Cao điểm xử lý vi phạm trật tự ATGT
“Từ ngày 16-12-2012 đến 15-3-2013, công an các địa phương trên cả nước sẽ ra quân tổng kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến trật tự ATGT” – Đây là một trong những yêu cầu tại Công điện của Bộ Công an, chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thực hiện đợt cao điểm đảm bảo trật tự ATGT dịp cuối năm, Tết Quý Tỵ 2013 và các lễ hội đầu năm trên cả nước.
Theo đó, lực lượng làm nhiệm vụ phải tăng cường trang bị, sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm, qua đó từng bước hạn chế dần lực lượng CSGT trực tiếp tuần tra kiểm soát trên đường; Nghiên cứu, có phương án bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông, bảo đảm phù hợp với thực tiễn địa bàn phụ trách. Bộ Công an cũng chỉ đạo công an các địa phương ngoài cắm chốt cần chú trọng áp dụng phương thức tuần lưu trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông; thực hiện nghiêm và có hiệu quả những Thông tư, kế hoạch, nhiệm vụ đã được Chính phủ, UBATGT Quốc gia đề ra trong công tác tuần tra, xử lý vi phạm.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, CBCS phải thực hiện nghiêm điều lệnh, lễ tiết, tác phong, ứng xử văn hóa. Chỉ huy các đơn vị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, nắm tình hình, giáo dục chính trị, tư tưởng, nhằm làm chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động cũng như phòng ngừa, tránh không để xảy ra sai phạm của CBCS. Đối với những CBCS vi phạm điều lệnh, quy trình công tác đều sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Theo ANTD
Nỗi bất an đường phố
Người dân TP.Hồ Chí Minh ra đường sợ bị kẹt xe, ngập nước, sợ bị tai nạn giao thông, sợ côn đồ hành hung khi va quệt xe và sợ nhiều thứ khác; nhưng sợ nhất là cướp, cướp giật.
Những vụ cướp táo tợn và tàn độc vừa xảy ra càng làm cho người dân thêm sợ hãi, bất an. Bọn cướp sử dụng hung khí tấn công, bất chấp nạn nhân là phụ nữ hay người già, có chống cự hay không. Chặt lìa bàn tay của một phụ nữ để cướp chiếc xe máy đối với chúng là chuyện thường, quá lạnh lùng và tàn bạo. Không phải một vụ, mà nhiều vụ có tính chất nguy hiểm như thế. 70% số vụ cướp giật, nạn nhân là phụ nữ. Nhiều trường hợp khách du lịch nước ngoài bị cướp giật, tạo hình ảnh rất xấu trong mắt du khách, ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch.
Công an TPHCM đã triển khai nhiều đợt ra quân phòng, chống tội phạm, phá được nhiều vụ án cướp giật, bắt giữ không ít tội phạm, nhưng cướp, cướp giật vẫn ngày càng lộng hành, trở thành loại tội phạm "đặc trưng" của TPHCM.
Đã đến lúc chính quyền có giải pháp hiệu quả hơn và cuộc phát động đợt cao điểm phòng, chống tội phạm mới đây là một giải pháp. Theo thông tin tại cuộc họp báo ngày 27.11, trong 4 ngày cao điểm tấn công tội phạm trên địa bàn TPHCM gần đây, các đơn vị trực thuộc Công an TPHCM đã khám phá 45 vụ, bắt giữ để xử lý đối với 50 đối tượng. Tuy nhiên, con số 50 chắc chắn là quá nhỏ so với số lượng tội phạm cướp giật đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Chính quyền, lực lượng công an chắc chắn có nhiều việc phải làm và không phải chỉ một vài đợt ra quân là có thể "dẹp loạn".
Người dân có quyền đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền trước loại tội phạm cướp giật và câu trả lời không phải là con số báo cáo phá bao nhiêu vụ, bắt bao nhiêu tên cướp, mà là sự bình yên của thành phố, sự an toàn trong địa bàn, khu dân cư. Bởi vì, ngăn chặn được tội phạm mới là nhiệm vụ ưu tiên, để tội phạm thực hiện hành vi phạm tội thì dù có phá được án, thiệt hại cũng đã xảy ra cho nạn nhân và xã hội.
Trực tiếp phòng, chống tội phạm cướp giật đương nhiên là trách nhiệm của lực lượng công an, nhưng đó vẫn là công việc giải quyết cái ngọn, gốc rễ của tội phạm nằm ở chỗ khác. Đa số đối tượng cướp giật đều ít học, vô công rồi nghề, có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Kinh tế suy thoái, nhiều người thất nghiệp, đói khổ để rồi "bần cùng sinh đạo tặc". Một khi còn nhiều người thất học, thiếu giáo dục, tệ nạn ma túy hoành hành; một khi nghèo đói, lạc hậu còn đè nặng thì bắt trộm cướp cũng như "bắt cóc bỏ đĩa".
Theo laodong
UBND huyện Đăk Glei... "ém" thông tin? Liên quan đến sự việc vỡ đập thuỷ điện Đăk Mek 3, ông Đỗ Sum, Chánh văn phòng UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) cho biết: Sau 4 ngày (từ 22 đến 26-11) huyện mới biết vụ việc trên qua báo chí. Sự việc xảy ra trên địa bàn nhưng chính quyền huyện lại "không" nắm được vụ việc. Tuy nhiên, ông Lê...