Cao ốc ‘chọc trời’ ở Việt Nam
Với tổng số tầng xấp xỉ 70, những tòa nhà như Keangnam, PVN… được vinh danh là những tòa nhà cao nhất ở Việt Nam.
Tòa tháp PVN – 79 tầng
Phối cảnh của dự án.
Cao ốc PVN Tower là dự án tòa nhà cao nhất Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Ban đầu, chiều cao dự kiến của PVN Tower là 102 tầng, tổng kinh phí xây dựng dự tính hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tháng 3 vừa qua, các chủ đầu tư đã điều chỉnh con số này xuống còn 79 tầng và 600 triệu USD. Hiện tòa tháp đang trong giai đoạn xây dựng.
Tòa tháp Keangnam Hanoi Landmar, 72 tầng
Video đang HOT
Keangnam Hanoi Landmark Tower là khu phức hợp khách sạn – văn phòng – căn hộ – trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng tại đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội. Khu phức hợp gồm 1 tháp trung tâm thương mại (cao 346 mét (72 tầng), văn phòng cho thuê, khách sạn 7 sao cùng 2 tòa nhà căn hộ cao cấp cao 48 tầng.
Tòa tháp hoàn tất xây dựng vào tháng 3/2011. Trong thời điểm khánh thành, tòa nhà này được coi là cao nhất Việt Nam.
VietinBank Tower, 68 tầng
VietinBank Tower được xây dựng tại khu đất rộng 30.000m2 thuộc Khu đô thị Ciputra (Hà Nội) với tổng mức đầu tư khoảng 400 triệu USD. VietinBank Tower gồm 2 tòa tháp, tháp thứ nhất cao 68 tầng, tháp thứ hai cao 48 tầng. Hai tháp được nối với nhau bằng khối đế 7 tầng và 4 tầng hầm.
Bitexco Financial, 68 tầng
Với chiều cao 262m, chi phí xây dựng là 220 triệu USD, tòa tháp Bitexco tòa nhà cao nhất của TP.HCM. Ngoài điểm nhấn như một biểu tượng mới của Sài Gòn, hải đăng của thành phố mang tên Bác, tòa tháp cũng được vinh danh với hai kỷ lục Việt Nam cho sân đỗ trực thăng lơ lửng và đài quan sát cao nhất nước. Về quy mô thế giới, tòa tháp được vinh danh trong top 20 tòa nhà ấn tượng nhất thế giới và thang máy đứng vào hàng nhanh thứ 3.
Hanoi City Complex, 65 tầng
Tòa nhà Hà Nội City Complex 65 tầng, cao 195m, tổng kinh phí của dự án khoảng 400 triệu USD.
Theo thiết kế, công trình được tổ chức 3 khu chức năng chính là khu văn phòng, khu căn hộ và khu dịch vụ thương mại cùng với 4 tầng ngầm sử dụng làm bãi đỗ xe và xử lý kỹ thuật. Tại tòa tháp chính, cứ 4-6 tầng lại được bố trí một vườn cây thông tầng để tạo điều kiện cải thiện vi khí hậu… Công trình cao 65 tầng với khối đế cao 6 tầng.
Theo 24h
Bí quyết du lịch mùa mưa bão
Đừng để những cơn mưa làm hỏng kế hoạch du lịch khám phá những vùng đất mới của bạn nhé!
Bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch nhưng gặp phải trời mưa và áp thấp nhiệt đới? Hãy yên tâm vì đã có mẹo vặt khắc phục tình trạng này rồi nhé!
1. Đừng bao giờ quên đem theo bên người hai vật quan trọng là chiếc ô và khăn choàng nhé. Chúng sẽ giúp bạn giữ ấm, đồng thời tránh bị cảm sốt do thời tiết thay đổi.
2. Nên cho quần áo, đồ dùng vào túi nilon hoặc túi chống thấm rồi mới để trong vali, ba lô. Riêng với ba lô và túi hành lý bằng vải, bạn phải luôn chuẩn bị một chiếc bao nilon to để bọc hành lý khi mưa. Bạn phải sẵn sàng bao nilon cho các thiết bị hitech như: máy ảnh, điện thoại, máy nghe nhạc, usb...
3. Giày, dép sandal nhựa rất tiện khi đi du lịch bằng xe máy hoặc đi bộ nhiều giờ ở vùng đất lầy lội.
4. Luôn mang theo một phích nhỏ bằng inox. Nó sẽ giữ thức uống của bạn luôn nóng ấm.
5. Không được sấy đồ dùng bị ướt bên cạnh bếp lửa, dưới bóng đèn điện, bếp ga vì như thế đồ đạc của bạn sẽ bị biến dạng. Hãy sử dụng máy sấy tóc vì nó sẽ thổi khí nóng làm cho đồ dùng của bạn nhanh khô mà lại an toàn.
Theo 24h
Thành phố cổ kiến trúc nhọn hoắt ở Nepal Thành phố cổ với những chùa chiền, đền đài mái nhọn, tinh xảo là một 'viên ngọc quý' của Nepal. Patan (hay Lalitpur) hiện là một trong những thành phố lớn nhất của vương quốc Nepal, nằm cách thủ đô Kathmandu khoảng 5 km về phía Đông Nam. Với lịch sử kéo dài 2.300 năm, Patan là một trong ba thành phố lớn...