Cao su Phước Hòa muốn trả cổ tức tối thiểu 4.000 đồng/cp
Năm 2021, Cao su Phước Hòa đặt kế hoạch giảm lãi và mục tiêu doanh thu so với kết quả thực hiện trong năm 2020, chỉ trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ không thấp hơn 40%.
Báo cáo thường niên năm 2020 mà Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa cho thấy mục tiêu kinh doanh năm 2021 giảm so với năm ngoái.
Với năm 2021, Cao su Phước Hòa đặt kế hoạch tổng doanh thu thuần đạt 1.921 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 751 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 35% so với thực hiện năm trước. Sản lượng cao su khai thác năm 2021 dự kiến đạt 20.900 tấn, giá bán kỳ vọng 34 triệu đồng/tấn.
Ngoài ra, Cao su Phước Hòa cũng đặt kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ không thấp hơn 40%, nghĩa là mỗi cổ đông sở hữu cổ phiếu sẽ nhận tối thiểu 4.000 đồng/cp.
Như vậy với hơn 135 triệu cổ phiêu đang lưu hành, số tiền tối thiểu Cao su Phước Hoà dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông là 540 tỷ đồng.
Nhận định về tình hình kinh doanh năm 2021, lãnh đạo PHR dự báo sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới sẽ phục hồi trở lại, đạt 13,43 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2020.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 và việc Mỹ gây sức ép đến các hợp đồng dầu trong tương lai, kéo theo dự báo triển vọng nhu cầu nhiên liệu vẫn u ám trong năm 2021, ảnh hưởng lớn tới giá mủ cao su.
Theo giới chuyên môn, tình hình xuất khẩu năm 2021 cũng còn nhiều thách thức bởi thiếu hụt lượng container để vận chuyển. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chậm lại bởi nước này đã mua mạnh trong những quý cuối cùng của năm 2020.
Về triển vọng trong nước, PHR nhận định đây tiếp tục là một năm khó khăn đối với các hoạt động khai thác mủ cao su. Khối sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt.
Ngoài ra, khối khu công nghiệp chưa có tín hiệu rõ ràng về cơ chế cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Từ năm 2021 trở đi, các dự án tái canh trồng cao su không được miễn tiền thuê đất trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản.
Nói thêm về vấn đề này, theo báo cáo CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đầu tháng 2/2021, Khu công nghiệp (KCN) VSIP III đã nhận được phê duyệt điêu chinh quy hoach chuyên đôi đât của chính phủ và tỉnh Bình Dương.
Với diễn biến mới này, VCSC ước tính Cao su Phước Hoà sẽ nhận được khoản đền bù 898 tỷ đồng thu nhập bồi thường từ việc chuyển đổi đất sang KCN VSIP III vào năm 2021, chiếm khoảng 63% dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2021 của PHR.
Ngoài ra, VCSC cho biết Cao su Phước Hòa sẽ ghi nhận 20% thu nhập được chia từ doanh số bán đất tại KCN VSIP III và 20% lợi nhuận được chia từ cổ phần trong dự án KCN này.
Trước đó, PHR đã ký hợp đồng với Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) để thực hiện bồi thường và hỗ trợ thiệt hại khi Phước Hòa bàn giao 691 ha cho VSIP thực hiện dự án KCN VSIP III vào năm 2019.
Chủ thương hiệu sữa Ba Vì sắp lên sàn chứng khoán
CTCP Sữa Quốc tế (IDP) sắp đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM với khối lượng đăng ký gần 59 triệu cổ phiếu.
Tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 18/12, cổ đông CTCP Sữa Quốc tế (IDP) đã thông qua việc đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống UPCoM tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Tổng khối lượng đăng ký gần 59 triệu cổ phiếu. Thời gian chốt danh sách cổ đông để lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và giao dịch trên UPCoM vào ngày 4/12. Thời gian thực hiện bắt đầu trong quý 4.
Như vậy, có thêm một doanh nghiệp ngành sữa đưa cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán hiện có CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đang niêm yết HOSE và CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mã: MCM) chính thức giao dịch UPCoM ngày 18/12. Bên cạnh đó, CTCP Sữa Hà Nội (Hanoimilk) đã bị huỷ niêm yết trên HNX và đang bị hạn chế trên UPCOM.
Cổ đông Đại hội cũng chấp thuận bổ sung ngành sản xuất các loại bánh từ bột; sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo. Công ty sẽ có 2 người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT (ông Tô Hải). Ông Tô Hải, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VCSC đang là Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật của IDP.
Sữa Quốc tế sắp giao dịch trên UPCoM.
Sữa Quốc tế được thành lập năm 2004 với 3 thương hiệu chính là Ba Vì, Lif và Kun. Từ năm 2004 đến năm 2010, công ty này đã thành lập 2 nhà máy tại Chương Mỹ và Ba Vì.
Về tình hình kinh doanh, 9 tháng đầu năm, IDP đạt 2.828 tỷ đồng doanh thu thuần, 309 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng lần lượt 113% và 232% so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận 9 tháng này còn vượt xa con số của Mộc Châu Milk (209 tỷ đồng).
Trước cuộc họp bất thường, cơ cấu cổ đông IDP cũng có biến động. Theo đó, ngày 4/12, CTCP Lothamilk đã nhận chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu qua giao dịch thoả thuận. Trước giao dịch, Lothamilk sở hữu 4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,79%. Sau giao dịch, Lothamilk đã nâng sở hữu tại IDP lên 10,18%.
Cùng ngày, bà Đặng Phạm Minh Loan, Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT cũng nhận chuyển nhượng gần 2,95 triệu cổ phiếu qua giao dịch thoả thuận. Trước giao dịch, bà Loan không nắm giữ cổ phần tại IDP, sau giao dịch bà nâng sở hữu lên 5%.
Ở chiều ngược lại, từ ngày 2-4/12, CTCP Blue Point đã bán ra 5,68 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 70,2% xuống còn 60,6%.
Trước đó, cuối tháng 7, đầu tháng 8, hai quỹ đầu tư thuộc quản lý của VinaCapital đã chuyển nhượng hết hơn 21,8 triệu cổ phần, tương ứng với 37% vốn của IDP sau 5 năm đầu tư. Đồng thời, Blue Point lại mua vào gần 13 triệu cổ phần của IDP để nâng sở hữu từ 58,36% lên 80,38%.
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đã mua vào hơn 8,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 15% vào ngày 31/7.
VN-Index tăng điểm tuần thứ bảy liên tiếp, hai người này lại buồn VN-Index tăng điểm trong tuần thứ bảy liên tiếp khi kết thúc tuần giao dịch vừa qua (14-18/12) đạt ngưỡng 1.067,46 điểm, tăng 21,5 điểm (2,1%). Với việc thị trường tiếp tục tăng điểm trong tuần qua, phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều có sự tăng trưởng. Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất với 6% giá trị vốn...