Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 thu hút nhiều nhà thầu
Để kịp thời điểm khởi công 12 dự án thành phần dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2) cuối tháng 12 năm nay, đại diện lãnh đạo các Ban quản lý dự án ( Bộ Giao thông Vận tải) cho biết đẩy nhanh quá trình đánh giá sơ bộ năng lực của các nhà thầu đăng ký tham gia.
Dự kiến, việc lựa chọn nhà thầu tại mỗi dự án thành phần sẽ được ấn định trong khoảng 10 ngày tới.
Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn La Sơn – Túy Loan. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 gồm 25 gói thầu xây lắp, được Bộ Giao thông Vận tải giao cho 7 ban quản lý dự án làm chủ đầu tư, trực tiếp làm bên mời thầu.
Thông tin từ Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, đơn vị này được giao làm chủ đầu tư 2 dự án thành phần Bãi Vọt – Hàm Nghi dài 35,32 km và Hàm Nghi – Vũng Áng dài 54,2 km.
Một lãnh đạo Phòng Kế hoạch – Tổng hợp (Ban Quản lý dự án Thăng Long) cho biết, sau khi ra thông báo lựa chọn nhà thầu giữa tháng 11 vừa qua, hai dự án thành phần của đơn vị đã nhận được 2 tổ hợp hồ sơ của liên danh và một tổ hợp nhà thầu tham gia nộp hồ sơ. Hiện Ban Quản lý dự án Thăng Long đang khẩn trương đánh giá hồ sơ để kịp tiến độ mà Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
Đối với 2 dự án thành phần Vũng Áng – Bùng dài 56,03 km và Bùng – Vạn Ninh dài 49,56 km do Ban Quản lý dự án 6 làm chủ đầu tư cũng đang rốt ráo triển khai việc lựa chọn nhà thầu cho hai dự án này.
Đại diện Ban quản lý dự án 2 cho biết, đơn vị được giao dự án thành phần cao tốc tốc Bắc – Nam đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn dài 88 km được chia làm 3 gói thầu xây lắp với tổng giá trị ước tính 14.400 tỷ đồng. Đã có tổng cộng 12 nhà thầu bày tỏ quan tâm; trong đó gói thầu XL1 và gói thầu XL2 đều có 4 nhà thầu quan tâm, còn gói thầu XL3 có 1 liên danh nhà thầu quan tâm.
Video đang HOT
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 cho hay, ở mỗi gói thầu sẽ lựa chọn 1 nhà thầu quan tâm có năng lực nhất để phát hành hồ sơ yêu cầu. Ban cam kết sẽ hoàn thành việc chọn lựa nhà thầu theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chủ đầu tư dự án Vạn Ninh – Cam Lộ dài 65,48 km chia sẻ, dự án gồm 2 gói thầu xây lắp với tổng giá trị ước tính 6.834 tỷ đồng. Trong đó, gói thầu XL2 nhận được sự quan tâm của 4 nhà thầu (gồm 1 liên danh và 3 nhà thầu độc lập).
Trong khi đó, lãnh đạo Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án Hoài Nhơn – Quy Nhơn dài 70,1 km và Quy Nhơn – Chí Thạnh dài 61,7 km khẳng định đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để đánh giá tổng thể năng lực và khả năng có thể đảm nhận gói thầu của từng nhà thầu. Lãnh đạo ban này khẳng định sẽ đảm bảo hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và khởi công dự án trước Tết Nguyên đán 2023.
Ban Quản lý dự án 7 được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư hai dự án thành phần là Chí Thạnh – Vân Phong dài 48,052 km và Vân Phong – Nha Trang dài 83,35 km. Lãnh đạo Ban Quản lý án 7 thông tin đã có hơn 10 nhà thầu bày tỏ sự quan tâm với các gói thầu của 2 dự án này.
Trong khi đó, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư dự án Cần Thơ – Hậu Giang dài 37,65 km và dự án Hậu Giang – Cà Mau dài 73,22 km cũng khẳng định tiến độ lựa chọn nhà thầu vẫn diễn ra suôn sẻ đảm bảo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ Giao thông Vận tải thường xuyên họp bàn và chỉ đạo sát sao việc tổ chức triển khai lựa chọn nhà thầu thi công cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 nhằm đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm, uy tín.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các ban quản lý dự án xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định chặt chẽ về trách nhiệm của nhà thầu, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng đối với nhà thầu liên danh; quy định cụ thể về việc quản lý chất lượng, tiến độ, xử lý nhà thầu vi phạm hợp đồng.
Riêng đối với hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp cần quy định trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh, quy định về việc mở tài khoản chuyên chi để quản lý chặt chẽ tiền tạm ứng, thanh toán hợp đồng bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng phục vụ gói thầu; quy định chi tiết các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá bảo đảm phù hợp quy định, phù hợp nguồn chỉ số giá do địa phương công bố…
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa chỉ đạo các Ban quản lý dự án. Theo đó, đối với 12 gói thầu của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025 khởi công trong năm 2022 các Ban quản lý dự án khẩn trương thực hiện công tác chỉ định thầu, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để giải ngân vốn giải phóng mặt bằng đã bố trí năm 2022, đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, đáp ứng tiến độ khởi công 12 gói thầu trước ngày 31/12/2022.
Các nhà thầu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức khởi công, sau khi khởi công phải thực hiện ngay việc triển khai thi công.
“Đối với 13 gói thầu còn lại, các Ban quản lý dự án tập trung chỉ đạo quyết liệt tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra và các đơn vị liên quan, hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán; phấn đấu khởi công toàn bộ các gói thầu trước ngày 15/01/2023 (trước tết Nguyên đán Quý Mão 2023)”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo.
Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 được chia thành 12 dự án thành phần với tổng chiều dài 723,7 km tuyến chính, gồm các đoạn: Hà Tĩnh-Quảng Trị (260,9 km), Quảng Ngãi-Nha Trang (352,06 km) và Cần Thơ-Cà Mau (110,9 km). Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 146.985 tỷ đồng.
Theo kế hoạch được phê duyệt, dự án gồm 25 gói thầu. 12 gói thầu đầu tiên sẽ được khởi công trong năm 2022 gồm: gói thầu 11-XL đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi (35,28 km); gói thầu 11-XL đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng (30 km); gói thầu XL02 đoạn Vũng Áng – Bùng (23,54 km); gói thầu XL02 đoạn Bùng – Vạn Ninh (19,27 km); gói thầu XL02 đoạn Vạn Ninh – Cam Lộ (32,54 km); gói thầu XL1 đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (30 km); gói thầu 11-XL đoạn Hoài Nhơn – Quy Nhơn (23,5 km); gói thầu 12-XL đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh (22,1 km); gói thầu XL02 đoạn Chí Thạnh – Vân Phong (24,05 km); gói thầu XL02 đoạn Vân Phong – Nha Trang (30,85 km); dự án đoạn Cần Thơ – Hậu Giang (1 gói thầu), chiều dài 37,65 km và gói thầu XL02 đoạn Hậu Giang – Cà Mau (22,4 km).
Yêu cầu xử lý nghiêm nhà thầu chậm tiến độ tại 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam
Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải), sau khi phát động phong trào thi đua 120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, các đơn vị đã nỗ lực huy động thiết bị, tổ chức thi công tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Các phương tiện thi công Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua tỉnh Quảng Trị. Ảnh tư liệu: Nguyên Lý/TTXVN
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão Noru và Sonca vừa qua gây mưa nhiều (từ tháng 9 đến nay, số ngày mưa trung bình là 26/48 ngày) nên công tác tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn.
Tính trong 48 ngày qua, diễn biến mưa tại các địa phương nơi 4 dự án thành phần đi qua là Ninh Bình và Thanh Hóa có 24/48 ngày mưa; Quảng Trị 21/48 ngày mưa; Thừa Thiên - Huế 28/48 ngày mưa; Bình Thuận 27/48 ngày mưa; Đồng Nai 31/48 ngày mưa.
Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết thêm, 4 dự án gặp khó khăn về công tác đắp đất và thảm bê tông nhựa, dẫn đến chưa bù được khối lượng bị chậm. Trong bối cảnh đó, Bộ Giao thông vận tải đã tăng cường kiểm tra hiện trường để đôn đốc tiến độ, chỉ đạo các đơn vị có phương án khắc phục các khó khăn, bất lợi về thời tiết, tiếp tục nỗ lực để thông xe kỹ thuật theo yêu cầu. Tuy nhiên, nếu thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi thì việc hoàn thành sản lượng nêu trên vẫn còn tiềm ẩn rủi ro.
Theo thống kê của Cục Quản lý đầu tư xây dựng, đến cuối tháng 10/2022, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 đạt sản lượng khoảng 71,59%, có 1/5 gói thầu đáp ứng kế hoạch đăng ký, số còn lại chậm tiến độ so với kế hoạch.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) tiếp tục theo dõi, giám sát các nhà thầu thực hiện dự án đúng tiến độ cam kết. Đoạn Cam Lộ - La Sơn đến cuối tháng 10/2022 đạt sản lượng 93,7% với 5/6 gói thầu phấn đấu cơ bản hoàn thành ngày 15/11/2022.
"Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (đại diện chủ đầu tư) và các nhà thầu đã cam kết hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch. Cục Quản lý đầu tư xây dựng đã kiểm tra hiện trường và có các văn bản đôn đốc tiến độ, yêu cầu Ban quản lý dự án xử lý nghiêm các nhà thầu chậm tiến độ", Cục Quản lý đầu tư xây dựng thông tin.
Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết đạt sản lượng khoảng 56%, có 4/4 gói thầu chậm tiến độ so với kế hoạch. Do vậy, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 (đại diện chủ đầu tư) thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ đẩy nhanh tiến độ thi công và các nhà thầu cũng đã ký cam kết thông xe kỹ thuật dự án trong năm 2022.
Ban Quản lý dự án 7 đang kiểm soát tiến độ thực hiện của các nhà thầu theo cam kết, tập trung đẩy nhanh thi công một số hạng mục thuộc đường găng tiến độ, huy động bổ sung nguồn lực để triển khai thi công.
Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đến cuối tháng 10/2022 đạt sản lượng 60,56% và các nhà thầu đang tích cực huy động máy móc, nhân lực, tăng ca để thi công bù sản lượng bị chậm.
Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và Ban Quản lý dự án đang kiểm soát tiến độ thực hiện của các nhà thầu theo cam kết; huy động bổ sung nguồn lực để triển khai thi công đảm bảo cơ bản hoàn thành, thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2022.
Thêm gói thầu dự án kết nối giao thông phía Bắc hoàn thành đấu thầu Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XL-04: Xây dựng đoạn Km64 272 - Km84 554 thuộc tuyến nối Lai Châu, dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh minh họa: TTXVN Theo đó, nhà thầu trúng thầu thi công gói XL-04 của dự án là Công ty cổ...