiêm ngưỡng thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và còn được khám phá văn hóa của đồng bào H'Mông.
Tà Sì Làng mùa nước đổ
Thác Háng Tề Chơ
Trong những điểm đến hấp dẫn tại Trạm Tấu, Yên Bái, bạn chắc chắn không nên bỏ qua Thác Háng Tề Chơ. Tên thác là tên của một bản dân tộc H'Mông, thuộc địa phận xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu. Đây là một thác nước hùng vĩ và hung dữ bậc nhất Tây Bắc. Chinh phục ngọn thác là khát khao của rất nhiều phượt thủ chính hiệu.
Thác Háng Tề Chơ nổi tiếng Tây Bắc
4 điểm đến cho chuyến khám phá Sơn La Sơn La, một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam được biết đến như một điểm đến mê hoặc rất nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Đến đây, bạn nhất định không thể bỏ qua 4 điểm đến tuyệt vời sau đây. Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của Sơn La Sơn La có vị trí địa lý đồi núi...