Cạo gió để hạn chế dùng thuốc
Đã từ lâu, trong dân gian để chữa một số chứng bệnh nhẹ như cảm mạo, bà con ta dùng cách xông lá thuốc, đánh gió, chích lể, giác hút…, trong đó, cạo gió là cách làm đơn giản, dễ thực hiện nhất nên được dùng thường xuyên.
Cần nói ngay, đây là cách chữa theo kinh nghiệm lưu truyền bất thành văn nên không có trong y văn của y học hiện đại, cũng không thể giải thích duy lí như trong trường đại học y khoa hay các bệnh viện chính quy song có một thực tế phải thừa nhận là nó giúp ích thiết thực, hiệu quả cho mọi người khỏi được những cơn đau mỏi, nhức đầu, cảm cúm… nhanh gọn, không tốn tiền, không mất thời gian phiền nhiễu chờ đợi .
Cạo gió không chữa bệnh mà chữa chứng, nghĩa là chữa những cơn đau, nhức mỏi, đau bụng, đầy bụng, cảm gió, cảm cúm, chắc chắn là không chữa viêm ruột thừa hay gãy chân, gãy tay, nhưng không vì thế mà không có ích khi nó giải quyêt một việc mà y học hiện đại quan tâm là chữa khỏi triệu chứng. Trong thuật chữa bệnh, thầy thuốc phải trị được nguyên nhân chính nhưng không thể không chữa những triệu chứng vì nhiều khi người bệnh rất khổ sở, phàn nàn, kêu la vì các triệu chứng đó. Ví dụ khi đau dạ dày, phác đồ điều trị bao giờ cũng gồm cả thuốc chữa viêm loét (chữa nguyên nhân) đồng thời phải có thuốc chữa triệu chứng để trị cơn đau, chứng đầy hơi, chứng mất ngủ… Ngay cả khi chưa rõ được nguyên nhân chính của bệnh, vẫn phải điều trị triệu chứng như trong trường hợp sốt cao phải tìm cách hạ sốt.
Như vậy, chữa được triệu chứng đã giúp người bệnh giảm đau đớn và trong đa số các bệnh nhẹ, cơ thể sẽ tự hồi phục nhờ vào khả năng đề kháng, miễn dịch của chính cơ thể. Cạo gió làm được điều này rõ nhất trong chữa cảm cúm, vì khi nhiễm virus cúm, thuốc kháng sinh không có tác dụng để diệt siêu vi trùng. Tất cả những triệu chứng sốt nhẹ, đau mỏi rã rời mình mẩy, sổ mũi, nhức đầu… hoàn toàn chỉ cần cạo gió rồi làm “bát cháo Thị Nở” là sẽ nhẹ hẳn người, dăm ba hôm bệnh tự lui mà không cần dùng viên thuốc nào.
Hiện tại, y học hiện đại phải đối mặt với một câu hỏi khó: Dùng thuốc “tây” như thế nào cho đúng? Một lí do đơn giản, các loại hóa dược bên cạnh tác dụng dược lí chủ đạo để trị bệnh bao giờ cũng kèm theo tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nếu cho “toa” thuốc không thận trọng, người bệnh sẽ gánh thêm bệnh khác phát sinh do tác hại của thuốc. Rõ rệt nhất là các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm luôn ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày.
Video đang HOT
Giải pháp tốt là biết cách cạo gió thay cho dùng các thuốc chữa triệu chứng để tránh được những hệ lụy vừa tốn tiền mua thuốc vừa hại cho gan, thận.
Cạo gió như thế nào cho đúng cách?
Khi bị cảm cúm, cảm gió, cảm lạnh, đầy hơi, chướng bụng, đau mỏi các cơ, đau mình mẩy, nhức đầu, chóng mặt… có thể cạo gió thay cho dùng thuốc. Nguyên tắc đơn giản nhưng bất di bất dịch là khi cạo thấy da nổi vệt tím đỏ là đúng. Nếu cạo không thấy gì thì ngừng ngay và đi khám bệnh để tìm nguyên nhân khác.
Không cạo gió cho các chấn thương như bong gân, gãy xương. Không cạo gió cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ. Không cạo gió khi có bệnh ngoài da hay bị những trầy xước trên da. Không cạo gió những người có bệnh lí tim mạch. Không cạo dọc cột sống .
Tránh gió, tránh dùng quạt cả trong và sau khi cạo. Khi cạo xong cần ủ ấm người bệnh, cho uống nước nóng, ăn cháo nóng, nằm nghỉ thoải mái, khi trong người thấy khỏe mới được tắm rửa bằng nước nóng.
Trước đây, có cách đánh gió bằng trứng gà luộc, tóc rối, gừng tươi và đồng bạc, có hiệu quả tốt, nhưng khó thực hiện, không tiện lợi bằng cách cạo gió hiện giờ nên chỉ có lời khuyên bà con lúc nào cũng có theo người một lọ dầu nhỏ và một cái thìa inox để có thể chữa trị hiệu quả những cái trái gió trở trời.
Theo Lao Động
Nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong 24 giờ
Hiện có quá nhiều các loại nước uống đóng chai bán trên thị trường và tiện dụng cho người sử dụng. Nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nước đun sôi để nguội vẫn là tốt nhất.
Nước đun sôi để nguội nên được dùng để uống hàng ngày sẽ tốt hơn nhiều các loại nước khoáng, nước tinh khiết được đóng chai, bình, được quảng cáo rầm rộ.
Nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong 24giờ, không nên để quá lâu vì có khả năng nước sẽ bị nhiễm khuẩn. Bình, chai đựng nước phải được vệ sinh thường xuyên. Bể, dụng cụ chứa nước cũng phải làm vệ sinh định kỳ, một năm một lần.
Khi đi ra ngoài, mỗi người nên mang theo một chai nước lọc troi túi xách, khát đâu uống đó. Thói quen văn minh này sẽ giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc từ những nguồn nước giải khát trôi nổi không hợp vệ sinh ở ngoài đường.
Mỗi ngày, cơ thể cần bổ sung từ 2-2,5 lít nước bao gồm cả nước canh, trái cây và nước lọc. Rất nhiều người ngại uống nước, uống quá ít nước, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da xấu, thải độc kém.
Theo Lao Động
Coi chừng ổ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết từ... lọ hoa Một trong những ổ muỗi truyền bệnh ngay tại gia đình mà người dân thường ít khi để ý tới đó chính là... lọ cắm hoa. Theo các bác sĩ, lọ hoa là nơi "lý tưởng" cho loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) đẻ trứng phát triển. Mầm bệnh từ lọ hoa, bình nước Bệnh SXH hiện đang có chiều...