Cao tốc Bắc Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây chậm tiến độ
Đại diện Ban điều hành dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây cho biết, một số nhà thầu đã đăng ký tổ chức thi công xuyên Tết Nguyên đán 2022 để bù tiến độ bị chậm của dự án.
Các phương tiện thi công cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Ảnh: Công Phong/TTXVN
Hiện nay, tổng thể toàn tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang chậm tiến độ từ 4 – 5,5% so với kế hoạch. Tuy nhiên, theo tính toán và quyết tâm của các nhà thầu thì dự kiến sẽ hoàn thành cơ bản dự án vào ngày 31/12/2022.
Đến thời điểm này, tổng sản lượng dự án đạt hơn 28%, tăng hơn 2% so với đầu tháng 1/2022. Trường hợp các đơn vị thi công xuyên Tết, khối lượng thực hiện kỳ vọng sẽ được nâng lên khoảng 30% dịp sau Tết, đại diện Ban điều hành dự án cho biết.
Đối với các gói thầu đang chậm tiến độ, nhà thầu đã cập nhật kế hoạch theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải để huy động thêm nhân lực, thiết bị, phấn đấu đến ngày 30/4 tới sẽ bù lại tiến độ theo kế hoạch đề ra và đưa dự án cán đích vào cuối năm 2022.
Đề cập đến tiến độ các gói thầu, đại diện Ban điều hành dự án cho hay, gói XL-01 hiện đạt hơn 34% sản lượng kế hoạch. Đây là gói thầu đạt sản lượng cao nhất so với 3 gói thầu còn lại (XL-02; XL-03, XL-04).
Về khó khăn nguồn đất đắp, các nhà thầu đã chủ động sử dụng nguồn đá nghiền để đắp nền. Cụ thể, gói XL-02 bắt đầu đẩy mạnh viêc này nhằm chủ động hoàn thiện đắp nền đường. Đối với những gói khác của dự án, các nhà thầu cũng đang khẩn trương sử dụng nhiều giải pháp để chủ động nguồn vật liệu đất đắp cho dự án.
Video đang HOT
Theo tính toán, hiện gói XL-03 thiếu khoảng 2,5 triệu m3 đất đắp, gói XL-04 thiếu khoảng 400.000 m3 đất đắp, còn lại những gói thầu khác các nhà thầu kiểm soát được.
Trước đó, theo báo cáo của Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), tính đến tháng 12/2021, công tác thi công dự án cao tốc đoạn Phan Thiết – Dầu Giây vẫn gặp nhiều khó khăn do một số hạng mục đắp nền đường bị chậm vì thiếu vật liệu đất đắp, đặc biệt gói XL-03 phải điều chỉnh tiến độ thi công lần 2.
Việc thi công cấp phối đá dăm loại 1 cũng bị chậm do thiếu vật liệu và ảnh hưởng của thời tiết khiến tổng sản lượng dự án chưa đạt kế hoạch đề ra.
Trước những khó khăn này, cơ quan chức năng các địa phương đã tích cực vào cuộc, bố trí mỏ vật liệu phục vụ dự án theo Nghị quyết 60/NQ-CP và Nghị quyết 133/NQ-CP của Chính phủ về áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đường cao tốc Bắc – Nam. Riêng gói thầu XL-03, công tác cấp phép mỏ vật liệu dự kiến được khơi thông ngay trong tháng 1/2022.
Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99km đi qua hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai do Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) làm đại diện chủ đầu tư. Dự án được khởi công cuối tháng 9/2020 và theo kế hoạch tuyến cao tốc này sẽ hoàn thành sau 24 tháng. Giai đoạn 1 được xây dựng theo quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 12.577 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng là hơn 7.200 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là một phần trong dự án cao tốc Bắc Nam, trục đường bộ xương sống của đất nước qua tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Cao tốc Bắc Nam qua Bình Thuận sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, sân bay quốc tế Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế – xã hội.
Bộ Giao thông vận tải đề xuất mức thu phí 8 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Bộ Giao thông vận tải cho biết vừa có công văn số 8646/BGTVT-TC gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Tư pháp, xin ý kiến về phương án thu hồi vốn đối với các đoạn cao tốc do Nhà nước đầu tư trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (Phương án thu hồi vốn), trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thi công nền đường trên tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm tránh tạo ra khoảng trống trong việc vận hành, khai thác, thu phí 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự kiến lần lượt hoàn thành từ cuối tháng 12/2021 đến đầu năm 2023. Các dự án, gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và cầu Mỹ Thuận 2.
Tính đến cuối tháng 8/2021, toàn bộ 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam do Nhà nước đầu tư 100% vốn với tổng mức đầu tư lên tới 65.268 tỷ đồng đang bám sát kế hoạch đề ra; trong đó, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã hoàn thành tới 75% khối lượng.
Trước đó, tại Thông báo số 154/TB-VPCP ngày 7/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương nghiên cứu đề xuất cơ chế Nhà nước thu phí đối với các tuyến đường Nhà nước đầu tư để tạo nguồn vốn tái đầu tư phát triển giao thông vận tải, báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan.
Tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 21/7/2017 về quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2021, Quốc hội cũng đã giao Chính phủ nghiên cứu áp dụng phương án thu giá dịch vụ hợp lý để thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước đối với những dự án thành phần sử dụng toàn bộ vốn đầu tư công.
Đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ kiến nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương phương án thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thông qua trạm thu phí đối với 8 đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam do Nhà nước đầu tư theo cơ chế phí.
Mức thu phí được Bộ Giao thông vận tải dự kiến từ 1.000 - 1.500 đồng/xe tiêu chuẩn (PCU/km), tùy từng tuyến; áp dụng công nghệ thu phí điện tử không dừng theo Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải kiến nghị giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam là đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản. Cơ quan này sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Tại Phương án thu hồi vốn, Bộ Giao thông vận tải đánh giá, mức thu phí dự kiến tại 8 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông (1.000 - 1.500 đồng/PCU/km) là tương đồng với mức thu của các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác và phù hợp với mức chi trả, lợi ích thu được của người sử dụng đường cao tốc.
Hiện mức thu phí sử dụng của một số tuyến đường cao tốc đang được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) và một số nhà đầu tư tư nhân khai thác dao động từ 1.000 - 2.100 đồng/PCU/km.
Tính toán của cơ quan xây dựng Phương án thu hồi vốn cho thấy, trong trường hợp lưu lượng phương tiện tăng trưởng theo đúng kịch bản, với mức thu từ 1.000 - 1.500 đồng/PCU/km tùy từng tuyến, thì sau khi trừ chi phí vận hành, bảo dưỡng và tổ chức thu, ngân sách sẽ thu được khoảng 2.130 tỷ đồng/năm từ 8 tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong giai đoạn 2025 - 2030.
Bộ Giao thông vận tải đánh giá, đây là khoản thu rất quan trọng, không chỉ tạo nguồn lực tái đầu tư mở rộng mạng lưới đường cao tốc, mà còn trực tiếp giúp giảm áp lực bố trí ngân sách cho việc duy tu, bảo trì 8 tuyến cao tốc này.
Cũng theo Bộ Giao thông vận tải, hiện kinh phí hàng năm cho công tác bảo trì đường bộ được bố trí từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được 35 - 40% yêu cầu. Nếu không có nguồn kinh phí để bố trí đúng, đủ cho bảo trì, thì hệ thống đường bộ cao tốc sẽ xuống cấp nghiêm trọng, gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội.
Khắc phục khó khăn, không để chậm tiến độ cao tốc Bắc Nam Diễn biến khó lường của dịch COVID-19 đã khiến nhà thầu triển khai các dự án giao thông gặp nhiều khó khăn về huy động nhân lực, thiết bị, tổ chức thi công tại hiện trường nên ảnh hưởng tới tiến độ công trình. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đang yêu cầu các ban quản lý dự án, nhà thầu khắc...