Cao kiến đầy rủi ro
Từ góc độ con người mà nói thì việc Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas từ chức Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) không có gì là khó hiểu và không gây bất ngờ.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas – Ảnh: Reuters
Ông Abbas năm nay đã 80 tuổi và kể từ khi kế nhiệm nhà lãnh đạo Yasser Arafat đến nay thất bại nhiều mà thành công ít trên cả cương vị đứng đầu PLO lẫn chính quyền Palestine. Nhưng nhìn từ góc độ chính trị quyền lực thì sự từ chức nói trên lại là một mưu sâu kế cao của chính khách này.
Ông Abbas có từ chức như thế thì mới buộc Hội đồng dân tộc Palestine tiến hành đại hội mới để bầu ra các cấp lãnh đạo. Lần cuối cùng hội đồng 740 thành viên này họp là vào năm 1996. Ông Abbas cần đại hội này để xác lập sự ủy thác của người Palestine cho những nhân vật lãnh đạo mới, gây dựng và củng cố nền tảng quyền lực cho những cộng sự của mình và cô lập, vô hiệu hóa những nhân vật và nhóm phái cùng chí nhưng không cùng hướng.
Bằng cách này, ông Abbas buộc tất cả các đối thủ chính trị phải bộc lộ quan điểm và buộc người Palestine phải lựa chọn tương lai chính trị của Palestine thông qua lựa chọn ban lãnh đạo mới.
Nhưng cao kiến của ông Abbas lại đi cùng nhiều rủi ro. Nếu kết quả bầu chọn của đại hội không rõ ràng, tức là không đưa lại sự đoàn kết, thống nhất nội bộ, thì sẽ chỉ lợi bất cập hại đối với ông Abbas và Palestine. Nếu những cá nhân và phe cánh thất thế ở đại hội này trở thành phe đối lập chính thức hoặc ly khai thì lại còn tồi tệ hơn. Nhưng đã chơi kiểu được ăn cả ngã về không trong canh bạc quyền lực này thì ông Abbas phải chấp nhận những rủi ro ấy.
Video đang HOT
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Ngồi chưa nóng ghế, Thủ tướng Hy Lạp đã phải từ chức
Chỉ 7 tháng sau khi ngồi vào ghế thủ tướng Hy Lạp, ông Alexis Tsipras đã phải từ chức hôm 20.8 và kêu gọi bầu cử sớm.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (trái) đã gặp Tổng thống Prokopis Pavlopoulos để đệ đơn từ chức hôm 20.8 - Ảnh: AFP
Thủ tướng Tsipras tuyên bố trên truyền hình quốc gia rằng ông "có nghĩa vụ đạo đức sâu sắc" phải đưa ra quyết định kể trên, trao tiếng nói cuối cùng cho dân chúng. Sau đó, ông đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống nước này, theo Reuters.
Hãng truyền thông BBC dẫn lời ông Tsipras: "Nhiệm vụ chính trị của cuộc bầu cử ngày 25.1 đã vượt quá giới hạn của nó và giờ đây người dân Hy Lạp phải lên tiếng. Thành thật mà nói, chúng tôi đã không đạt được thỏa thuận như chúng tôi đã mong chờ từ trước cuộc bầu cử hồi tháng 1".
Hiện chưa rõ thời gian của ngày bầu cử mới, nhưng một số nguồn tin ban đầu đưa ra mốc 20.9.
Hồi tháng 1 vừa qua, ông Tsipras ngồi vào ghế thủ tướng sau kỳ tranh cử vận động với chủ trương chống đối quyết liệt các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc khổ. Thế nhưng ông đã thay đổi nhanh chóng, quay ngoắt lại chủ trương ban đầu của mình mà ký vào các thỏa thuận để được nhận gói cứu trợ nhằm cố gắng đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, thoát khỏi viễn cảnh vỡ nợ treo lơ lửng trên đầu và giúp Hy Lạp có thể ở lại với khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone).
Sự thay đổi này cũng đồng nghĩa với việc Tsipras chấp nhận hàng loạt biện pháp thắt lưng buộc bụng đối với người dân Hy Lạp, chẳng hạn cắt giảm chi tiêu, tăng thuế, cắt giảm lương hưu...
Và sự thay đổi này cũng đồng nghĩa với cảm giác thất vọng, giận dữ trong một bộ phận dân chúng, nhất là những người đã bỏ phiếu cho đảng cánh tả Syriza của ông Tsipras.
Ngay cả bên trong nội bộ đảng, ông Tsipras cũng đối mặt với sự phản đối từ một số thành viên trước các biện pháp khắc khổ mà ông đã đồng ý với các nhà tài trợ.
Hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực đã diễn ra ở Hy Lạp để chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng - Ảnh: AFP
Hy Lạp đã nhận được gói cứu trợ đầu tiên trị giá 13 tỉ euro (14,5 tỉ USD) hôm 20.8 sau khi quốc hội các nước châu Âu liên quan đã thông qua, giúp Athens kịp thời trả món nợ 3,2 tỉ euro cho Ngân hàng trung ương châu Âu, tránh nguy cơ vỡ nợ.
Gói cứu trợ tổng quát cho Hy Lạp trị giá 86 tỉ euro trong vòng 3 năm.
Theo hiến pháp Hy Lạp, nếu một chính phủ từ chức trong vòng một năm sau bầu cử, tổng thống có nhiệm vụ đề nghị đảng lớn thứ hai, trong trường hợp này là đảng bảo thủ Dân chủ mới, nhằm cố gắng thành lập một chính phủ mới. Nếu thất bại, đảng lớn thứ ba sẽ được trao cơ hội.
Các nhà phân tích cho rằng 2 đảng kể trên sẽ từ chối lập chính phủ và để cho Tổng thống thông qua việc tổ chức bầu cử sớm. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Dân chủ mới đã tuyên bố ông có "nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị phải xem xét mọi khả năng".
Kiêu Oanh
Theo Thanhnien
Thủ tướng Hy Lạp bất ngờ từ chức Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hôm qua đệ đơn từ chức và kêu gọi bầu cử sớm nhất có thể. Alexis Tsipras, người vừa đệ đơn từ chức thủ tướng Hy Lạp. Ảnh: Reuters "Tôi sẽ gặp tổng thống để đệ đơn từ chức và xin ra khỏi chính phủ", ông Tsipras, người giữ chức thủ tướng từ tháng một, tuyên bố...