Cao điểm viêm não Nhật Bản: Nhiều bệnh nhân sốt cao, hôn mê khi nhập viện
Không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đủ mũi là đặc điểm chung của hầu hết các trường hợp viêm não Nhật Bản, mà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận trong thời gian qua.
Cao điểm viêm não Nhật Bản: Nhiều bệnh nhân sốt cao, hôn mê khi nhập viện
Nhiều bệnh nhân viêm não Nhật Bản nhập viện trong tình trạng nặng
Mùa hè là thời điểm nhiều loại bệnh truyền nhiễm bùng phát mạnh, trong đó có viêm não Nhật Bản. Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, viêm não Nhật Bản là loại viêm não do nhiễm trùng đáng ngại nhất ở Việt Nam. Trung bình, căn bệnh này chiếm 25-30% các ca viêm não mà chúng ta ghi nhận hàng năm.
PGS.TS Bùi Vũ Huy, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Viêm não Nhật Bản gây ra bởi virus JEV, có trung gian truyền bệnh là muỗi culex. Đặc điểm của loại muỗi này là sinh sống ở vùng đồng bằng, nhiều ruộng nước. Muỗi phát triển mạnh khi nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng 25-40 độ C. Do đó, dịch viêm não cũng bùng phát mạnh vào mùa nắng nóng, với cao điểm dịch thường rơi vào tháng 6 hàng năm.
Trên thực tế, thời gian vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận nhiều ca viêm não Nhật Bản trong đó có cả người lớn lẫn trẻ em. Tại khoa Nhi của Bệnh viện hiện tại cũng đang điều trị 2 bệnh nhân viêm não Nhật Bản được chuyển từ tuyến dưới lên.
Đặc điểm của muỗi culex là sinh sống ở vùng đồng bằng, nhiều ruộng nước. Muỗi phát triển mạnh khi nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng 25-40 độ C.
“Các bệnh nhi viêm não Nhật Bản mà chúng tôi tiếp nhận đều trong tình trạng nặng, có các triệu chứng như: hôn mê, liệt, sốt cao. May mắn là hiện tại các cháu đã tỉnh và tương đối ổn định” – PGS.TS Bùi Vũ Huy cho biết.
B.H.D, 15 tuổi, là 1 trong 2 bệnh nhi viêm não Nhật Bản đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. D. nhập viện trong tình trạng kích thích mạnh, la hét, không tỉnh táo. Sau 4 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, đã ăn uống được và nhớ được mật khẩu điện thoại.
Bệnh nhân viêm não Nhật Bản B.H.D
Trước đó, D. được điều trị tại Bệnh viện tỉnh Hà Nam nhưng sau 3 hôm thấy bệnh tình diễn biến nặng lên nên được các bác sĩ giới thiệu chuyển lên tuyến trên.
Đáng chú ý, theo lời kể của bố bệnh nhân, vào lúc 5 tuổi, D. đã được tiêm phòng mũi 1 viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, vào trước ngày tiêm mũi thứ 2 (sau mũi đầu tiên 1 tháng), em lại bị sốt nên bỏ không tiêm nữa. Đến nay, D. vẫn chưa hoàn thành đủ liều tiêm phòng viêm não Nhật Bản của mình. “Gia đình thấy cháu lớn rồi nên thôi không tiêm nữa” – Bố bệnh nhân chia sẻ về lý do.
Lưu ý khi tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản
Không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đủ mũi cũng là đặc điểm chung của hầu hết các trường hợp viêm não Nhật Bản, mà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận trong thời gian qua.
Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, viêm não Nhật Bản chưa có thuốc kháng virus, việc điều trị chỉ là điều trị triệu chứng, tỉ lệ tử vong do căn bệnh này trên thế giới lên tới 30%. Bệnh nhân dù được điều trị khỏi thì vẫn có khả năng chịu các di chứng của bệnh. Do đó, cách tốt nhất là phòng bệnh thông qua chủng ngừa vắc xin viêm não Nhật Bản.
PGS.TS Bùi Vũ Huy thăm hỏi tình hình bệnh nhân viêm não Nhật Bản.
“Trước đây viêm não rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng Đông Anh, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang. Cứ vào mùa là lượng bệnh nhân nhập viện rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi người dân được chủng ngừa viêm não Nhật Bản, thông qua chương trình tiêm chủng mở rộng, thì số ca bệnh giảm hẳn” – PGS.TS Bùi Vũ Huy chia sẻ về hiệu quả của vắc xin viêm não Nhật Bản.
Cần đặc biệt lưu ý rằng, để vắc xin phát huy tác dụng, phải tiêm đúng, tiêm đủ mũi theo chỉ định. Về vấn đề này, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chỉ rõ: “Loại vắc xin viêm não Nhật Bản phổ biến nhất ở nước ta, hiện đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng là vắc xin bất hoạt. Với loại này, nên tiêm cho trẻ từ lúc 12 tháng tuổi và tiêm đủ 3 mũi (mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên 1 tuần, mũi thứ 3 tiếp sau đó 1 năm). Cần lưu ý thêm rằng, mỗi 5 năm lại tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi 18 tuổi. Nếu bỏ qua việc tiêm nhắc lại thì lượng kháng thể sẽ bị giảm và không phòng được bệnh”.
Bên cạnh đó, theo ông, hiện có một loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản mới là vắc xin sống giảm độc lực, đã được áp dụng tại nhiều nơi, trong đó có phòng tiêm chủng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với loại vắc xin này, chỉ cần tiêm 2 mũi và không phải nhắc lại (mũi đầu lúc trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ 2 sau đó 1 năm) là gần như có thể bảo vệ khỏi bệnh viêm não Nhật Bản suốt cả cuộc đời.
Viêm não vào mùa
Bệnh viêm não xuất hiện cao điểm vào mùa nắng nóng, cấp tính, diễn biến nặng, có thể gây tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề cho trẻ.
Em Thùy Linh, 15 tuổi, quê Hà Nam được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng la hét, kích thích, không đáp ứng yêu cầu của người xung quanh. Bác sĩ chẩn đoán em mắc viêm não Nhật Bản, nguyên nhân có thể do không tiêm vaccine đầy đủ. Sau một thời gian điều trị, em đã tỉnh và đang tiếp xúc tốt.
Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho ba trẻ mắc viêm não. Theo bác sĩ Bùi Vũ Huy, nguyên trưởng khoa Nhi, trẻ được chuyển tới từ bệnh viện tuyến dưới, vào viện trong tình trạng nặng, có các biểu hiện nổi bật như sốt cao đột ngột, đau đầu, nôn, một số bệnh nhân co giật rồi đi vào hôn mê.
Bệnh viêm não xuất hiện rải rác quanh năm, xu hướng tăng vào mùa nắng nóng. Trong đó, đáng ngại nhất có hai bệnh viêm não do nhiễm trùng gồm viêm não Nhật Bản, 25-30% số ca viêm não và viêm não do Herpes, chiếm 15-20% số ca viêm não. Tháng 6 hàng năm là cao điểm của viêm não Nhật Bản.
"Điều trị cho bệnh nhân viêm não vất vả, xử trí co giật, hôn mê, ngay cả khi bệnh nhân tỉnh rồi, di chứng để lại phải khắc phục không hề đơn giản. Bác sĩ luôn cố gắng không để bệnh nhân tử vong do viêm não", bác sĩ Huy cho biết.
Bác sĩ khám cho bệnh nhi viêm não ngày 11/6. Ảnh: Chi Lê.
Còn Bệnh viện nhi Trung ương tiếp nhận gần 100 ca viêm não từ đầu năm 2020. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện nhi Trung ương, cho biết viêm não là một trong những nỗi ám ảnh của bác sĩ nhi khoa.
Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn, chịu nhiều di chứng ở não bộ. Trẻ hồi phục kém hoặc chỉ hồi phục một phần, trí tuệ sa sút hơn trẻ bình thường. Trẻ mắc viêm não thường do không tiêm vaccine hoặc tiêm vaccine không đầy đủ.
Mặc dù các chuyên gia nhi khoa đã khuyến cáo song vẫn có phụ huynh không tiêm phòng vaccine cho trẻ.Triệu chứng điển hình của viêm não là sốt cao, co giật và hôn mê, xuất hiện ở ngày thứ ba mắc bệnh. Tuy nhiên khi có các biểu hiện này, bệnh đã trở nặng, có thể gây tử vong.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện khám sớm, ngay khi có dấu hiệu bất thường ví dụ sốt cao đột ngột, để điều trị viêm não kịp thời.
Để phòng bệnh, nguyên tắc chung là luôn nâng cao sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ. Vào mùa hè, các gia đình cần chú ý vấn đề vệ sinh môi trường, diệt muỗi, phun thuốc muỗi, nằm màn hoặc dùng thuốc chống muỗi để phòng các bệnh do muỗi đốt.
Ngoài ra, gia đình cần thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân ví dụ đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để hạn chế các bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa con đi tiêm vaccine đầy đủ, không chỉ phòng bệnh mà còn giúp tránh các di chứng sau khi mắc bệnh.
Vì sao trẻ bị bỏ quên trên ô tô lại tổn thương não, hôn mê, thậm chí tử vong? Theo một nghiên cứu từ Mỹ, cơ thể trẻ em nóng lên nhanh gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. Khi bị bỏ lại trong một chiếc xe hơi nóng, các cơ quan trong cơ thể của một đứa trẻ bắt đầu ngừng hoạt động khi nhiệt độ đạt tới 40 độ C. Một đứa trẻ có thể tử vong khi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

Bệnh viện những ngày không nghỉ lễ

Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?

Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành

Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

Thực phẩm 'nịnh bụng' ai cũng nên ăn hàng ngày

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả
Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn về cái chết của Ông Mỹ Linh sau 20 năm: Bác sĩ pháp y tiết lộ những vết kim tiêm bất thường trên cơ thể
Sao châu á
12:58:30 04/05/2025
Toyota Camry 2026 bổ sung thêm phiên bản Nightshade với thiết kế siêu ngầu, tiết kiệm xăng đáng nể
Ôtô
12:36:34 04/05/2025
TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích
Tin nổi bật
12:32:40 04/05/2025
60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi
Trắc nghiệm
11:34:18 04/05/2025
Bắt giữ 7 đối tượng mang súng tự chế vào rừng săn bắn
Pháp luật
11:29:06 04/05/2025
Nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn lên ngôi Quán quân Chị Đẹp, có ông là nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán Hiệp Định Paris
Nhạc việt
11:28:54 04/05/2025
Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người
Netizen
11:24:39 04/05/2025
Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025
Honda Giorno+: Mẫu xe tay ga cổ điển giá khoảng 45 triệu đồng
Xe máy
11:06:07 04/05/2025
Đây mới là ý tưởng trang trí phòng khách có cầu thang đẹp nhất
Sáng tạo
10:58:54 04/05/2025