Cao tốc Bến Lức – Long Thành: 25,8 triệu USD/km là đắt hay rẻ?
Bến Lức – Long Thành là dự án đường cao tốc lớn nhất miền Nam nước ta với suất đầu tư xây dựng được phê duyệt là 25,8 triệu USD/km. Nhiều người cho rằng mức chi phí này quá cao, nhưng chủ đầu tư dự án khẳng định số tiền đó không thể thấp hơn.
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được khởi công xây dựng vào tháng 7/2014. Đây là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc – Nam, là dự án đường bộ cao tốc lớn nhất miền Nam, có tổng chiều dài toàn dự án là 57,1 km đi qua địa phận 3 tỉnh và thành phố là TPHCM, tỉnh Long An và Đồng Nai. Dự án do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2018.
Tổng mức đầu tư (giai đoạn I) là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1.607 triệu USD); trong trong đó vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 636 triệu USD, vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là 635 triệu USD và vốn đối ứng ngân sách Nhà nước là 337 triệu USD. Tính toán từ số vốn này cho thấy mỗi km đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có giá 25,8 triệu USD.
Nhìn vào con số nói trên, nhiều người “hốt hoảng” cho rằng mức chi phí xây dựng cao tốc Bến Lức – Long Thành quá cao, thậm chí so sánh mặt bằng chung còn cao hơn các nước trên thế giới.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành được khởi công xây dựng năm 2014, trên tuyến có 2 cầu dây văng rất lớn vượt sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Mai Tuấn Anh – Tổng Giám đốc VEC – khẳng định: “Đầu tư xây đường cao tốc của Việt Nam không cao so với các nước. Suất đầu tư của Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành cao là do tuyến phải đi qua vùng địa chất, thủy văn rất phức tạp thuộc vùng ven biển, cửa sông ở khu vực Đông Nam Bộ”.
Ông Mai Tuấn Anh cho rằng, cần so sánh một cây cầu dây văng của mình với các nước đang làm hoặc thi công trên cùng một tuyến đường, chứ không thể nói chung chung. Bởi ở Mỹ, một con đường được xây dựng thì chỉ có đường và không có cầu, cống. Còn Việt Nam, cứ 500 m đường lại có một hầm dân sinh, mỗi hầm giá trị vài tỷ đồng bởi nó liên quan đến văn hóa sinh hoạt của người dân, khoảng 10 km lại phải có một nút giao, mà mỗi nút giao cần chi phí khoảng 500 – 1.000 tỷ đồng.
“Nghe nói cần đến 25,8 triệu USD/km thì rất cao nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Nếu chỉ nhìn con số rồi nhận xét là giá cao thì tôi cho rằng góc độ thông tin chưa thật đầy đủ và thỏa đáng. Đây là công trình rất đặc biệt, có đoạn phải đi qua khu vực sinh quyển rừng Cần Giờ trên nền đất rất yếu nên dù chỉ dài khoảng 57 km nhưng phải xây dựng hai cầu dây văng rất lớn vượt sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp.
Dự án có hơn 20 km cầu cạn, lại là cầu đôi và một phần dự án đi qua đường Vành đai 3 (TP HCM) nên cần đến 8 nút giao. Chi phí mỗi nút giao khoảng từ 500 tỷ đồng đến cả nghìn tỷ đồng. Nếu chỉ nhìn vào khoảng cách 57 km mà không phân tích hết các yếu tố cụ thể sẽ không thấy được. Dự án này rất đặc thù, chúng tôi đều phải đấu thầu theo tiêu chuẩn quốc tế để lựa chọn nhà thầu, kết quả chọn thầu do JICA phê duyệt. Các dự án giao thông, thanh tra, kiểm toán Nhà nước đều làm rất chặt” – ông Mai Tuấn Anh lý giải.
Video đang HOT
Cũng theo Tổng Giám đốc VEC, chi phí giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành rất lớn. Chỉ riêng khu vực TPHCM, chi phí giải phóng mặt bằng cho các khu vực Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ… đã hơn 3.100 tỷ đồng, chiếm phần lớn trong tổng chi phí giải phóng mặt bằng của toàn dự án (trên 4.600 tỷ đồng).
Trên thực tế, suất đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam không phải là chuyện bây giờ mới được đặt ra. Từ năm 2013 Bộ Xây dựng đã có báo cáo Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ về suất đầu tư đường cao tốc, Bộ này khẳng định: Suất đầu tư xây dựng đường cao tốc bốn làn xe tại Việt Nam không đắt hơn các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Ở khu vực châu Á, suất đầu tư của Việt Nam tương đương với Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc và Nhật Bản; với khu vực châu Âu và Mỹ thì suất đầu tư đường cao tốc của Việt Nam cũng mức tương đương và thấp hơn.
Theo Bộ Xây dựng, để so sánh được suất đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại Việt Nam với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung thì cần phải có những dự án tương đồng về điều kiện địa hình, địa chất và các tiêu chuẩn thiết kế… Nhưng thực tế không thể thu thập được những dự án có điều kiện tương đồng theo các cơ sở này để thực hiện so sánh chuẩn mực.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
POSCO Hàn Quốc "nhúng tay" vào các dự án nào ở Việt Nam?
Các dự án mà POSCO tham gia là dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai... Ở cả hai dự án này nhà thầu POSCO đều dính đến các sai phạm và triển khai chậm tiến độ do năng lực kém.
Ảnh minh họa.
Korea Times đưa tin một số lãnh đạo POSCO điều hành các đơn vị thi công xây dựng các dự án tại Đông Nam Á bị cáo buộc đã lập một quỹ đen lên đến 10 tỷ won (gần 199 tỷ đồng) bằng cách thông đồng với các nhà thầu phụ ở địa phương để thổi phồng các chi phí xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2012.
Dù chưa có thông tin chính thức từ phía Hàn Quốc cũng như Tập đoàn POSCO, nhưng Bộ giao thông vận tải đã giao Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) rà soát các gói thầu mà POSCO thực hiện ở các dự án đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư.
Dưới đây là một số dự án lớn có sự tham gia của Công ty xây dựng POSCO E&C - đơn vị xây dựng của Tập đoàn POSCO tại Việt Nam.
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Đây là tuyến cao tốc dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam, được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh thông xe ngày 21/9/2014.
Tuyến đường có tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD, dài 245km đi qua năm tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Với chiều dài kỷ lục, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai có 120 cây cầu lớn nhỏ, một hầm chui, đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá và hoàn thành sau 5 năm triển khai.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng POSCO là một trong các nhà thầu quốc tế yếu kém nhất của dự án.
Cao tốc Long Thành - Dầu Giây
Ngày 8/2/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng chính thức thông xe, đưa vào khai thác tuyến đường. Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là tuyến đường bộ cao tốc nằm trên tuyến đường bộ cao tốc phía Đông thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam từ TPHCM nối QL51 và QL1A.
Dự án đi qua địa phận TPHCM và tỉnh Đồng Nai, có tổng chiều dài toàn tuyến là 55km, được chia làm 2 dự án thành phần với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 20.630 tỷ đồng từ vốn vay thương mại của ADB (276,8 triệu USD), vốn vay ODA của JICA (640,3 triệu USD) và vốn đối ứng của Việt Nam.
Ngày 26/12/2013, giám đốc thi công Cho Yang Cook thuộc nhà thầu POSCO E&C và một số cá nhân người Việt Nam liên quan đã bị kỷ luật vì sai phạm trong thi công không đúng kích thước thiết kế hạng mục móng cột hộ đoạn cầu Ruột Ngựa.
Tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội
Theo thiết kế, tuyến đường sắt có điểm bắt đầu là Ga đầu Nhổn (huyện Từ Liêm). điểm cuối là Ga cuối ga đường sắt Hà Nội nằm trên đường Trần Hưng Đạo.
Dự án chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài tuyến chính 12,5km. Toàn bộ dự án tổng vốn đầu tư 783 triệu euro.
Hiện gói thầu do nhà thầu POSCO thi công chậm 2%, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết.
Đường Mê Linh
Con đường có tổng chiều dài gần 15km. Được xây dựng trong vòng 31 tháng, từ tháng 9/2011 đến tháng 4/2014.
Tháp văn phòng Vicem
Tháp văn phòng Vicem có tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. Dự án được xây dựng thành trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê và kinh doanh thương mại. Công trình có 31 tầng nổi và 4 tầng hầm; trong đó, diện tích đất được xây dựng là 8.476m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 80.000m2.
Charm Plaza Bình Dương
Dự án được hình thành trên khu đất diện tích 50.000m2 với tổng diện tích sàn xây dựng lên đến 363.000m2. Charm Plaza gồm 6 block cao 25 tầng.
Tòa nhà văn phòng Minh Khai, Hà Nội
Tòa nhà được xây dựng trên diện tích 5000m2, có chiều cao 15 tầng, nằm trên đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Theo NTD/Bizlive
6.200 tỷ đồng mở rộng hầm Hải Vân Khi dự án được khởi công, trên quãng đường 50 km sẽ có tới ba trạm thu phí. Hầm Hải Vân đang được đề xuất mở rộng "Sau 10 năm khai thác, việc lưu thông với một ống hầm Hải Vân hai làn xe như hiện nay dễ gây mất an toàn giao thông. Để đáp ứng nhu cầu vận tải trong thời...