Cào lên cơ thể, luồn kim qua tay… vì nghệ thuật
Cào lên cơ thể, thêu chân dung gia đình vào lòng bàn tay hay sử dụng buồng nhuộm da và hình dán… các nghệ sĩ có rất nhiều những ý tưởng độc đáo khi sử dụng chính cơ thể mình tạo nên các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng.
Người phụ nữ tạo nên các tác phẩm từ những vết cào
Một trong những “tác phẩm” được Sarah tạo ra
Sarah Beal mắc một hội chứng có tên gọi là Dermatographia, khiến cho da cô nổi sần lên cho dù chỉ bị cào những vết nhẹ nhất. Những vết nổi trên da sẽ biến mất trong vòng một giờ, điều này tạo cơ hội cho Sarah tạo ra khá nhiều “tác phẩm” trên cơ thể mình. Cơ thể người mắc hội chứng Dermatographia thường phản ứng với những vết cào như cơ chế khi bị dị ứng. Các tế bào dưới da sẽ tiết ra histamine khiến cho da nổi sần lên.
Thêu chân dung gia đình vào lòng bàn tay
Nghệ sĩ Tây Ban Nha David Cata đã đưa nghệ thuật thêu tay đến một bước đột phá mới khi thêu chân dung những người trong gia đình và những người có ảnh hưởng tới cuộc sống của anh vào lòng bàn tay.
David cho biết, với anh những hình thêu như một cuốn tự truyện. Những hình thêu trên tay gồm gia đình, bạn bè, thầy cô giáo… những người đã viết nên câu chuyện đời anh.
Tự vẽ lên đùi
Video đang HOT
Cô sinh viên Jodi Steel đã giết thời gian trong những giờ học nhàn rỗi bằng cách vẽ nguệch ngoạc lên đùi của mình thay vì đằng sau những cuốn vở. Dù không qua trường lớp chuyên nghiệp nào nhưng những tác phẩm của cô đều có tính nghệ thuật cao. Những hình vẽ đều thể hiện sự “luyện tập” chăm chỉ của cô gái. Cư dân mạng thậm chí còn nhầm những hình vẽ này là hình xăm từ một nghệ sĩ chuyên nghiệp.
Tạo các họa tiết đa dạng
Ariana Page Russell cũng là người mắc hội chứng Dermatographia và cô đã tận dụng cơ hội này để tạo các họa tiết trên cơ thể và mở triển lãm ở nhiều nơi trên thế giới với chủ đề về những suy nghĩ của con người.
Dùng kẹp ghim trên da để tạo bảng chữ cái
Người nghệ sĩ này đã dùng những chiếc kẹp quần áo kẹp vào da mình để tạo ra bảng chữ cái La Mã. Môn nghệ thuật này bắt nguồn từ Đức và những người chịu đau tốt tỏ ra khá thích thú. Nó có tên gọi là Skinographie.
Vẽ lên người các tác phẩm thế kỷ 19
Trong một dự án mang tên “Anatomical museum”, hai nghệ sĩ Chadwick Gray và Laura Spector đã tái hiện những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng từ thế kỷ 19.
Chính cách sắp xếp các hình khối cơ thể hay thêm thắt các chi tiết như con mắt đã mang lại cho các tác phẩm một sức sống mới.
Dùng hình dán và buồng nhuộm da
Janine Rewell là một nghệ sĩ hình họa tự do sống tại Helsinki, Phần Lan. Năm 2009, cô quyết định sử dụng kỹ thuật nhuộm da và những hình dán để tạo ra tác phẩm Tan The Man vô cùng độc đáo.
Những tác phẩm tập thể từ con người
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới Art Wolfe đã tạo nên bộ ảnh có tên “The Human Canvas Project” sử dụng những đường kẻ, họa tiết và hình khối để tái hiện những truyền thống cổ xưa tại các bộ lạc. Những góc chụp khác thường cùng những họa tiết đặc biệt đã mang lại cho một ảnh một vẻ đẹp ấn tượng.
Vẽ truyện cổ tích lên lòng bàn tay
Svetlana Kolosova đã vẽ lại những câu chuyện cổ tích An-đéc-xen và các tác giả khác lên hai bàn tay của mình và tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc.
Theo Datviet
Loài bò sát kỳ lạ có hàng trăm chiếc răng nhọn như kim
Một sinh vật với hàm răng có hàng trăm chiếc nhọn như kim mới được phát hiện bởi nhà cổ sinh vật học người Trung Quốc.
Sinh vật có hàm răng kỳ lạ
Sinh vật khác thường có tên Atopodentatus Unicus, sống ở thời kỳ giữa kỷ Triat, khoảng 240 triệu năm trước, là một chi và loài mới. Tiến sĩ Xiao-chun Wu, một nhà cổ sinh vật tại Bảo tàng tự nhiên Canada ở Ottawa, đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu phát hiện ra bộ xương hóa thạch của sinh vật này ở thành hệ địa chất Guanling, Tây Nam Trung Quốc. Phát hiện của họ vừa được công bố trên tạp chí Khoa học tự nhiên.
Atopodentatus Unicus thuộc về sauropterygians, một nhóm bò sát sống dưới nước, đã phát triển mạnh mẽ trong kỷ Mesozoi trước khi bị tuyệt chủng vào cuối thời kỳ này. Bộ xương hóa thạch của sinh vật này gần như hoàn chỉnh, chỉ bị mất một phần phía bên phải hộp sọ. Từ mõm đến đuôi sinh vật dài khoảng 3m.
Báo cáo khoa học cho biết hàm răng của sinh vật này được sắp xếp thành 35 bộ theo mô hình chiều dọc với trung tâm là hàm trên. Răng của sinh vật này quá mỏng và dễ gãy, vì vậy khó có thể tấn công hoặc ăn những con mồi lớn. Hàm răng của Atopodentatus Unicus có lẽ chỉ sử dụng để lọc sâu biển và các sinh vật nhỏ khác ở đáy đại dương. Hình dạng bất thường của hàm răng giúp nó có khả năng lọc thức ăn dễ hơn.
Theo aFamily
Bơm rượu, dầu ăn vào tay để có cơ bắp khổng lồ Với số đo mỗi bên bắp tay to khoảng 74 cm, Arlindo de Souza hiện là người có cơ bắp tay to số một Braxil. Ông Arlindo được mệnh danh là "Người Núi ở quê nhà" tiêm rượu và dầu vào cánh tay mình 3 lần một tuần trong liên tục 2 tháng để có được cơ bắp vĩ đại như hiện tại....