Cao Phong (Hòa Bình): Cửa ngõ giao thương kết nối Tây Bắc với Thủ đô
Sau khi dự án mở rộng Quốc lộ 6 hoàn thành, hoạt động giao thương từ Cao Phong đến các vùng kinh tế và cửa khẩu hoặc vận chuyển nông sản từ Sơn La xuống trung tâm Hà Nội sẽ trở nên thuận tiện, nhanh chóng.
Trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 22/11, lãnh đạo HĐND thành phố Hà Nội đã khẳng định dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 6 nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hiện được giao cho Ban quản lý dự án các công trình giao thông của thành phố lấy ý kiến để triển khai với tổng mức đầu tư 8.300 tỷ đồng.
Liên quan đến dự án, Sở GTVT Hà Nội cũng đã có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai. Theo đó, dự án có chiều dài 21,5 km được đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách thành phố, thời gian thi công từ năm 2021-2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội được giao làm chủ đầu tư.
Quốc lộ 6 sau khi cải tạo sẽ giải quyết vấn đề ùn tắc, rút ngắn thời gian di chuyển đến Cao Phong (Hòa Bình) chỉ 40-50 phút.
Dự án sau khi cải tạo, nâng cấp sẽ có mặt cắt lưu thông nội đô 56 – 60m, tương đương 6 làn xe với vận tốc thiết kế 80 km/h; đoạn lưu thông ngoài đô thị rộng 50m, tương đương 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, điều này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hòa Bình chỉ chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Sau Hà Nội, huyện Cao Phong nói chung và thị trấn Cao Phong nói riêng là hai địa phương được hưởng lợi trực tiếp từ việc mở rộng Quốc lộ 6. Cùng với tuyến cao tốc Hòa Bình – Sơn La đang được triển khai, sau khi toàn bộ các dự án hoàn thành, hoạt động giao thương giữa các tỉnh phía Bắc với thủ đô sẽ có nhiều thuận lợi, đặc biệt trong việc lưu thông các mặt hàng nông sản vốn là lợi thế của vùng Tây Bắc.
Cao Phong trở thành trung tâm kết nối các tỉnh Tây Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đơn cử, trái cam Cao Phong vận chuyển đến các tỉnh và cửa khẩu hay các loại nông sản từ Sơn La qua Cao Phong xuống trung tâm Hà Nội sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng, giúp đảm bảo chất lượng, giữ được độ tươi ngon của hàng hóa.
Với lợi thế trung tâm kết nối giữa các tỉnh Tây Bắc Bộ và Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc, Cao Phong đóng vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế, hạ tầng, giao thương. Các chuyên gia dự báo, thị trấn Cao Phong (Hoà Bình) sẽ sớm nằm trong danh mục của các nhà đầu tư khi các tuyến giao thông trọng yếu liên kết vùng và khu vực được hoàn thiện, tạo tiền đề để Cao Phong thu hút dòng vốn đầu tư, kéo theo đó, bất động sản Cao Phong sớm trở thành điểm “ nóng” đầu tư cho doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư thứ cấp.
Vì sao nhiều người đổ ra đường sau giãn cách
Tối 21/9, Vũ Trà My lấy bộ váy hoa mua từ tháng 6 mà chưa có cơ hội mặc, là lượt cẩn thận rồi dắt xe ra khỏi nhà.
Kế hoạch của nữ nhân viên kế toán 26 tuổi là từ Hoàng Mai lên Cầu Giấy đón người yêu đã hai tháng không gặp.
Cùng lúc đó, tại Đông Anh, chị Phạm Thúy, 36 tuổi, bế con gái hai tuổi vào ôtô. Bữa tối hôm ấy được đẩy sớm hơn một tiếng để cả nhà lên phố, kết thúc chuỗi ngày quẩn quanh trong căn hộ 70 m2.
Họ đều có chung điểm đến là Hồ Gươm, như hàng nghìn người khác vào đêm Trung Thu. Từ 19h30 ngày 21/9, đoàn người từ các phố Tràng Thi, Phố Huế, Hàng Bông, Hai Bà Trưng... đổ về khu vực xung quanh Hồ Gươm, dẫn đến tình trạng ùn tắc ở đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ khiến nhà chức trách phải lập rào cấm ở một số khu vực.
Sáng 22/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, cho rằng nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại bất cứ lúc nào và "công sức của toàn xã hội trong hai tháng chống dịch có thể trở thành uổng phí vì sự chủ quan".
PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp y tế cộng đồng (Bộ Y tế), bày tỏ lo lắng "nếu trong đám đông tối qua tại Hà Nội, có một F0 với chủng Delta, sẽ rất dễ lây lan sang những người khác. Khi đó, nhà chức trách khó truy vết, bởi không biết ai tiếp xúc với ai".
Phương tiện ùn tắc tại tuyến phố trung tâm Hà Nội, tối 21/9. Ảnh: Huy Thành.
"Nhưng chuyện người dân ra đổ ra đường tối 21/9 là điều có thể đoán được", ông Nguyễn Xuân Phong, thạc sĩ tâm lý ĐH Toulouse Jean Jaurès (Pháp), nhận định. Không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, trên thế giới hiện tượng này không hiếm gặp.
Hồi tháng 5, Tây Ban Nha gỡ tình trạng khẩn cấp, người dân Barcelona tràn ra đường reo hò và chơi nhạc. Ở Madrid, cảnh sát phải cưỡng ép người dân rời khỏi quảng trường Puerta del Sol tại trung tâm thành phố, nơi đám đông không đeo khẩu trang tụ tập ăn mừng.
Cũng trong tháng 5, Reuters đưa tin người dân Ba Lan ra đường ăn mừng "như giao thừa" khi nước này cho mở lại nhà hàng và quán bar sau hơn sáu tháng đóng cửa. Thời điểm đó, số ca mắc Covid-19 ghi nhận trong một ngày ở Ba Lan đã giảm đáng kể, còn hơn 3.000 ca so với hơn 35.000 ca hồi đầu tháng 4. Gần 36% người trưởng thành đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine và gần 14% đã đủ hai mũi.
Có nhiều nguyên nhân khiến người dân ra đường sau giãn cách.
"Một số người coi điều này như món quà tự thưởng", thạc sĩ Phong nói. Trong thời gian bị buộc phải kiềm chế nhu cầu cơ bản hay gắng gượng để vượt qua điều gì đó, con người có xu hướng đặt ra những phần thưởng tinh thần để tự động viên và tăng thêm hy vọng. Phần thưởng đó có thể là ăn món mình thích, đến chỗ mình thân thuộc và 21/9 chính là lúc họ thực hiện hóa phần thưởng ấy.
"Nhắc đến Hà Nội thì không thể không nhắc đến Hồ Gươm", Vũ Trà My lý giải về lựa chọn điểm đến, tiết lộ thêm mình cùng người yêu còn tranh thủ đi ăn phở - món ăn được nhiều người coi là biểu tượng của Hà Nội.
Ngoài ra, việc người dân lập tức ra đường khi các chỉ thị giãn cách được nới lỏng một lần nữa chứng minh rằng Internet không thể thay thế nhu cầu được tiếp xúc gần gũi của con người.
"Con người là sinh vật xã hội và sự gắn kết không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua ánh mắt, cái ôm", chuyên gia Nguyễn Thu Hương, chủ nhiệm một văn phòng tư vấn tâm lý ở quận Ba Đình, Hà Nội, phân tích.
Giao tiếp mắt trực tiếp làm tăng sự tin tưởng giữa con người, tăng khả năng chú ý và lan tỏa cảm xúc tích cực. Ví dụ, nếu thấy người đối diện mình cười, một phần bộ não của bạn cũng cười, bà Hương dẫn một nghiên cứu của Italy năm 2004.
Nghiên cứu năm 2017 của Đại học Liverpool (Anh) thì chỉ ra những cái ôm giúp giải phóng oxytocin, còn gọi là hormone tình yêu, giúp con người đỡ căng thẳng, sợ hãi và cô đơn - những hệ quả tâm lý hay gặp trong thời gian giãn cách xã hội. Đây cũng là lý do Trà My đi cùng người yêu.
Bên cạnh đó, bà Hương cho rằng ra đường là cách thể hiện quyền kiểm soát cuộc sống, thứ nhiều người cảm thấy bị mất đi trong đại dịch, đồng thời giúp họ xả khối năng lượng bị nén bấy lâu. Gia đình chị Thúy là một trường hợp như vậy bởi họ vốn ưa dịch chuyển, trước giãn cách tuần nào cũng đi chơi. Ở nhà nhiều, không riêng người lớn mà bé gái hai tuổi cũng cáu gắt, la hét cả ngày. "Đến lúc được ra ngoài, con bé vừa cười vừa đập tay vào cửa kính suốt chuyến đi", chị Thúy kể.
Tính chất lễ hội của Trung Thu cũng góp phần thúc đẩy con người ra đường, dù theo cả hai chuyên gia, đường phố vẫn sẽ đông ngay cả khi không trùng ngày đặc biệt nào.
Ông Phong cho biết thêm, mọi nhóm tuổi đều có nhu cầu ra đường, chỉ khác ở cách thức, cung đường và thời gian. Ví dụ, người già đi bộ tập thể dục lúc sáng sớm còn các bà nội trợ trung niên tranh thủ tụ họp lúc đi chợ.
Dẫu vậy, đa số người dân Hà Nội vẫn chấp hành các quy định phòng chống dịch, tiếp tục ở trong nhà. Anh Nguyễn Hoàng, 30 tuổi, ở quận Long Biên nói: "Năm nào chẳng có Trung Thu, không đi một năm cũng chẳng sao".
Trần Quỳnh Chi 28 tuổi, sống ngay tại quận Hoàn Kiếm thậm chí quên mất 21/9 là Trung thu. Đến lúc bạn nhắn tin rủ đi chơi, cô nhân viên văn phòng mới nhớ ra, nhưng từ chối thẳng thừng.
"Ra đường là nhu cầu tự nhiên, có thể hiểu được. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc thỏa mãn nhu cầu bản thân cần xếp sau các yêu cầu phòng chống dịch", chuyên gia Nguyễn Xuân Phong khuyến cáo.
Ngoài đảm bảo quy tắc 5K, ông Phong gợi ý mỗi người nên tự sắp xếp những điều muốn làm theo thứ tự ưu tiên. "Hà Nội giống như một người ốm lâu ngày vừa khỏe lại. Các hoạt động nên được khôi phục chậm rãi, hài hòa", ông Phong gợi ý.
Bà Hương nhấn mạnh, trước khi ra đường bạn nên tự hỏi: "Điều này có thực sự cần thiết hay không?".
Đông nghẹt người đổ về hồ Hoàn Kiếm trong đêm Trung thu Đêm 21/9, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ về hồ Gươm chơi đêm Trung thu, khiến mọi ngả đường hướng Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - Lê Thái Tổ ùn tắc kéo dài. Tối 21/9 là buổi tối đầu tiên Hà Nội được nới lỏng giãn cách và trùng với Tết Trung thu, người dân Hà Nội đổ ra đường, dồn...