Cáo buộc của Trump gây nghi ngại về hệ thống bầu cử Mỹ
Việc Trump yêu cầu dừng kiểm phiếu, cáo buộc gian lận và tuyên bố đảng Dân chủ cố đánh cắp bầu cử khiến thế giới đặt ra nhiều nghi ngại.
Trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nước từ lâu được Mỹ khuyên cách tổ chức bầu cử, nhiều người hôm 6/11 vò đầu bứt tai tự hỏi liệu những quả quyết đó có thể thực sự đến từ tổng thống của Mỹ, quốc gia được xem là một trong những nền dân chủ tiêu biểu nhất thế giới.
“Giờ thì ai mới là quốc gia kém cỏi đây”, nhật báo Colombia Publimetro đăng trên trang nhất tiêu đề cùng bức ảnh người đàn ông đeo khẩu trang in quốc kỳ Mỹ.
Nhiều hãng truyền thông Mỹ hôm 5/11 cắt sóng khi Trump đưa ra những tuyên bố nhằm vào hệ thống bầu cử của Mỹ.
Người đàn ông đọc tờ báo Diario 2001 có tiêu đề tiếng Tây Ban Nha “Cơn hấp hối nối dài với Nhà Trắng” tại quầy báo ở Caracas, Venezuela hôm 4/11. Ảnh: AP.
Ở châu Phi, khu vực từ lâu là mục tiêu hướng dẫn bầu cử của Mỹ, nhà bình luận kiêm họa sĩ biếm họa người Kenya Patrick Gathara đăng trên Twitter những dòng châm biếm và đặt câu hỏi về sức mạnh nền dân chủ Mỹ. Gathara cho rằng Trump “đã tự rào mình trong văn phòng tổng thống và thề sẽ không rời đi trừ khi ông được tuyên bố là người chiến thắng”, với một người dàn xếp “đang cố dụ ông ấy ra ngoài bằng những lời hứa về đồ ăn nhanh”.
Video đang HOT
Cùng với sự chế nhạo là sự mất tinh thần. Nhiều người ở châu Phi coi Mỹ là nước ủng hộ nền dân chủ và sau cuộc bầu cử rắc rối ở Tanzania, Bờ Biển Ngà những ngày gần đây, họ bắt đầu xem xét những gì Washington có thể nói.
“Chúng tôi đang tự hỏi tại sao tiến trình dân chủ của Mỹ lại có vẻ mong manh như vậy khi nó được coi là được áp dụng cho chúng tôi như ngọn hải đăng của nền dân chủ hoàn hảo?”, Samir Kiango, một người Tanzania đặt câu hỏi hôm 5/11.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ là nước ủng hộ dân chủ ở nước ngoài, sử dụng sức ép ngoại giao và thậm chí can thiệp quân sự trực tiếp với danh nghĩa truyền bá các nguyên tắc của họ như bỏ phiếu tự do và công bằng cho các lãnh đạo chính trị. Những chiến thuật này đã tạo ra cả đồng minh và kẻ thù, và hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào, bầu cử tổng thống Mỹ năm nay đang kiểm tra sức mạnh của các giá trị mà Mỹ thúc đẩy trên toàn thế giới. Và thế giới đang rất chú ý.
Rất ít nơi trên Trái Đất nhận được lời khuyên về bầu cử của Mỹ như châu Phi, nơi Washington khuyến khích các quốc gia có các ủy ban bầu cử độc lập, danh sách cử tri đồng đều và các tiêu chuẩn khác nhằm đảm bảo bỏ phiếu công bằng.
“Hệ thống bầu cử của Mỹ không có những điều này”, Sithembile Mbete, nhà bình luận và giảng viên cấp cao về khoa học chính trị tại Đại học Pretoria, Nam Phi, cho biết tại sự kiện trực tuyến tháng trước. Nic Cheeseman, giáo sư và tác giả của cuốn sách về nền dân chủ ở châu Phi, cho rằng một số cuộc bầu cử ở châu Phi thực sự diễn ra tốt hơn.
Denis Kadima, giám đốc điều hành Viện Cử tri về Dân chủ bền vững ở châu Phi, cho biết ông coi cách tiếp cận dân chủ của Trump là một ngoại lệ, nhưng “không nên sử dụng điều đó như một cách cho phép chính phủ của chúng ta làm những điều tồi tệ”.
Nhà bình luận và họa sĩ tranh biếm họa người Kenya Patrick Gathara bình luận về bầu cử Mỹ tại nhà riên ở Nairobi hôm 5/11. Ảnh: AP.
Tại Mexico, một số nhà bình luận kêu gọi truyền thông làm theo các đồng nghiệp Mỹ trong việc cắt sóng khi Tổng thống Trump đưa ra những cáo buộc về bầu cử.
Tuy nhiên, cũng có lo ngại rằng tại một khu vực mà nhiều nền dân chủ vẫn còn trên nền tảng mỏng manh, những cáo buộc của Trump có thể tạo ra tiền lệ xấu.
“Nếu chúng ta dùng đến bạo lực, biểu tình rầm rộ hoặc các lãnh đạo chính trị nỗ lực làm sai lệch kết quả trước khi kiểm phiếu hoàn tất, điều đó sẽ mang đến một ví dụ khác cho các quốc gia ở Mỹ Latinh”, Eric Farnsworth, phó chủ tịch Hội đồng châu Mỹ có trụ sở tại New York, cho hay.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả ồn ào ở Mỹ, nhiều người coi đó là một vệt mờ, không có khả năng làm tổn hại đến danh tiếng của Mỹ. Kadima ở Bờ Biển Ngà cho biết ông thấy Washington vẫn duy trì lý tưởng của mình, dù ông thừa nhận sự rối rắm về việc tồn tại hệ thống cử tri đoàn.
“Tôi không ấn tượng lắm về hệ thống cử tri đoàn, điều mà tôi thấy không dân chủ lắm”, ông cho hay.
Đồng nghiệp của ông là Grant Masterson lưu ý hệ thống bầu cử của Mỹ có “50 cách khác nhau ở 50 bang khác nhau”. Ông cho rằng điều này phù hợp với người dân Mỹ nhưng “chắc chắn không phải hệ thống mà các quốc gia khác đang áp dụng”.
Tuy nhiên, điều ông thấy “tuyệt vời” đối Mỹ là nghi thức bài phát biểu nhượng quyền sau bầu cử, báo hiệu đã đến lúc “cởi chiếc mũ đảng phái, đội lên chiếc mũ quốc gia” và bước tiếp. “Đó thực sự là một ví dụ đặc biệt tốt để phần còn lại của thế giới noi theo”, ông nói, dù bày tỏ nghi ngờ bài phát biểu lần này.
Khi người Mỹ bồn chồn chờ đợi kết quả bỏ phiếu từ vài bang còn lại chưa được xác định, hàng triệu người trên khắp thế giới cũng cùng tâm trạng này với họ. Và cuối cùng, nhiều người vẫn hy vọng rằng cuối cùng nền dân chủ của Mỹ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Gathara, nhà bình luận và vẽ tranh biếm họa người Kenya, cho biết ông lạc quan rằng cuối cùng sẽ có cuộc thảo luận trung thực hơn về dân chủ. “Tôi thực sự không biết nó kết thúc như thế nào. Tất cả chúng tôi đang cố gắng đánh giá nền dân chủ này”, ông cho hay.
Cử tri Tanzania bắt đầu bầu cử tổng thống
Cử tri Tanzania ngày 28/10 đã đi bỏ phiếu bầu tổng thống mới trong bối cảnh phe đối lập ở nước này cảnh báo cuộc bầu cử trên sẽ bị bao phủ bởi tình trạng gian lận bầu cử và bạo lực.
Cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống tại điểm bầu cử ở Dar es Salaam, Tanzania, ngày 28/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng cộng có hơn 29 triệu cử tri đã đăng ký tham gia bỏ phiếu và kết quả bầu cử dự kiến sẽ được công bố vào ngày 29/10, theo đó bất kỳ ứng cử viên nào nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ đắc cử và không cần cuộc bỏ phiếu vòng hai.
Tại cuộc bầu cử lần này, Tổng thống John Magufuli, người đã tạo dựng tên tuổi một phần nhờ vào việc ngăn chặn nạn tham nhũng, hiện đang tìm cách tái cử nhiệm kỳ 5 năm thứ hai để lãnh đạo Tanzania - một trong những nền kinh tế đông dân nhất và phát triển nhanh nhất châu Phi. Đối thủ chính của ông Magufuli là thủ lĩnh phe đối lập Tundu Lissu, người vừa trở về từ Bỉ để vận động tranh cử sau khi thoát nạn trong một vụ mưu sát hồi năm 2017 và đi lưu đày hồi đầu năm nay. Theo ông Magufuli, duy trì hòa bình sẽ là vấn đề được ưu tiên trong cuộc bầu cử trên. Ông kêu gọi mọi người dân đi bầu cử để xây dựng nền dân chủ.
Cuộc bầu cử nói trên diễn ra giữa lúc ông Magufuli bị chỉ trích vì "xem nhẹ" dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lan rộng trên toàn cầu. Cho đến nay, Tanzania phát hiện 509 ca mắc COVID-19, trong đó có 21 ca tử vong.
Nạn săn bắt người bạch tạng, lấy tay, xương để làm giàu ở châu Phi Tanzania là quốc gia có số lượng người mắc hội chứng bệnh tạng khá cao. Người bạch tạng ở đây bị săn đuổi, hành quyết vì sự mê tín, phục vụ mục đích làm giàu của một số người.