Cáo buộc tàu do thám Nga biển Bắc Âu là do đâu?
Nhiều đài truyền hình Bắc Âu đã cáo buộc Nga tiến hành các hoạt động do thám ở vùng biển Bắc Âu, cho rằng Nga đang lập bản đồ cơ sở hạ tầng năng lượng và viễn thông của khu vực này.
Theo bảng tin ngày 19/4 của hãng truyền thông DR thuộc nhà nước Đan Mạch, những yếu tố được đưa vào bản đồ gồm có: Trang trại gió ngoài khơi, đường ống dẫn khí đốt, đường dây điện và cáp mạng viễn thông ở vùng biển xung quanh Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển. DR và những đài truyền hình Bắc Âu khác như NRK (Na Uy), SVT (Thụy Điển) và Yle (Phần Lan) đã theo dõi tin nhắn mà đội tàu ở vùng biển Bắc Âu gửi đến vùng căn cứ hải quân của Nga. Theo những đài truyền hình trên, đây là một cuộc tập trận thu thập thông tin phối hợp nhằm đề phòng trường hợp xảy ra những cuộc tấn công phá hoại.
Nội dung thông tin vô tuyến cho thấy, một tàu nghiên cứu hải dương học – Admiral Vladimirsky, đã đi vòng quanh Biển Baltic, vùng Grand Belt, Kattegat và Biển Bắc trong một tháng nay. Trên hành trình, tàu đã đi ngang qua những trang trại gió ngoài khơi hiện có và đang được xây. Trong một văn bản tuyên bố, ông Teymuraz Ramishvili – Đại sứ Nga tại Na Uy, khẳng định hoạt động mà đội tàu nghiên cứu đang thực hiện hoàn toàn tuân thủ theo luật pháp quốc tế và có sự phối hợp của những kênh ngoại giao.
Củng cố an ninh hàng hải
Video đang HOT
Vào tháng 2, cơ quan tình báo quân đội Hà Lan (MIVD) đã cáo buộc Nga lên kế hoạch xâm phạm cơ sở hạ tầng năng lượng và hàng hải của Hà Lan ở Biển Bắc, dẫn đến cuộc điều tra ở vùng biển này. Sau khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu đã chuyển sang trạng thái báo động cao. Thêm vào đó, nghi vấn phá hoại hệ thống đường ống Nord Stream cũng đã thúc đẩy các cơ sở thắt chặt an ninh hơn.
Cụ thể, vào cuối tháng 9/2022, cả hai nhánh của hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và một trong hai nhánh của Nord Stream 2 đều đã bị tấn công. Sự việc xảy ra ở vùng biển của Đan Mạch và Thụy Điển. Kết luận của những cuộc điều tra ban đầu cho thấy, đây là một hành động phá hoại có chủ ý, nhưng không xác định được thủ phạm chịu trách nhiệm.
Vào tháng 3/2023, Ủy ban châu Âu và Cao ủy châu Âu đã thông qua một thông báo chung về chiến lược an ninh hàng hải nâng cao mới nhằm bảo vệ lĩnh vực hàng hải khỏi mối đe dọa có thể xuất hiện. Tuy mỗi quốc gia thành viên đều phải có trách nhiệm với an ninh cơ sở hạ tầng quan trọng của mình, Hiệp hội những Nhà điều hành Hệ thống Truyền tải Khí đốt châu Âu (European Network of Transmission System Operators for Gas – ENTSOG) cho biết họ sẽ sử dụng hệ thống điều phối khí đốt trong khu vực để tiếp tục trao đổi thông tin với những nhà điều hành hệ thống truyền tải khác, “và sẽ điều phối hoạt động tốt hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ cuộc khủng hoảng nào”.
Mạng lưới tài sản rộng lớn
Đường ống Baltic Pipe, vận chuyển khí đốt đi từ Na Uy qua Đan Mạch và đến Ba Lan, đã bắt đầu hoạt động vào tháng 10/2022. Vào tháng 11/2022, công suất vận chuyển của đường ống đã được nâng lên là 10 tỷ m3/năm.
Ngoài ra, khí đốt của Na Uy – nguồn cung chính của châu Âu, là một nguồn năng lượng không thể thiếu. Khí đốt được vận chuyển bằng một mạng lưới năng lượng rộng lớn, gồm những đường ống ngoài khơi dẫn hydrocarbon từ những mỏ khí đốt đến những nhà máy chế biến, trước khi đi vào thị trường tiêu thụ của Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Đan Mạch và Ba Lan.
Vào năm 2020, một đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi khác, tên Balticconnector, cũng đã đi vào hoạt động. Đường ống dẫn khí đốt đi từ Estonia đến Phần Lan, thêm một kho cảng nhập khẩu LNG mới ở Phần Lan đã được khánh thành, giúp vận chuyển khí đốt trở lại Estonia.
Về năng lượng gió, gần 3 GW công suất gió ngoài khơi đang hoạt động ở Biển Baltic, chủ yếu là vùng biển của Đan Mạch và Đức. Công ty điện lực Orsted của nhà nước Đan Mạch – nhà điều hành 5 trang trại gió ngoài khơi ở vùng biển Đan Mạch và 5 trang trại khác ở vùng biển Đức, cho biết sẽ không bình luận về những kế hoạch an ninh của họ.
Đức mở trạm LNG kết nối với đường ống Dòng chảy phương Bắc
Chính phủ liên bang Đức đang có kế hoạch mở một trạm khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) kết nối với cơ sở hạ tầng của đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) tại Lubmin, Đức, ngày 8/3/2022. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, hãng tin Bloomberg ngày 22/4 dẫn các nguồn tin cho biết kế hoạch trên đã được thảo luận kín giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck và các quan chức khác vào tối 20/4. Tại cuộc thảo luận, Bộ trưởng Habeck cho biết một đường ống kết nối trạm LNG với đất liền sẽ được hoà vào cơ sở hạ tầng đường ống hiện có ở thành phố Lubmin "từ mùa Xuân năm 2024".
Lubmin là nơi có trạm tiếp nhận của đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) trên đất Đức. Cũng theo Bloomberg, đại diện của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên BUND của Đức và Tổ chức Hành động vì Môi trường của Đức cũng như người phát ngôn Khu nghỉ dưỡng Biển Baltic đã xác nhận những tuyên bố nêu trên của ông Habeck.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Kinh tế liên bang Đức vẫn chưa xác nhận về những bình luận này của ông Habeck, chỉ nhấn mạnh rằng, hiện cả Thủ tướng Scholz và Bộ trưởng Habeck "đều nhấn mạnh tính cấp bách cần phải hành động". Trước đó, Bộ Kinh tế Đức cho biết Chính phủ nước này đã mua lại các ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream 2) vốn đã bị ngừng hoạt động.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine, Chính phủ Đức đang đẩy mạnh thiết lập cấu trúc nhập khẩu LNG của riêng nước này.
Ukraine tham vọng trở thành trung tâm lưu trữ khí đốt lớn của châu Âu Ngày 7/4, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Galushchenko cho biết nước ông có triển vọng thiết lập một trung tâm lưu trữ khí đốt lớn của châu Âu trên lãnh thổ của mình. Đường ống dẫn khí đốt tại trạm bơm khí đốt ở thị trấn Boyarka, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Bộ trưởng Galushchenko nói: "Một trong những mục tiêu chính...