Cáo buộc nguồn gốc dịch Covid-19 từ Trung Quốc: Chiến thuật của ông Trump?
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin dịch bệnh và chuẩn bị các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cho đến nay Mỹ vẫn chưa đưa ra bằng chứng chứng minh cho những luận điểm của mình.
Một số chuyên gia nhận định, chính quyền của Tổng thống Trump dường như đang muốn khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại mới, đồng thời đánh vào uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Bộ Ngoại giao, Bộ An ninh Nội địa và Nhà Trắng liên tục đưa ra những chỉ trích và khẳng định rằng có “bằng chứng đáng kể” cho thấy những sai lầm của Trung Quốc trong cách phản ứng với dịch Covid-19 khiến dịch bệnh lây lan ra toàn cầu. Tuy nhiên, điều mà dư luận mong ngóng nhất lúc này là bằng chứng cụ thể từ phía Mỹ.
“Chính quyền của ông Trump đang cố thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc ‘không chơi theo luật quốc tế’ và siêu cường mới nổi cần phải nhận ’sự trừng phạt’”, một quan chức Nhà Trắng giấu tên nói với hãng tin AP (báo Mỹ).
Mặc dù tình báo Mỹ vẫn đang điều tra về nguồn gốc của Covid-19, nhưng ông Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định, đã có “bằng chứng đáng kể” về vấn đề này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn đầu những cáo buộc nhằm vào Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19 (Fox News)
Ngày 4.5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Mỹ vẫn chưa cung cấp cho tổ chức này bằng chứng để chứng minh những tuyên bố “mang tính suy đoán” của chính quyền ông Trump khi cho rằng, Covid-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
“Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ dữ liệu hay bằng chứng cụ thể nào từ chính phủ Mỹ liên quan tới nguồn gốc của Covid-19. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, điều này vẫn chỉ mang tính suy đoán”, Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp y tế của WHO, ông Michael Ryan phát biểu.
Cố vấn y tế hàng đầu Nhà Trắng – ông Anthony Fauci, cũng khẳng định rằng, chưa có bằng chứng cho thấy Covid-19 đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc. Tuyên bố của ông Fauci dường như trái ngược hoàn toàn với những phát biểu trước đó của ông Trump.
“Những cáo buộc về nguồn gốc của Covid-19 hiện nay làm tôi rất lo ngại. Điều này có thể chính trị hóa công việc của cộng đồng tình báo”, ông Mike Morell, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, nhận định.
Theo AP, ông Trump dường như đang phải chịu áp lực xã hội rất lớn, đặc biệt là khi cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần. Vì vậy, ông phải tăng thêm áp lực với Trung Quốc song song với đẩy mạnh cuộc điều tra không hề dễ dàng về nguồn gốc của Covid-19.
Chính quyền của ông Trump muốn xây dựng liên minh chống Trung Quốc? (ảnh: AP)
Ông Heinz Dieterich – điều phối viên thuộc Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Thế giới (WARP), cho rằng, Mỹ đang muốn xây dựng một liên minh quốc tế chống Trung Quốc.
“Những gì đang diễn ra thực chất là một chiến dịch lái dư luận theo hướng không có lợi cho Bắc Kinh”, ông Heinz Dieterich nhận xét.
“Ông Trump dường như muốn “chơi trò đổ lỗi và chiến tranh tâm lý” nhằm kích thích phản ứng từ Trung Quốc. Một “liên minh chống Trung Quốc” được xây dựng có thể khiến Bắc Kinh thiệt hại hàng nghìn tỷ USD khi mất đi sự hợp tác với cộng đồng quốc tế”, ông Heinz Dieterich nói thêm.
Sau vụ kiện của 2 bang Missouri và Mississippi (Mỹ) nhằm vào Trung Quốc, tập đoàn luật Berman Law đã kích thích một vụ kiện tập thể khác tại các bang Florida và Texas, yêu cầu Trung Quốc bối thường hơn 6 nghìn tỷ USD vì những thiệt hại do Covid-19. Chính quyền của Tổng thống Trump bày tỏ sự quan tâm đối với vấn đề này.
Một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, chỉ có 1/3 số người Mỹ được hỏi có thái độ tích cực với Trung Quốc.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Nhà virus học Vũ Hán phủ nhận tin đồn 'mang tài liệu mật rời khỏi TQ'
Nhà virus học Trung Quốc là trung tâm của giả thuyết gây tranh cãi về nguồn gốc virus corona đã lên tiếng phản bác những tin đồn là bà đã rời khỏi Trung Quốc.
Shi Zhengli, nhà khoa học có uy tín về các chủng virus corona trên dơi, viết trên WeChat ngày 1/5 rằng bà và gia đình không trốn khỏi Trung Quốc, giữa những tin đồn không căn cứ rằng đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán nơi bà làm việc.
Tờ báo Global Times, phụ san của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết đã xác nhận bài đăng trên WeChat này đúng là do bà Shi viết.
"Dù có khó khăn thế nào, sẽ không có tình huống 'đào tẩu' như một số tin đồn", bà Shi viết.
"Chúng tôi đã không làm gì sai và sẽ tiếp tục tin tưởng mạnh mẽ vào khoa học. Sẽ có ngày mây tan đi, hé lộ ánh sáng Mặt Trời", nữ chuyên gia khẳng định.
Bà Shi Zhengli đã nghiên cứu virus corona nhiều năm. Ảnh: AFP.
Trước đó, có những tin đồn nói bà Shi và gia đình đã mang theo hàng trăm tài liệu mật ra khỏi Trung Quốc và đang xin tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ tại Paris.
Bà Shi dính vào vòng xoáy tin đồn trên do có nhiều năm nghiên cứu các chủng virus corona trên dơi tại phòng thí nghiệm thuộc Viện Virus học Vũ Hán. Chính bà đã phát hiện ra nơi sinh sống tự nhiên của dơi mang mầm bệnh SARS đã lây lan thành dịch ở phía nam Trung Quốc năm 2002-2003.
Các nhà khoa học tin rằng virus SARS-CoV-2 lần này nhiều khả năng đã nhảy từ động vật sang người, có thể từ loài dơi. Nhưng họ cho rằng khó có khả năng virus lây lan do sơ xuất ở Viện Virus học. Thậm chí, rất khó có khả năng virus SARS-CoV-2 là do con người tạo ra.
Hồi tháng 2, bà Shi lên WeChat để phản bác tin đồn về phòng thí nghiệm và nói bà bảo đảm "bằng mạng sống của tôi".
Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc là nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên, cụ thể tại một chợ hải sản. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phân tích cho thấy nguồn gốc thực sự của virus vẫn chưa rõ ràng, theo một bài viết gần đây trên Guardian.
Theo đó, kịch bản thường được nhắc đến trong những tuần đầu của dịch - virus từ dơi "nhảy" qua vật chủ trung gian, có thể là tê tê, rồi lây sang người ở chợ hải sản ở Vũ Hán - chỉ là một trong những giả thuyết, và vẫn có nhiều điểm hoài nghi, theo các chuyên gia.
Chẳng hạn, phân tích 41 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên trên tạp chí y khoa Lancet cho thấy 27 người trong số họ đã tiếp xúc trực tiếp với chợ ở Vũ Hán. Song cũng phân tích này chỉ ra ca nhiễm đầu tiên được biết đã không hề đến chợ.
Ngoài ra, vẫn chưa thể chứng minh tê tê là vật chủ trung gian mà từ đó virus nhảy sang người, theo một bài viết trên Nature. Hiện tê tê chỉ là một khả năng.
Nhưng điều đó không ngăn Tổng thống Trump nhiều lần lặp lại giả thuyết trên, thậm chí ông còn khẳng định có "độ tin tưởng khá cao" rằng virus có liên hệ tới phòng thí nghiệm, mà không cho biết chi tiết, ngay cả khi tình báo Mỹ nói virus "không phải nhân tạo và cũng không phải biến đổi gen". Trung Quốc phủ nhận giả thuyết về phòng thí nghiệm.
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ quốc tế yêu cầu điều tra nguồn gốc virus, từ nhiều nước gồm Mỹ, Australia và Liên minh châu Âu (EU). Tổ chức Y tế Thế giới ngày 1/5 nói có thể tham gia nếu có một cuộc điều tra quốc tế về "nguồn gốc động vật" của virus SARS-CoV-2.
Virus corona không bắt nguồn từ chợ hải sản Vũ Hán
Các nhà khoa học cho rằng virus corona gây chết người có thể không mang nguồn gốc tại khu chợ Vũ Hán (Trung Quốc), vì dữ liệu bộ gen cho thấy virus có nguy cơ đến từ bên ngoài.
Xuất hiện ứng viên mới có thể thay đổi cục diện bầu cử tổng thống Mỹ Justin Amash, hạ nghị sĩ tuyên bố từ bỏ đảng Cộng hòa vào năm 2019, thông báo sẽ khởi động một ủy ban thăm dò khả năng đại diện đảng Tự do tranh cử tổng thống Mỹ. Justin Amash ngày 28/4 thông báo ông đã thành lập một ủy ban thăm dò cho chiến dịch tranh cử tổng thống. "Người Mỹ đã sẵn...