Cáo buộc Hy Lạp khiêu khích, Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ đáp trả
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho rằng Hy Lạp có “những hành động khiêu khích trong thời gian dài” và Thỗ Nhĩ Kỳ “biết cách đáp trả cần thiết.”
Nhật báo Hurriyet ngày 2/2 đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Hy Lạp có những hành động khiêu khích, đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả nếu căng thẳng leo thang.
Phát biểu trong chuyến công du khu vực Mỹ Latinh, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho rằng Hy Lạp có “những hành động khiêu khích trong thời gian dài” và Thỗ Nhĩ Kỳ “biết cách đáp trả cần thiết…”
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, hai đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã gia tăng sau khi tòa án của Hy Lạp hồi tuần trước ngăn cản việc dẫn độ 8 binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ mà Ankara cáo buộc tham gia vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.
Video đang HOT
Động thái này đã chọc giận Thổ Nhĩ Kỳ khiến nước này tuyên bố sẽ xem xét lại mối quan hệ với Hy Lạp.
Quan hệ giữa Thỗ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp luôn trong tình trạng căng thẳng từ nhiều thập kỷ qua do liên quan đến vấn đề đảo Cyprus.
Sau cuộc đảo chính bất thành năm 1974 của những người gốc Hy Lạp trên đảo Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa quân vào hòn đảo này và hậu thuẫn cộng đồng gốc Thổ Nhĩ Kỳ thành lập cái gọi là “Cộng hòa miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.”
Tuy nhiên cho đến nay, Cộng hòa Cyprus của những người gốc Hy Lạp vẫn là thể chế hợp pháp duy nhất đại diện cho hòn đảo được sự công nhận của cộng đồng quốc tế, và là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2004.
Sự chia cắt của hòn đảo từng là thuộc địa của Anh là nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ và từng đẩy hai quốc gia láng giềng bên bờ Địa Trung Hải này vào miệng vực chiến tranh vào năm 1996./.
(Theo Vietnam )
Chính phủ Hy Lạp từ chối các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới
Ngày 18/1, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bác bỏ khả năng áp dụng các biện pháp bổ sung để kết thúc việc xem xét lần thứ hai về gói cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. (Nguồn: Reuters)
Ngày 18/1, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bác bỏ khả năng áp dụng các biện pháp bổ sung để kết thúc việc xem xét lần thứ hai về gói cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp.
Phát biểu trước Quốc hội, lãnh đạo đảng Syriza nhắc lại rằng đến nay Hy Lạp đã đạt các mục tiêu mà chương trình trên đặt ra, và đạt tiến bộ, gần thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ kéo dài 8 năm qua. Ông đề nghị các chủ nợ quốc tế cũng phải thực hiện đầy đủ các cam kết của mình theo thỏa thuận đạt được hồi mùa Hè năm 2015.
Thủ tướng Tsipras nhấn mạnh: "Hy Lạp sẽ kết thúc quá trình xem xét lần hai mà không luật hóa các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới sau năm 2018. Theo thỏa thuận, gói cứu trợ thứ ba cho Hy Lạp sẽ kết thúc vào năm 2018 nhưng việc xem xét lại gói cứu trợ này đã liên tiếp bị hoãn lại vì Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vẫn không tham gia với lý do lo ngại về khả năng gánh nợ của Hy Lạp.
Giới chức IMF kêu gọi áp dụng các biện pháp cải cách và thắt lưng buộc bụng hơn nữa song song với giảm nợ, để đảm bảo Hy Lạp đi đúng lộ trình thuế khóa sau năm 2018. Athens và các nhà tài trợ châu Âu phản đối ý tưởng này. Do đó, kết quả quá trình xem xét lần hai, được lên kế hoạch phải kết thúc vào năm 2016, vẫn bị tạm treo. Chính phủ Hy Lạp muốn kết thúc quá trình này càng sớm càng tốt để đảm bảo rằng Hy Lạp được tham gia chương trình mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong vài tháng tới.
Hiện nợ công Hy Lạp là hơn 300 tỷ euro, tương đương 180% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bất chấp 3 chương trình hỗ trợ tài chính liên tiếp của Liên minh châu Âu (EU) và IMF triển khai từ năm 2010. Cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp ngày càng phức tạp do Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và IMF vẫn đang tranh cãi về cách thức làm thế nào để thúc đẩy Athens thực thi những cải cách cứng rắn hơn nữa.
(Theo Vietnam )
Trận đổ bộ chiếm đảo duy nhất của lính dù phát xít Đức Đức huy động lượng lớn lính dù đổ bộ đánh chiếm đảo Crete, Hy Lạp nhưng hứng chịu thương vong quá lớn khiến Hitler cấm tiến hành các chiến dịch tương tự. Lính dù Đức đổ bộ xuống Crete. Ảnh: War History. Trong 12 ngày cuối tháng 5/1941, lực lượng liên quân Anh, Australia, New Zealand và Hy Lạp đã phải nỗ lực...