Cao tốc Bắc Nam dự kiến thu phí 1.500 đồng một km
Lộ trình phí tuyến đường cao tốc Bắc Nam sẽ tăng dần, dự kiến 12% mỗi 3 năm, trong thời hạn 24 năm.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình Quốc hội về dự án cao tốc Bắc – Nam. Tờ trình cho biết, tổng mức đầu tư toàn tuyến là hơn 300.000 tỷ đồng, chia hai giai đoạn, từ nay đến 2025 và sau 2025.
Giai đoạn một (2017 – 2025), mức đầu tư là 240.000 tỷ đồng và từ nay đến năm 2020 số tiền cần chi khoảng 130.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn Nhà nước giai đoạn này mới bố trí được 55.000 tỷ, số còn lại sẽ phải huy động qua vay với lãi suất 10,37% một năm.
Mức thu phí được Bộ Giao thông dự tính cho toàn tuyến là 1.500 đồng một km và mức này sẽ tăng dần (khoảng 12% mỗi 3 năm), thu trong thời hạn 24 năm. Giai đoạn một có 17 dự án thành phần đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.
Giai đoạn hai sau 2025, tuyến cao tốc Bắc Nam được mở rộng theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Trong tổng chiều dài đoạn Hà Nội – TP HCM hơn 1.600 km, có 123 km đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ, Cầu Giẽ – Ninh Bình và TP HCM – Long Thành đã khai thác, hiện còn hơn 1.300 km cần đầu tư và được chia làm 20 dự án thành phần.
Từ nay đến năm 2020, tuyến cao tốc Bắc Nam mới bố trí được 55.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong tổng số tiền cần chi đầu tư là 130.000 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Do phần lớn nguồn lực huy động từ các nhà đầu tư, nên tờ trình đề xuất loạt cơ chế đặc thù với dự án cao tốc Bắc Nam.
Đầu tiên, cơ quan quản lý ngành giao thông kiến nghị giao Ngân hàng Nhà nước đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc để chủ đầu tư có thể tiếp cận vốn triển khai dự án; đồng thời hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận vay vốn của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á.
Cơ chế đặc thù tiếp theo là đề nghị chỉ đánh giá sơ bộ tác động môi trường trong báo cáo tiền khả thi và được phép quyết định mức tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Mức giá đã được quyết định trong hợp đồng là không được thay đổi.
Ngoài ra, Bộ Giao thông cũng đề nghị giao quyền cho bộ đàm phán thời gian thu phí với các nhà đầu tư trên những đoạn cao tốc hoàn thành sớm trong hợp đồng BOT Quốc lộ 1.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, dự án cao tốc Bắc Nam phải tổ chức đấu thầu rộng rãi theo hình thức BOT, tuy nhiên tại tờ trình lần này, Bộ Giao thông cũng đề xuất được phép chỉ định thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật và tư vấn thẩm tra với các dự án triển khai đầu tư giai đoạn 1.
Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Đỗ Văn Sinh – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế cho rằng, việc huy động thêm vốn ngoài ngân sách là “cả một câu chuyện”. Vay nước ngoài thì không được do nợ công đã sát trần, còn vay trong nước chủ yếu là vay ngân hàng.
“Người dân chủ yếu gửi ngắn hạn mà ngân hàng huy động ngắn hạn cho vay dài hạn thì cũng phải khống chế tỷ lệ để đảm bảo an ninh thanh toán”, ông Sinh băn khoăn.
Lo lắng là thế, nhưng theo ông Sinh không phải không có cách gỡ. Ông thông tin, Thủ tướng đã giao Ngân hàng Nhà nước tính toán, báo cáo phương án huy động để xây dựng bằng được phân đoạn một từ nay đến 2020. Còn các giai đoạn đầu tư tiếp theo sẽ được tính toán cụ thể trước thời điểm đầu tư.
“Tiền quan trọng nhưng cũng không phải quan trọng nhất, mà còn những vấn đề lợn cợn Chính phủ cần giải đáp rõ trước các đại biểu Quốc hội, như phân kỳ đầu tư, cơ chế đặc thù…”, ông Sinh nhận định và nhấn mạnh, “Chính phủ quyết tâm, Quốc hội sẽ ủng hộ, bản thân tôi cũng rất ủng hộ. Dù thế, vẫn phải làm rõ tất cả những điều còn băn khoăn ở trên”.
Anh Minh
Theo VNE
Dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ được trình Quốc hội
Uỷ ban thường vụ Quốc hội thống nhất giao các cơ quan phối hợp với Chính phủ thẩm tra, đưa ra phương án tối ưu về dự án đường cao tốc Bắc Nam.
Ảnh minh họa
Ngày 2/6, Uỷ ban thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 11, cho ý kiến về công tác nhân sự và xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đây là những nội dung đặt ra trước khi khai mạc kỳ họp thứ 3, nhưng để bảo đảm thời gian cho các cơ quan chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chưa đưa vào chương trình. Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, việc bổ sung 2 nội dung này vào kỳ họp đang diễn ra là hết sức cần thiết.
Các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã phân tích ưu - nhược điểm khi triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, đa số đều cho rằng nếu dự án này triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích, phát huy được tiềm năng của các tỉnh, thành mà tuyến đường đi qua; giảm áp lực và khai thác có hiệu quả hơn tuyến quốc lộ 1.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội thống nhất giao cho Uỷ ban Kinh tế phối hợp với các cơ quan của Chính phủ thẩm tra dự án, đưa ra phương án tối ưu nhất trình Quốc hội tại kỳ họp đang diễn ra.
Tờ trình về dự án cao tốc Bắc Nam của Chính phủ tại phiên họp lần này phân chia theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 đến năm 2020 và giai đoạn 2 sau năm 2025. Theo phương án được Chính phủ "chốt" hồi cuối tháng 5, giai đoạn 1 sẽ xây dựng mới và mở rộng 713 km; đến năm 2022 sẽ xây mới 659 km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 243.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 (sau năm 2025) sẽ mở rộng tuyến cao tốc Bắc Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 69.120 tỷ đồng.
Cũng tại phiên họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm 2 Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Anh Minh
Theo VNE
Chuyên gia đề nghị để xã hội giám sát dự án cao tốc Bắc Nam Lo ngại dự án cao tốc Bắc Nam lặp lại nhiều hệ lụy như các dự án BOT thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế đề nghị công khai các dự án và áp dụng cơ chế đấu thầu, giám sát thu phí minh bạch. Bộ Giao thông vừa có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bắc...