Cáo buộc gây sốc của Nga về việc Mỹ hỗ trợ khủng bố
Moscow đã tố cáo Mỹ hỗ trợ khủng bố sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt với hai công ty của Nga vì nghi vấn cung cấp dầu của Iran cho Syria.
Theo Morning, hai công ty của Nga là StarGlobal Vision Group và Prommsyrioimport chịu lệnh trừng phạt mà Mỹ công bố vào hôm qua.
“Hành động của Bộ Tài chính Mỹ hôm nay nhằm vào kẻ hỗ trợ dầu mỏ cho ông Assad và cấp tài chính cho Hizballah và Hamas, đã gửi đi thông điệp rõ ràng rằng: sẽ có những hậu quả nghiêm trọng cho bất kỳ ai chuyển dầu cho Syria hoặc cố gắng tránh lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các hoạt động khủng bố của nước cộng hòa Hồi giáo này”, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho hay.
Máy bay S-57 của Nga trên bầu trời Syria
Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Nga đã đáp trả lại “đòn” của Mỹ bằng lời cảnh báo rằng động thái của Mỹ nhằm kích động các nhóm khủng bố và gây bất lợi cho các nỗ lực của người Syria trong việc tái thiết lại đất nước sau 7 năm chiến tranh.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Nga lưu ý lý do chính khiến Mỹ tung đòn trừng phạt nhằm vào Nga là do mối bất hòa chính trị trong nội bộ nước Mỹ, khi các bên đều tìm cách “kiếm điểm” cho mình.
Lâu nay Moscow và Damascus tố cáo Mỹ hỗ trợ các nhóm khủng bố ở Syria trong tiến trình lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Assad.
Lý do khiến Nga và Syria đưa ra lời tố cáo này nằm ở việc phát hiện nhiều vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ trong tay những phiến quân nổi dậy hay khủng bố trong các chiến dịch rà soát bom mìn và làm sạch không gian sống cho người dân địa phương ở Syria trở về sau thời gian lánh nạn.
Syria cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra thông tin cho rằng Mỹ đã sử dụng chất phốt pho trắng bị cấm sử dụng ít nhất 4 lần kể từ hồi tháng 9 trong cuộc đánh bom vào Deir Ezzor.
Iran cũng lên án kịch liệt các lệnh trừng phạt Mỹ tung ra nhằm vào Iran hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qassemi gọi lệnh trừng phạt này là “vô lý và không hiệu quả”.
Theo Dantri
Vì sao phương Tây khó dừng được cuộc chiến ở Yemen?
Trong những ngày tới, Hội Đồng Bảo An LHQ sẽ xem xét một dự thảo nghị quyết về Yemen do Anh đề xuất nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài từ năm 2015.
Dự thảo nghị quyết yêu cầu có một lệnh ngừng bắn ở thành phố Hodeda - nơi trung chuyển đa phần hoạt động trợ giúp nhân đạo, kèm theo đó các bên tham chiến phải dỡ bỏ lệnh phong tỏa để cho phép các tổ chức nhân đạo tiếp tế lương thực cho 14 triệu người dân đang bị nạn đói đe dọa.
Đây là dự thảo nghị quyết đầu tiên ủng hộ một giải pháp chính trị kể từ khi cuộc xung đột ở Yemen bắt đầu hồi năm 2015. Nhưng vừa mới được trình lên 15 thành viên Hội Đồng Bảo An, dự thảo này đã có nguy cơ bị Saudi Arabia phản đối. Thông qua sự trung gian của đồng minh Kowet, Saudi Arabia cho biết là văn bản trên cần phải được thương lượng lại.
Lực lượng Houthi tại Yemen
Thế nhưng, trước đó, Luân Đôn đã đồng ý xem xét giảm nhẹ đòi hỏi, chấp nhận một dự thảo nghị quyết hoàn toàn mang tính nhân đạo, để tránh nguy cơ làm hỏng niềm hy vọng mong manh về các giải pháp chính trị. Quả thực, chính quyền Yemen và phe nổi dậy Houthi đã chấp nhận gặp gỡ tại Thụy Điển trong những tuần sắp tới để đàm phán về hòa bình.
Tuy nhiên, dưới sức ép quốc tế, vốn vẫn còn rất mạnh từ khi xảy ra vụ sát hại nhà báo Khashoggi, nếu chính quyền Riyad buộc phải nhượng bộ, thì cũng sẽ không có chuyện họ để bị áp đặt trong đàm phán. Saudi Arabia đòi hỏi các cuộc thảo luận phải dựa trên một nghị quyết cũ theo đó các chiến binh Houthi phải rút khỏi Sanaa và giao nộp vũ khí. Đây là một yêu cầu mà phe nổi dậy Houthi coi là không thể chấp nhận được. Đòi hỏi trên cũng dự báo là các cuộc thương lượng, để giải quyết dứt điểm cuộc xung đột, sẽ rất khó khăn.
Trước đó vào đầu tháng 11/2018, Pháp và Hoa Kỳ kêu gọi Saudi Arabia nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến ở Yemen, và Washington yêu cầu các bên tham chiến bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán hòa bình trong tháng tới.
"Đã đến lúc cần chấm dứt sự thù địch", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói. Các phiến quân Houthi, được hỗ trợ bởi Iran, nên ngừng các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), theo ông Pompeo.
Cuộc nội chiến ở Yemen kéo dài khoảng ba năm rưỡi nay đã khiến cho hơn 10 nghìn người thiệt mạng. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đánh giá rằng cuộc chiến ở Yemen là "nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới".
Cuộc nội chiến giữa quân nổi dậy Houthi (được cho là có sự hỗ trợ quân sự và tài chính của Iran và các đồng minh của mình trong nhóm Shiite của Liban Hezbollah và chính quyền Syria) và quân đội chính phủ Yemen được Saudi Arabia hậu thuẫn, nổ ra từ năm 2014.
Vào tháng 3/2015, một liên minh các quốc gia Arập do Saudi Arabia lãnh đạo đã tiến hành các chiến dịch quân sự tại Yemen. Từ đó đến nay, chiến sự đẫm máu liên tục diễn ra ở quốc gia này.
Theo petrotimes/AFPG.K
Ngoại trưởng Mỹ sắp gặp phái đoàn Triều Tiên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ gặp người đồng nhiệm Triều Tiên tại Mỹ vào tuần tới khi hai nước chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un, một nhân viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hôm 29-10. Hồi đầu tháng 10, ông Pompeo đã công bố kế hoạch gặp gỡ người...