Cao Bằng: Tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn
Ngày 16/5, Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm mở đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh anh hùng (19/5/1959 – 19/5/2019).
Các cá nhân tiêu biểu nhận bằng khen của Chủ tịch Hội Trường Sơn Việt Nam.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Như Ngọc Thắng, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh Cao Bằng khẳng định, kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn là sự kiện lớn của các hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn.
Tự hào về Trường Sơn, tự hào về con đường mang tên Bác Hồ vĩ đại, mỗi hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh Cao Bằng càng thấy được trọng trách to lớn trong việc phát huy các giá trị mà lớp lớp các chiến sĩ Trường Sơn đã hy sinh xương máu, tuổi thanh xuân viết nên.
Các hội viên cần tiếp tục sống và cống hiến hơn nữa để các giá trị của Bộ đội Trường Sơn trường tồn trong thế hệ hôm nay và tương lai của đất nước; tiếp tục xây dựng Hội, đáp ứng những yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới…
Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh Cao Bằng được thành lập năm 2012. Hiện nay, Hội có 650 hội viên, trong đó có 62 người là thương binh, 56 người nhiễm chất độc da cam… Hội đã thành lập 7 Ban Liên lạc tại các huyện Thông Nông, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch An, Nguyên Bình và Hạ Lang, Hà Quảng và thành phố Cao Bằng. Các Ban Liên lạc thường xuyên họp mặt ôn lại truyền thống tự hào của bộ đôi Trường Sơn; động viên, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn để sống khỏe, sống vui, sống có ích…
Hưởng ứng cuộc vận động “Hội viên Trường Sơn làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống”, Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh Cao Bằng đã vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp tặng 28 nhà tình nghĩa cho 28 hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Nhân dịp này, Chủ tịch Hội Trường Sơn Việt Nam tặng Bằng khen cho 3 tập thể, 5 cá nhân tỉnh Cao Bằng có thành tích xuất sắc trong hoạt động và xây dựng Hội.
Video đang HOT
Tin, ảnh: Chu Hiệu
Theo Tintuc
Chuyện vị tướng Trường Sơn được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu
Ông là vị tướng rất đặc biệt, sau khi qua đời được gần 10 năm, ông được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (LLVTND). Ông là Thiếu tướng Võ Bẩm - là vị chỉ huy đầu tiên trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Tướng Võ Bẩm, người chỉ huy đầu tiên mở đường Trường Sơn huyền thoại (ảnh tư liệu).
Người con của quê hương cách mạng kiên cường
Thiếu tướng Võ Bẩm 1915 -2008, quê ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm trong đội Thiếu niên xã làm nhiệm vụ rải truyền đơn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản VN) từ tháng 8.1934 và hoạt động tại địa phương.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhập ngũ. Trong quá trình chiến đấu ông trải qua nhiều chức vụ khác nhau. Đến năm 1954, sau Hiệp định Giơ ne vơ, ông tập kết ra Bắc, được Bộ Quốc phòng giao những chức vụ khác nhau.
Trước yêu cầu của tình hình cách mạng miền Nam, đầu tháng 5.1959, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Trung ương trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông Võ Bẩm, khi đó mang quân hàm Thượng tá, thành lập "Đoàn công tác quân sự đặc biệt" (sau này gọi Đoàn 559) để nhanh chóng đưa cán bộ, bộ đội, vũ khí, đạn dược và các nhu yếu phẩm cần thiết vào miền Nam.
Thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Bỉnh chủng Công Binh, hiện là Phó Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam cho biết: "Đoàn công tác quân sự đặc biệt được thành lập, chủ yếu là các anh em người miền Nam, bởi họ quen đường, quen tiếng, thuận lợi cho công tác. Lúc đầu, Đoàn chỉ có Ban Chỉ huy Đoàn Vận tải 301 và các bộ phận xây dựng kho, bao gói, sửa chữa vũ khí... tất cả gồm 500 người. Ông Võ Bẩm là Đoàn trưởng kiêm Bí thư Ban Cán sự. Ông đã từng trải qua kháng chiến chống Pháp nên có nhiều kinh nghiệm chiến trường".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm bộ đội Trường Sơn (ảnh tư liệu).
Vị chỉ huy trong giai đoạn khó khăn nhất
Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Phó Tư lệnh - Chính ủy Binh đoàn Trường Sơn kể: Sau khi Đoàn của ông Võ Bẩm vào Hồ Xá, Vĩnh Linh gặp gỡ các đại biểu đặc khu Vĩnh Linh, Trị Thiên, Khu 5 họp bàn lập tuyến, mở đường. Ông Võ Sở đã cùng các cán bộ vào Làng Ho, leo lên động Hàm Nghi, động Voi Mẹp, vượt đỉnh 1001, Chăng Xin... Theo những lối mòn nhỏ, thậm chí lối thú rừng đi lại, qua bao địa hình hiểm trở, đội quân chân đất, đầu trần, mặc áo bà ba đen đã âm thần "chọc thủng" đại ngàn Trường Sơn, gùi, cõng nhưng khẩu súng, viên đạn từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam.
Sau một thời gian, Đoàn 559 đã được nhiều người, vũ khí vào miền Nam qua đường Trường Sơn nhưng sau đó bị địch phát hiện. "Chính Đoàn trưởng Võ Bẩm là người đã đề xuất mở đường sang phía tây Trường Sơn (sang đất bạn Lào) để giữ bí mật vận chuyển. Năm 1961, ta đã mở đường Trường Sơn sang phía tây. Có được đường mới, vị chỉ huy Võ Bẩm đã nghĩ ra nhiều cách để chỉ đạo công tác vận chuyển, như tiếp tục mở đường giao liên; vận chuyển bằng gùi, thồ, có một số đoạn vận chuyển bằng voi", Thiếu tướng Hoàng Kiền cho hay.
Thời gian đầu, hàng hóa chủ yếu được gánh, gùi vượt đường Trường Sơn (ảnh tư liệu).
Sau khi nghiên cứu thấy việc vận chuyển thô sơ gặp nhiều khó khăn, lại không được nhiều nên Đoàn trưởng Võ Bẩm đã đề xuất mở đường ô tô để tiến tới vận tải bằng cơ giới. "Năm 1961, bộ đội Trường Sơn đã mở đường 129 dài gần 200km, đến năm 1964, công binh được đưa vào Trường Sơn để làm đường. Ông Võ Bẩm là vị chỉ huy trong giai đoạn đầu, giai đoạn khó khăn nhất của bộ đội Trường Sơn và có những đóng góp hết sức quan trọng", tướng Hoàng Kiền nói.
Xe vận tải vượt đường Trường Sơn (ảnh tư liệu).
Khi nói về tướng Võ Bẩm, ông Nguyễn Quốc Huy, nguyên bộ đội Trường Sơn, hiện đang công tác trong Ban Tuyên truyền- Thi đua của Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam cho hay: Tướng Võ Bẩm vốn là cán bộ tiền khởi nghĩa, tham gia giành chính quyền ở Quảng Ngãi. Ông không chỉ là cán bộ năng động mà có tầm nhìn bao quát, sâu sát và quyết đoán. "Ông giản dị, khiêm tốn, nhưng rất kiên quyết trong công việc. Thời gian làm Đoàn trưởng Đoàn 559, ông có nhiều sáng tạo góp phần làm nên đường Trường Sơn huyền thoại", ông Huy nói.
Trước sự phát triển nhanh chóng của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, Mỹ và quân đội Sài Gòn đã tập trung đánh phá hết sức ác liệt: hàng trăm lượt máy bay B52, hàng ngàn lượt máy bay phản lực ném bom, rải chất độc hóa học đã được huy động. Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết tăng cường tổ chức và nhiệm vụ của Đoàn 559 tương đương cấp Quân khu. Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ được điều vào làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559; ông Võ Bẩm được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh.
Khi Bộ Chính trị quyết định mở đường 20 Quyết Thắng, xuất phát từ Phong Nha (Quảng Bình) vượt qua dốc U Bò, cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phù La Nhích sang đến Lùm Bùm (tây Trường Sơn, thuộc địa phận nước bạn Lào), ông Võ Bẩm đã trực tiếp trình bày phương án chọn tuyến cũng như giải pháp thi công với Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn.
Sau sự kiện mở đường 20 Quyết Thắng, năm 1966, ông Võ Bẩm được lệnh rút ra Hà Nội để chữa bệnh vì những năm tháng lăn lộn trên đường Trường Sơn đã khiến sức khỏe ông suy giảm. Sau khi chữa bệnh xong ông tiếp tục phục vụ trong quân đội và được phân công giữ nhiều chức vụ khác nhau. Năm 1974, ông đương thăng quân hàm Thiếu tướng. Ông nghỉ hưu và qua đời năm 2008.
Lý giải về chuyện tại sao tướng Võ Bẩm qua đời được gần 10 năm mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết, trước đây trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta thực hiện theo chủ trương là không phong anh hùng cho chỉ huy, danh hiệu này chủ yếu là dành cho chiến sĩ, cán bộ chỉ huy cấp phân đội nhỏ. Sau này theo chủ trương mới nên việc phong tặng cũng thay đổi.
"Sau khi Hội Trường Sơn thành lập, chúng tôi nghĩ tới việc cần có danh hiệu cho những người có công lao lớn. Hội Trường Sơn đã đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho ông Võ Bẩm. Đến tháng 4.2017, ông đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND", Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết.
Theo Danviet
Tướng Đồng Sỹ Nguyên sống giản dị, đậm chất "người lính cụ Hồ" Mấy tháng trước chúng tôi có qua nhà thăm tướng Đồng Sỹ Nguyên, bác còn hứa kỷ niệm 60 năm ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn này sẽ thu xếp đến dự và thăm bảo tàng. Vậy mà giờ chưa kịp đến ngày bác đã ra đi...", bà Hoàng Oanh, Phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chia sẻ với Dân...