Cao tốc Bắc – Nam đắt hay rẻ?
So với thời điểm quyết định đầu tư 2017, dự toán cao tốc Bắc – Nam năm 2018 đã giảm 16.000 tỉ đồng, nếu chuyển toàn bộ 8 dự án PPP sang đầu tư công sẽ giảm tiếp 19.000 tỉ đồng.
Dự án cao tốc Bắc – Nam theo Bộ GTVT có suất đầu tư khoảng 115,8 tỉ đồng/km. Ảnh V.D
Vậy, suất đầu tư cao tốc Bắc – Nam đắt hay rẻ và có thể tiết giảm thêm chi phí được nữa hay không?
Theo Nghị quyết số 52/2017 của Quốc hội, cao tốc Bắc – Nam gồm 11 dự án thành phần với tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng. Tới tháng 10/2018, theo báo cáo nghiên cứu khả thi toàn bộ 11 dự án của Bộ GTVT, tổng mức đầu tư giảm còn 102.513 tỷ đồng, giảm 16.203 tỷ đồng so với quyết định trước đó. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) là 11.431 tỷ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị là 67.922 tỷ đồng, lãi vay 3.020 tỷ đồng, chi phí dự phòng 12.358 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác.
Đại diện Bộ GTVT cho biết, suất vốn đầu tư xây dựng bình quân 1 km đường cao tốc Bắc – Nam được Bộ này phê duyệt khoảng 115,8 tỷ đồng/km, bao gồm chi phí đầu tư xây dựng công trình cầu, hầm, xử lý nền đất yếu và gồm hệ thống thu phí điện tử không dừng, giao thông thông minh, đường gom dân sinh. Nếu không tính dự án Cam Lộ – La Sơn (quy mô 2 làn xe, chiều dài 98,4 km) và dự án cầu Mỹ Thuận 2 (dài 6,6 km), suất vốn đầu tư xây dựng bình quân khoảng 95,6 tỷ đồng/km.
Video đang HOT
“Nếu so với suất vốn đầu tư cao tốc theo Quyết định 44/2020 của Bộ Xây dựng, không tính chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng…, thì suất vốn đầu tư cao tốc Bắc – Nam thấp hơn”, Bộ GTVT cho biết.
Cụ thể, theo quyết định 44 của Bộ Xây dựng, suất đầu tư với đường bộ cao tốc 4 làn xe tại vùng 2 là 157,48 tỷ đồng/km và 124,98 tỷ đồng/km (chưa bao gồm chi phí xây dựng cầu, hầm và xử lý nến đất yếu).
Có thể giảm tiếp sau đấu thầu?
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Trường, Phó giám đốc Công ty tư vấn Trường Sơn, cho hay 1 mét hầm suất đầu tư thường đắt gấp 3 lần 1 mét cầu và gấp 10 lần 1 mét đường, vì thế việc tính suất đầu tư phải bao gồm cả thành phần đặc biệt như hầm, cầu.
Ví dụ, dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo có chiều dài khoảng 79 km, tổng mức đầu tư gần 13.700 tỷ đồng, tuy nhiên, dự án có hơn 2,2 km là hầm (hầm núi Vung), chi phí xây dựng nếu tính bình quân theo chi phí xây dựng hầm là 1.000 tỷ đồng/km sẽ là 2.200 tỷ đồng. Nếu tính với suất đầu tư của 77 km còn lại (bao gồm cả đường bộ, hầm) khoảng 8.000 tỷ đồng, thì riêng chi phí xây dựng đã hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức đề xuất chi phí xây dựng hiện tại của Bộ GTVT là hơn 8.000 tỷ đồng, thấp hơn đơn giá bình quân của Bộ Xây dựng.
Tương tự, dự án cao tốc đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu và đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt tuy cùng có chiều dài khoảng 50 km và chủ yếu nằm trên địa phận tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên tổng mức đầu tư đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt lớn hơn nhiều so với đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu (khoảng trên 4.000 tỷ đồng), do đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có nhiều công trình lớn như hầm Thần Vũ dài 1,2 km, cầu Hưng Đức vượt sông Lam dài hơn 4 km. Ngoài ra, tỷ trọng công trình cầu, hầm trên tuyến chiếm tới 25% tổng chiều dài tuyến và khối lượng xử lý đất yếu tại dự án này nhiều hơn…
Cũng theo ông Trường, việc tổng mức đầu tư nếu chuyển 8 dự án sang đầu tư công thấp hơn nhiều so với PPP do không phải chịu chi phí lãi vay thương mại suốt vòng đời dự án (chiếm 80% vốn toàn dự án).
Cùng quan điểm này, theo PGS.TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), trên cơ sở dự báo lưu lượng xe, tư vấn lập phương án đầu tư, phương án tài chính và tính toán suất đầu tư của dự án. Suất đầu tư không thể tính bình quân cào bằng vì mỗi dự án đi qua nhiều địa chất khác nhau.
Tuy nhiên, ông Chủng cho rằng: “Tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn đầu mới là khái toán, khi đấu thầu nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ thiết kế, dự toán và đưa ra mức giá thấp hơn mức trần mà Bộ đưa ra. Dự án PPP là lời ăn lỗ chịu, nên các nhà đầu tư trúng thầu sẽ phải tính toán rất kỹ, làm đúng giá cam kết ban đầu, nói cách khác, tổng mức đầu tư của các dự án cao tốc Bắc – Nam khi triển khai có thể giảm tiếp so với hiện tại”.
Chỉ nên chuyển đầu tư công dự án cấp thiết
Liên quan đến đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư công 8 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam, theo PGS.TS Trần Chủng, việc Quốc hội ủng hộ chỉ chuyển đổi 3 dự án sang hình thức đầu tư công, giữ lại 8 dự án PPP là cần thiết.
“Chỉ nên chuyển dự án không có nhà đầu tư quan tâm và các dự án liên quan đến an ninh quố phòng, cấp bách mà nhà nước muốn dung vốn đầu tư công để kích thích phát triển kinh tế hậu Covid-19. Với các dự án còn lại nhiều nhà đầu tư quan tâm, nên giữ theo hình thức PPP”, ông Chủng nói và cho rằng, điều này phù hợp với chủ trương huy động mọi nguồn lực xã hội hoá trong đầu tư hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách.
Trước đó, Bộ GTVT đã báo cáo 3 phương án chuyển đổi hình thức đầu tư cao tốc Bắc – Nam, gồm phương án 1 giữ lại đầu tư 8 dự án theo hình thức PPP, phương án 2 chuyển đổi 3 dự án sang đầu tư công và phương án 3 là chuyển cả 8 dự án sang đầu tư công.
Theo thông báo kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm 3.6, đã xem xét và thống nhất chủ trương chuyển đổi 3/8 dự án thành phần từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công (Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây). Quyết định chính thức sẽ Quốc hội thảo luận và thống nhất tại giai đoạn 2 kỳ họp sắp tới.
Kiên Giang: Trên 220 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp QL80
BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Kiên Giang khởi công dự án cải tạo, nâng cấp 15km đoạn QL80 (địa bàn huyện Kiên Lương, TP Hà Tiên), kinh phí khoảng 220 tỷ đồng.
Dự án có chiều dài là 15,6km, điểm đầu tại Km 188 700 (huyện Kiên Lương), điểm cuối tại Km 204 507,4 (TP Hà Tiên). Chiều rộng nền đường 11m (chiều rộng mặt đường 7m, lề đường 4m), tải trọng 12 tấn, vận tốc thiết kế 60km/h, kết cấu mặt đường cấp cao A1 bằng thảm bê tông nhựa nóng. Đây là công trình giao thông đường bộ cấp 4 đồng bằng. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng công trình là khoảng 220 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, do Sở GTVT tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư.
Dự án này bao gồm 2 gói thầu: gói thầu 1A (đoạn Km 188 700 - Km 196 300) do Công ty cổ phần Trường Sơn 185 thi công với tổng giá trị gói thầu là 74 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng 270 ngày. Gói thầu 1B (đoạn Km196 300 - Km 204 300) do Liên doanh Công ty TNHH và xây dựng công trình 656 và Công ty cổ phần dịch vụ thương mại 68, với tổng giá trị gói thầu là 82 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng là 270 ngày (tính từ lúc giao mặt bằng ngày 29/5).
Ngoài ra, khoảng 60 tỷ đồng đầu tư vào các công trình phụ với các gói thầu như: di dời trụ điện lực, cải tạo bổ sung hệ thống thoát nước dọc 2 bên tuyến đảm bảo thoát nước tốt nền đường, các cống ngang đường được tận dụng lại, nối dài thêm và xây dựng thêm 10 cống, mương thoát nước ra biển dài 952m, bố trí hệ thống báo hiệu đường bộ, cải tạo mặt cầu Ba Hòn, Tà Xăng, Cây Me, Tam Bản đã xuống cấp...
Theo ông Châu Hùng Kỳ, Giám đốc BQL Dự án cho biết, theo phê duyệt Quyết định đầu tư của UBND tỉnh Kiên Giang vào năm 2019 với khái toán dự án này là 320 tỷ đồng. Tuy nhiên do quá trình thiết kế, lập dự toán và giảm thầu đã giảm xuống gần 100 tỷ đồng so với khái toán ban đầu của tổng mức đầu tư với phê duyệt.
Nghệ An giải phóng được bao nhiêu km mặt bằng cao tốc Bắc - Nam? Tỉnh Nghệ An là một trong 13 địa phương có tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trọng điểm đi qua. Tỉnh này nỗ lực tới tháng 6 sẽ cơ bản giải phóng xong toàn bộ mặt bằng cho 87km cao tốc Bắc - Nam. Báo cáo của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An, tuyến đường bộ cao tốc Bắc -...