Cao Bằng: Nuôi ốc nhồi đặc sản dày đặc ở dưới đồng, anh trai làng kiếm hàng trăm triệu
Sau 3 năm khởi nghiệp, anh Đàm Văn Tiến, xã Sơn Lộ (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) đã thành công với mô hình nuôi ốc nhồi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trước khi đến với nghề nuôi ốc nhồi, anh Tiến đã có một thời gian nuôi ếch giống và ếch thương phẩm. Tuy nhiên, do khâu chăm sóc ếch tương đối khó, chi phí ban đầu khá lớn, đầu ra không ổn định nên hiện nay anh Tiến chỉ nuôi duy trì 50 cặp ếch giống.
Trang trại nuôi ốc nhồi đặc sản của của anh Đàm Văn Tiến, xã Sơn Lộ, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Để thích ứng với thị trường, sau khi tìm hiểu các mô hình chuyển đổi sản xuất dựa trên việc khai thác tiềm năng đất ruộng sẵn có, cnh Tiến nhận thấy ốc nhồi (hay còn gọi là ốc bươu ta, ốc bươu đen) ngoài đồng, trong ao khá tiềm năng.
Từ năm 2019, anh Tiến mua 2.000 con ốc nhồi giống từ tỉnh Tuyên Quang về thả ao nuôi thử nghiệm, tỷ lệ sống vụ đầu đạt cao, gần 100%.
Qua vài năm nuôi và tích lũy kinh nghiệm, anh Tiến quyết định tự nhân giống ốc nhồi và nuôi ốc nhồi thương phẩm bán ra thị trường.
Hiện nay, trang trại nuôi ốc nhồi của anh có diện tích gần 5.000 m, trung bình cung cấp cho thị trường trên 30 vạn con nhồi giống/năm, trừ chi phí đạt thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Thực tế cho thấy, nuôi ốc nhồi đầu tư thấp, nguồn thức ăn của ốc nhồi dễ kiếm, chủ yếu là những sản phẩm phụ như: mướp, bầu, bí, khoai lang, lá sắn và các loại rau, củ.
Riêng với ao nuôi ốc nhồi sinh sản, người nuôi cần làm lưới che nắng liên tục để tránh tổn hại đến ốc mẹ khi bò lên bờ đẻ trứng.
Nguồn thức ăn của ốc nhồi phải sạch, không có hóa chất. Sau 3 – 5 tháng, những con ốc nhồi mẹ giống bắt đầu đẻ trứng và cho thu hoạch ốc thương phẩm.
Với những con ốc nhồi to, khỏe anh Tiến lựa chọn để nhân giống cho các vụ nuôi tiếp theo. Ngoài ra, nuôi ốc nhồi cần lưu ý đến bệnh sưng vòi vì bệnh này rất dễ gây cho ốc chết hàng loạt.
Video đang HOT
Do khan hiếm ốc nhồi tự nhiên nên việc nuôi ốc nhồi sẽ tạo thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Nhờ đầu tư nuôi ốc nhồi hiệu quả, anh Tiến đã có nguồn thu nhập cao, ổn định. Đầu năm 2021, anh Tiến thành lập Hợp tác xã Nông lâm Tiến Phát với quy mô liên kết trên 1,5 ha.
HTX chuyên cung cấp con ốc nhồi giống, thu mua ốc nhồi đầu ra và chuyển giao kỹ thuật nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ cho các hộ dân.
Theo anh Tiến, bà con chỉ cần mua 1 vạn con ốc nhồi giống, thực hiện nuôi thả, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, sau 3 – 5 tháng sẽ thu được tối đa từ 1,8 – 2 tạ ốc nhồi thương phẩm.
Với giá bán ốc nhồi từ 60.000 – 90.000 đồng/kg như hiện nay, người nuôi đạt thu nhập từ 12 – 18 triệu đồng.
Thời gian thu hoạch ốc nhồi ngắn nên bà con có thể nuôi gối vụ, chi phí tối đa để nuôi 1 vạn con ốc nhồi giống không quá 6 triệu đồng.
Hiện nay, Hợp tác xã đang hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi, cung ứng ốc giống và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho một số hộ dân quanh vùng.
Năm 2021, sản lượng ốc nhồi thương phẩm của hợp tác xã dự kiến đạt trên 3 tấn. Năm 2022, Hợp tác xã sẽ mở rộng quy mô với trên 30 hộ tham gia và xây dựng một số trang trại nuôi ốc nhồi tại các xã, huyện trong tỉnh Cao Bằng.
Cà Mau: Anh nông dân nuôi những con thú ham ăn cá rô phi, cứ bán 1 con giống giá 3,5 triệu
Hiện nay, trên địa bàn huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) có nhiều hộ nông dân nhờ nuôi chồn hương không chỉ thoát được nghèo, mà từng bước vươn lên khá giàu.
Trong đó, hộ anh Lê Minh Thành, ở ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh là một điển hình.
Anh Lê Minh Thành, ở ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) là công chức văn hóa xã hội xã Khánh Hòa.
Mặc dù bản thân là công chức, hàng ngày phải phải bận rộn với nhiều công việc cơ quan, công sở nhưng khi về đến gia đình, anh Thành lại rất siêng năng, cần cù trong lao động sản xuất.
Tranh thủ những ngày nghỉ hoặc thời gian rảnh ngoài giờ làm việc, anh Thành thực hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập cho kinh tế gia đình.
Anh Lê Minh Thành đang bẻ chuối chín cho chồn hương ăn. Chuối chín là 1 trong những loại thức ăn chồn hương ưa thích. Trang trại nuôi chồn hương của anh Thành ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Trước đây, trong một lần tình cờ xem trên mạng xã hội, thấy nhiều hộ nông dân nhờ nuôi chồn hương mà thoát được nghèo, kinh tế gia đình ngày một khấm khá hơn.
Thấy vậy, đầu năm 2020, anh Thành đặt mua 10 con chồn hương giống, mỗi con 3,5 triệu đồng về nuôi thử. Nếu trong quá trình nuôi thấy hiệu quả và thu nhập cao thì sau đó anh Thành mới đầu tư thêm vốn để mở rộng mô hình sản xuất.
Tiền Giang: Trồng thứ cây trái ra quá trời, trái to bự bất ngờ, ai cũng trầm trồ, ông nông dân trúng lớn
Sau khi nuôi chồn được 8 tháng tuổi, anh Thành tiến hành cho chồn đực giao phối chồn cái để nhân giống. Mỗi con chồn cái sinh sản 1 lần được từ 3 đến 4 con và 1 năm sinh sản được 2 lần. Chồn con sinh sản nuôi được 1 tháng 15 ngày thì anh Thành bắt đầu xuất bán, mỗi con có giá 3,5 triệu đồng.
Có lúc, người nuôi nhiều, chồn hương giống hút hàng, 1 con chồn hương giống anh Thành bán được 4 triệu đồng và có bao nhiêu bán cũng hết. Hiện nay, gia đình anh Thành nuôi 70 con chồn hương, mỗi con có trọng lượng trên 1,5 kg. Trong đó, có 30 con chồn cái sinh sản và 20 con chồn đực.
Nếu bán hết đàn con của 30 con chồn cái sinh sản trong năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh Thành còn lãi trên 100 trăm triệu đồng.
Với mức thu nhập này, so với nuôi tôm, nuôi cua trên diện tích 10 công đất thì nuôi 30 con chồn hương cái sinh sản bán chồn giống lãi cao gấp 2 đến 3 lần, mà chồn hương nuôi ít rủi ro hơn so với nuôi tôm, nuôi cua.
Thức ăn của chồn rất dễ tìm, chủ yếu là chuối và cá rô phi tươi.
Anh Thành cho biết: "Chồn hương là động vật rất dễ nuôi, ai nuôi cũng được, công chăm sóc ít, thức ăn dễ kiếm như chuối chín, cá phi và một số loại cá tạp khác. Khi nuôi chồn, ngày cho ăn 2 lần, 3 ngày vệ sinh chuồng nuôi 1 lần. Chuồng nuôi, tôi thường làm cao 6 tấc, rộng 5 tấc, dài 8 tấc. Vật liệu làm chuồng nuôi cũng đơn giản, chỉ bằng cây gỗ địa phương. Mặt trên, mặt dưới chuồng nuôi làm bằng ván, xung quanh bao lưới B40 loại nhỏ...".
Theo kỹ thuật nuôi chồn hương của anh Thành, làm chuồng nuôi chồn hương, cần chọn vị trí có ánh nắng, thông thoáng, sạch sẽ. Nhưng để nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài con giống tốt, khỏe mạnh, cho ăn đầy đủ, người nuôi nên cho chồn ăn thêm men tiêu hóa để đường ruột chồn không bị viêm, bị bệnh về đường tiêu hóa.
"Trong quá trình nuôi chồn hương, người nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đồng thời, chịu khó tìm hiểu, học hỏi về quy trình, kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi chồn hương để áp dụng vào mô hình nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn", anh Thành chia sẻ thêm.
Có được thành công như ngày hôm nay, anh Thành phải bỏ ra biết bao công sức. Lúc mới nuôi, anh Thành gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu được đặc tính của chồn nên dẫn đến chồn hương nuôi chậm lớn, chậm sinh sản.
Mặc dù vậy, nhưng anh Thành không nản chí mà quyết tâm hơn để thực hiện được mô hình nuôi chồn hương của mình. Thế là anh tự mày mò, tích lũy kinh nghiệm từ báo, đài, mạng xã hội để thay đổi cách nuôi cho phù hợp. Thức ăn của chồn, anh Thành chú trọng để đảm bảo dinh dưỡng.
Anh Thành đã mở rộng mô hình nuôi chồn hương của gia đình.
Để chồn hương sinh trưởng tốt, anh chủ yếu cho ăn chuối chín, cá phi tươi sống để khi chồn ăn vào không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Khi đã nắm được kỹ thuật, lại có kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao trong sản xuất nên anh Thành đã mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng mô hình nuôi.
Với gần 2 năm gắn bó với mô hình nuôi chồn hương, anh Thành nhận thấy đây là con vật rất dễ nuôi, chỉ cần người nuôi biết cách làm chuồng, chăm sóc và phối giống kỹ lưỡng thì sẽ đạt được thành công.
Hiện nay, anh Thành cung ứng con chồn hương giống cho nhiều bà con nông dân trong và ngoài huyện U Minh.
Trưởng ấp 5, xã Khánh Tiến Trương Phương Đông nhận xét: "Hiện nay, mô hình nuôi chồn hương của anh Lê Minh Thành thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua theo dõi, đây là mô hình dễ làm, phù hợp với điều kiện sản xuất của nhiều hộ nông dân, thức ăn của chồn hương dễ tìm và có rất nhiều ở địa phương...".
BHXH Việt Nam tổ chức 5 đoàn kiểm tra việc hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp Từ ngày 2/11 đến ngày 6/11/2021, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức 5 Đoàn công tác do Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn làm việc tại BHXH 9 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh. Tổng Giám đốc BHXH Việt...