Cao lầu – Niềm tự hào của ẩm thực Hội An
Có lẽ ai đã từng đặt chân đến đây cũng phải một lần nếm thử món ăn này rồi nhỉ.
Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng mình thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên “cao lầu” trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.
Vậy thực chất, món cao lầu là gì? Đó chính là một món mì mà đã từ rất lâu được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Cao lầu có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mì Quảng, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.
Nguồn gốc của cái tên “cao lầu”
Theo một người Hoa lâu năm ở Hội An, cao lầu đã xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán trước, nhưng chính những người Hoa mới là những nhân vật bám trụ lâu nhất trên nền đất cổ này.
Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn 2 tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây.
Video đang HOT
Cái tên “cao lầu” luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội. Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món “cao lương mĩ vị”. Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang “lên lầu”, dần quen rút lại chỉ còn “cao lầu”.
Đến Hội An, thưởng thức hồn ẩm thực phố cổ
Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mì được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.
Sợi cao lầu có màu vàng gạo lứt hoặc được nhuộm vàng. Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lâu thêm hương vị thơm cũng hơi giống món mì quảng, người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Các món này đặt trên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm.
Bước chân ra khỏi đất cổ Hội An, cao lầu đã thay đổi đi ít nhiều, cái không khí cổ kính cũng phai nhạt đi mất. Chỉ có ở Hội An thì cao lầu mới có đủ hương sắc của một món ăn miền Trung tinh tế và cổ vị. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.
Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Có lẽ do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị… Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa cũ tinh túy nơi đây.
Theo TTVN
Cao lầu, mì Quảng ở Sài Gòn
Cao lầu, mì Quảng là hai món ăn nổi tiếng của xứ Quảng, cùng với nhiều đặc sản khác được người miền Trung đưa vào Nam trên bước đường mưu sinh.
1. Mì Quảng
Mì Quảng là món ăn đặc trưng của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng như phở, bún, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có hương vị và hình thức khác. Để làm mì, người ta dùng gạo còn nguyên vỏ cám, đem ngâm rồi xay tay. Bột xay được tráng thành bánh, cắt nhỏ bằng dao rất điệu nghệ. Hiện nay người bán dùng máy cắt bánh nhanh và vệ sinh hơn. Trong quá trình tráng rồi chấn mì, người ta bôi thêm dầu phụng (dầu lạc) để khỏi dính, vì vậy khi ăn có mùi dầu phụng rất béo.
Mì Quảng là món ăn nổi tiếng của xứ Quảng mà không ai không biết. Ảnh: Khánh Hòa.
Nước lèo của món này được nấu từ xương lợn, thịt gà, tôm, cá lóc... hoặc có thể là những sản vật riêng có ở từng vùng quê miền Trung. Nước lèo phải sánh và bạn đừng ngạc nhiên khi không thấy nước như các món mì khác. Nước dùng của mì Quảng rất ít chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm, đó là yêu cầu của người sành ăn mì Quảng.
Bánh tráng (bánh đa) là nguyên liệu không thể thiếu khi ăn món này. Bánh tráng phải nhất thiết là bánh tráng gạo có rắc vừng. Cùng với đó là các loại rau như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng, những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
Màu vàng óng ánh của sợi mì, chút đỏ của thịt gà kho, thịt heo hay vài con tôm đất... sắc trắng của miếng bánh tráng mè giòn rụm, sắc vàng nhẹ của lạc rang nhỏ, sắc xanh của các loại rau sống, rau thơm và một trái ớt sừng màu xanh chỉ riêng có ở Quảng Nam, tất cả hòa quyện vào nhau, tạo cho tô mì như một bức tranh đầy màu sắc được dọn ra trước mặt thực khách.
2. Cao lầu
Có hình thức giống với mì Quảng nhưng cao lầu là một món ăn có nhiều nét đặc trưng riêng biệt. Khác với những món ăn khác có thể biến tấu với nhiều nguyên liệu ăn kèm, cao lầu chỉ "chung thủy" với một công thức duy nhất đó là sợi mì, thịt lợn, rau sống và ít nước dùng.
Chỉ là một món ăn bình dân, nhưng cao lầu xứ Quảng đã trở thành món ăn đặc sản mà ai cũng muốn thưởng thức khi đến Hội An. Ảnh: Khánh Hòa.
Cao lầu có sợi mì được làm từ bột gạo nhưng cách chế biến của nó thì phức tạp hơn rất nhiều. Bột gạo sau khi xay được ngâm chung với tro, theo lời của người dân Hội An, tro ở đây nhất thiết phải là loại tro được đốt từ một loại cây sống ở Cù Lao Chàm, có như vậy sợi cao lầu mới có hương vị thơm ngon rất riêng. Vì ngâm chung với nước tro nên những sợi mì có màu sậm, hơi đục, ăn vào dai và cứng hơn sợi mì Quảng.
Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.
Ngoài hai món ăn kể trên, còn rất nhiều món ngon khác của xứ Quảng có mặt tại Sài Gòn như: bánh rò, bún cá ngừ, don xúc bánh tráng, bánh đập... Muốn thưởng thức hương vị của ẩm thực xứ Quảng, bạn có thể ghé đến quán Fai Fo - Lê Thị Hồng Gấm (quận 1); quán Hội Quảng - Phan Xích Long (quận Phú Nhuận); quán Đo Đo - Lương Hữu Khánh (quận 1).
Khánh Hòa
Theo VNE
Miếng ngon hè phố ở Hội An Ở quanh những góc phố củi An tồn tại một thế gii m thựcc trưng, biểu hiện một tính cách văn hóa của phố cổ. Ăn uống bên hè phố là một cách ăn dân dãng cầu kỳ, kiểu cách... Ởó người ta ăn uống một cách thoải mái, nhiên theo kiểu ưa gì ăn nấy, thời khắc nào. Một hàng chè trái...