Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước ngày thông xe toàn tuyến
Toàn bộ 55 km cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ được thông xe vào ngày 8/2. Các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn tất những công việc cuối cùng.
Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 có chiều dài gần 55 km, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h với tổng số vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ.
Dự án được chia thành 2 đoạn. Đoạn đầu từ nút giao An Phú đến Long Thành – Đồng Nai dài 23,9 km đi qua quận 2, 9 (TP HCM); huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai). Trong đó, 20 km đầu của tuyến cao tốc đi qua địa bàn TP HCM đã được thông xe từ tháng 1/2014. Việc đưa giai đoạn một của dự án vào sử dụng đã giúp rút ngắn đoạn đường từ TP HCM đi Vũng Tàu còn 95 km với thời gian khoảng một giờ 20 phút thay vì 120 km và 2 giờ 30 phút như trước.
Giai đoạn một là hạng mục phức tạp nhất của toàn dự án vì có tới 11,5 km cầu và cầu cạn.
Điểm nhấn của giai đoạn này là gói thầu cầu Long Thành dài 2,35 km có kết cấu dầm hộp đúc hẫng cân bằng, tĩnh không thông thuyền cao 30,5 m.
Video đang HOT
Giai đoạn 2 của dự án bắt đầu từ Long Thành (nút giao quốc lộ 51) đến Dầu Giây (quốc lộ 1) dài 31,1 km đi qua huyện Long Thành; Cẩm Mỹ và Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai.
Hiện, các công nhân cấp tập hoàn thiện những khâu cuối cùng như thảm nhựa mặt đường, vẽ vạch vôi làn đường…
… trồng cây xanh giữa dải phân cách dự để dự án kịp thông xe vào ngày 2/8 tới.
Toàn bộ 55 km của cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ được thông tuyến. Khi đó, đoạn đường từ TP HCM đi Ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1 và hướng đi Liên Khương) sẽ chỉ còn 50 km với thời gian một tiếng thay vì 70 km và mất đến 3 giờ do thường xuyên bị ùn tắc.
Theo chủ đầu tư (Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC) đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây là đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với những điểm nổi bật như: toàn tuyến có 3 nút giao khác mức đảm bảo nguyên tắc chống giao cắt trên đường cao tốc. Các tiêu chuẩn độ dốc dọc, đường cong đứng và đường cong nằm đều đạt ở mức độ tối đa quy định cho đường cao tốc.
Bên cạnh đó, dọc cao tốc đều có tôn sóng và hàng rào ngăn cách với khu vực dân cư. 100% diện tích mặt đường được trải thảm lớp bê tông nhựa tạo nhám, đảm bảo cho việc tăng độ dính bám bánh xe (đặc biệt trong mùa mưa).Tuyến đường cũng được đầu tư bộ cân xe tự động tốc độ cao, đảm bảo kiểm soát xe vượt tải trọng ngay khi xe đang lưu thông trên đường, không cần dừng lại.
Ngoài ra, gói thầu Giao thông thông minh – ITS đang được triển khai cung cấp đầy đủ hệ thống camera đảm bảo giám sát hình ảnh trên toàn tuyến, kiểm soát lượng xe tại từng vị trí trên tuyến. Đồng thời, áp dụng công nghệ thu phí không dừng, tiết kiệm thời gian cho các phương tiện lưu thông. Gói thầu này dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.
Hữu Công – Hoàng Trường
Theo VNE
Ngày 8/2 thông xe toàn cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây
Đã hoàn thành hơn 85% công việc, tất cả các đơn vị thi công đang cấp tập thực hiện các công đoạn cuối để cao tốc trị giá gần 21.000 tỷ đồng hoàn thành trước Tết Ất Mùi.
Các công đoạn trên tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đang khẩn trương cho ngày thông xe. Ảnh: Hoàng Trường
Trong chuyến thị sát tiến độ thi công tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây còn lại từ nút giao thông Long Thành đến Dầu Giây, chiều 14/1, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái yêu cầu các huyện có đường cao tốc đi qua cần tập trung tối đa, hỗ trợ đơn vị thi công gấp rút giải phóng mặt bằng những điểm còn lại để dự án sớm hoàn thành.
Theo Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC), các đơn vị thi công đang khẩn trương thực hiện những công đoạn cuối cùng của dự án cho ngày 8/2 tới sẽ thông xe toàn tuyến. "Để hoàn thành đúng thời hạn, mỗi ngày trên công trường có hơn 1.000 công nhân, chia thành 3 ca làm việc liên tục, đến nay đã hoàn thành trên 85% công việc", đại diện VEC cho biết.
Được khởi công vào tháng 10/2009, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài 55 km với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và tổng số vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng (vay của ngân hàng ADB, JICA và vốn đối ứng). Dự án được chia thành 2 đoạn. Đoạn đầu từ nút giao An Phú đến Long Thành dài gần 24 km đi qua quận 2, 9 (TP HCM), huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai). Đoạn còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây dài trên 31 km đi qua huyện Long Thành, Cẩm Mỹ và Thống Nhất (Đồng Nai).
Nhiều đoạn đường đã được xây dựng xong chạy dọc 2 bên rừng cao su đang vào mùa thay lá. Ảnh: Hoàng Trường
Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước đó, tháng 1/2014, 20 km đầu tiên (bắt đầu tư đường vành đai 2 - TP HCM đến quốc lộ 51 - Đồng Nai) của cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được thông xe trước.
Hoàng Trường
Theo VNE
Sẽ rút giấy phép 14 vị trí cải tạo, tận thu đất Để phục vụ thi công đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai đã cấp phép cho một số cá nhân khai thác đất. Tuy nhiên, tại nhiều vị trí khai thác doanh nghiệp đã không đổ đất cho đường cao tốc mà đem bán ra ngoài. Một địa điểm khai thác khoáng sản...