Cao Bằng: Nỗ lực tái đàn lợn
Nhiều địa phương tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực tái đàn lợn. Tuy nhiên, do bà con chủ yếu chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ nên việc tái đàn còn nhiều khó khăn.
Giá thịt lợn thương phẩm ở Cao Bằng vẫn ở mức khá cao do việc tái đàn chưa mạnh. Ảnh : Kông Hải
Giá lợn giống tăng cao, khan hiếm nguồn cung
Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nhất trong đợt dịch bệnh tả lợn Châu Phi năm 2019 làm hơn 80% tổng đàn lợn bị tiêu hủy. Dù nhiều tháng qua không xuất hiện trường hợp đàn lợn bị nhiễm bệnh mới nhưng hầu hết chuồng trại của các hộ dân vẫn trống trơn.
Ông Nghiêm Quốc Thiên, xóm Nà Vẩư, thị trấn Nước Hai chia sẻ: Gia đình tôi đợt dịch vừa qua phải tiêu hủy hơn 30 con lợn các loại với trọng lượng gần 1,4 tấn. Từ tháng 9/2019, tôi vào tận huyện Hạ Lang để mua lợn giống loại 10 – 12 kg/con về nuôi. Sau Tết đã xuất bán được với giá ổn định trên 80 nghìn đồng/kg.
Dù giá lợn giống tăng cao nhưng đến nay, tôi tiếp tục duy trì nuôi khoảng gần 10 con lợn thịt, đàn lợn phát triển tốt, cân nặng trung bình từ 30 – 40 kg/con. Trong xóm cũng mới có khoảng 20% số hộ dám tái đàn do lo sợ dịch tái bùng phát trở lại.
Trước khi có dịch tả lợn, thành phố Cao Bằng có tổng đàn lợn hơn 24.000 con. Đến nay, đàn lợn chỉ còn hơn 5.000 con, giảm 80% số đầu lợn. Theo tìm hiểu, nhiều gia đình không mặn mà lắm với việc tái đàn lợn vì giá lợn giống khá cao, đã thế để tìm mua lợn giống cũng không dễ do khan hiếm.
Dẫn chúng tôi đi thăm chuồng trại của gia đình, ông Nguyễn Văn Ngự, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng thông tin: Từ khi đàn lợn bị tiêu hủy, vừa qua tôi mới dám đi nhập lợn con về nuôi. Tuy nhiên, gia đình mới đang nuôi thử mấy con lợn giống Móng Cái và lợn đen Nguyên Bình để theo dõi tình hình phát triển. Số lượng nuôi mới còn ít do giá lợn con quá cao. Trước đây chỉ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/con, hiện nay giá trung bình từ 2,5 – 3,5 triệu đồng/con (loại 10 – 12 kg).
Tìm hiểu hiện nay, giá lợn (loại trung bình từ 10 – 15 kg/con) giống đang ở mức rất cao, gấp 2,5 – 3 lần so với trước đây. Rẻ nhất vẫn là giống lợn trắng với mức giá khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/con; còn các loại lợn như lợn đen, lợn khoang, Móng Cái, lợn trang trại có giá dao động từ gần 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/con.
Vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Ngày 21/3, hộ gia đình bà Đoàn Thị Hường, xóm 7, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng có đàn lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Các lực lượng chức năng của thành phố Cao Bằng đã tiến hành tiêu hủy 27 con lợn với trọng lượng gần 1 tấn, thực hiện các biện pháp xử lý, khoanh vùng dịch, phun khử trùng, tiêu độc tại các khu vực lâ cận. Đến nay, sau hơn 1 tháng đã không xuất hiện ca nhiễm mới.
Giá lợn giống quá cao ảnh hưởng đến việc tái đàn của người chăn nuôi ở Cao Bằng. Ảnh : Kông Hải.
Ông Hoàng Quang Dũng, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Cao Bằng cho biết: Ca nhiễm dịch tả lợn mới nhất ở xã Vĩnh Quang đến nay vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm.
Do đó, Phòng Kinh tế đã khuyến cáo các xã, phường trên địa bàn tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền kịp thời đến các hộ chăn nuôi để chủ động phòng dịch.
Video đang HOT
Nguy cơ bùng phát dịch trở lại trên địa bàn thành phố là vẫn có nên phòng đã chỉ đạo các xã, phường không đẩy mạnh khuyến khích người dân vội tái đàn, nhất là với số lượng lớn. Nếu có thì phải đảm bảo các biện pháp an toàn vệ sinh tại chuồng trại, khu vực chăn nuôi.
Phòng Kinh tế cũng đã giới thiệu cho người dân các địa chỉ cung cấp lợn giống uy tín để người chăn nuôi có thể yên tâm chọn mua các loại lợn giống.
Tái đàn từ nguồn giống địa phương
Là một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế nhiều năm qua của xóm Lam Sơn thượng, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, với khu vực chuồng trại khoảng 400 m2, mỗi năm ông Hoàng Sầm Níu duy trì nuôi chục con lợn nái và hàng trăm con lợn thịt các loại. Đợt dịch bệnh tả lợn vừa qua, hộ ông Níu may mắn không có lợn bị nhiễm bệnh.
Ông Níu chia sẻ: Một số hộ dân nuôi lợn ngay cạnh nhà bị nhiễm và phải tiêu hủy nhưng đàn lợn của tôi không bị nhiễm bệnh. Tôi hiện đang duy trì hơn 10 con lợn nái giống Móng Cái, Nam Hồng, lợn trắng.
Số lợn giống của gia đình để một nửa nuôi lợn thương phẩm, còn lại là bán cho các hộ gia đình chăn nuôi khác ở địa phương. Giá lợn giống và lợn hơi nếu cứ giữ mức như hiện nay thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Đàn lợn của ông Hoàng Sầm Níu ở xóm Lam Sơn thượng, xã Hồng Việt, huyện Hòa An phát triển tốt. Ảnh: Kông Hải.
Đợt dịch bệnh vừa qua, gia đình chị Mai, thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An bị tiêu hủy hơn 1 tấn lợn. Sau khi xử lý vệ sinh chuồng trại cẩn thận, vừa qua chị mới bắt đầu tái đàn.
Chị Mai chia sẻ: Tôi phải tìm vào những địa phương vùng sâu, vùng xa, ít bị ảnh hưởng của dịch để tìm mua lợn giống. Khi nuôi là phải tiêm các loại vắc xin phòng ngừa dịch bệnh, chú ý về thức ăn, vệ sinh chuồng trại nên đàn lợn hơn 20 con vừa nuôi đang phát triển tốt.
Tái đàn phải đảm bảo an toàn
Đến nay, dịch tả lợn Châu Phi tại Cao Bằng đã diễn ra tại tất cả 10 huyện, thành phố, buộc tiêu hủy hơn 76 nghìn con lợn với tổng trọng lượng hơn 2.900 tấn. Tổng đàn lợn toàn tỉnh hiện nay còn hơn 240 nghìn con, trong đó đàn lợn nái còn hơn 28 nghìn con.
Ông Đào Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Cao Bằng cho biết, Sở đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền cho người chăn nuôi tại các xã không bị dịch bệnh tiếp tục phát triển đàn lợn theo kế hoạch và bắt buộc áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Đối các địa phương đã qua 30 ngày không xuất hiện ca bệnh mới, cần lựa chọn, xác định vùng để thực hiện tái đàn lợn (chỉ thực hiện tại các địa điểm không gần đường giao thông trục chính).
Mỗi xã thực hiện tái đàn mở 1 lớp tập huấn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng, chống dịch, điều kiện vệ sinh thú y cho cán bộ cấp cơ sở, người chăn nuôi. Các địa phương thống kê nhu cầu vật tư, hóa chất, vôi bột tại vùng thực hiện tái sản xuất đàn lợn gửi về Sở NN- PTNT để cung ứng kịp thời.
Cần lựa chọn được con giống tốt đảm bảo, nuôi với tỷ lệ phù hợp, được tiêm phòng đầy đủ và không nuôi ồ ạt, quy mô lớn. Các cơ quan chức năng phải kiểm tra, giám sát chặt đầu vào của con giống, hạn chế nguồn lợn có mầm bệnh.
"Đặt hàng" doanh nghiệp cung cấp lợn giống cho người chăn nuôi
Trước việc tái đàn lợn đang gặp một số khó khăn do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua lợn giống, giá lợn giống tăng cao, nhiều đại biểu tham dự Hội nghị Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5 cho rằng, nếu cần, các địa phương cũng nên xem xét đặt hàng các doanh nghiệp để cung ứng lợn giống cho nông hộ, giải tỏa "cơn khát" lợn giống.
Sau thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra, nhiều nông hộ tại các tỉnh, thành không còn đủ vốn, điều kiện để tái đàn lợn.(ảnh: Nguyễn Văn Tề (hơn 70 tuổi) ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình) khóc bên trang trại bị thiệt hại nặng vì dịch tả).
Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp giống cho người chăn nuôi
Là một trong những địa phương có tổng đàn lợn lớn nhất cả nước, ông Võ Văn Chánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chia sẻ, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay khoảng 2,03 triệu con, giảm trên 19% so với cùng kỳ năm 2019, bao gồm 815 con lợn giống cụ kỵ, ông bà; 215.000 nái sinh sản, trêm 64.500 nái hậu bị, 3.700 con đực giống, 371.755 lợn con theo mẹ và trên 1,37 triệu lợn thịt.
Ông Chánh cho biết thêm, để đảm bảo an toàn cho vật nuôi trên địa bàn, hiện Đồng Nai đang hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và áp dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi lợn. Ngoài ra, địa phương còn tiến hành xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm tránh cung vượt cầu, mất giá, lỗ nặng.
"Nếu đơn vị, nông hộ nào không đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học thì Đồng Nai vẫn chưa cho tái đàn để tránh dịch bệnh tái phát, lây lan", ông Chánh khẳng định.
Cung cấp thêm thông tin tái đàn của địa phương, ông Chánh khẳng định, đến nay, 10/11 địa phương của Đồng Nai đã triển khai thực hiện (trừ TP Biên Hòa có lộ trình di dời chăn nuôi khỏi đô thị). Kết quả, có 328 cơ sở đã tái đàn, tăng đàn đạt số lượng gần 220.000 con. Trong đó, số cơ sở bị dịch tả lợn châu Phi tái đàn là 247 cơ sở, số cơ sở không bị dịch nhưng ngưng nuôi tái đàn là 81 cơ sở.
Việc tích cực tổ chức tái đàn, phát triển chăn nuôi đã tăng đàn lợn của tỉnh đạt trên 2 triệu con, tăng khoảng 14% so với tháng 1/2020. Việc tái đàn hiện đang gặp một số khó khăn do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua lợn giống, giá lợn giống ở mức cao.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống lớn như Công ty CP, Japfa, Comfeed, CJ Vina Agri, Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai, Công ty CP chăn nuôi Phú Sơn... hầu như chỉ cung cấp lợn giống cho các trang trại chăn nuôi trong hệ thống, không cung cấp ra ngoài.
Do đó, ông Chánh cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng tổng đàn lợn của Đồng Nai lên mức 2,5 triệu con vào cuối năm nay thì cần khuyến khích các cơ sở sản xuất lợn giống phát triển đàn lợn giống để cung cấp cho người chăn nuôi. "Nếu các cơ sở lợn giống quy mô lớn tiếp tục không cung cấp con giống cho các cơ sở chăn nuôi ngoài hệ thống, Nhà nước sẽ xem xét, đăng ký đặt hàng với doanh nghiệp để cung cấp giống cho người chăn nuôi khi cần thiết" - ông Chánh nói.
Ngoài ra, ông Chánh kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét, chỉ đạo các trung tâm giống thuộc quản lý của Bộ tăng cường sản xuất để cung cấp con giống cho các cơ sở chăn nuôi và có cơ chế, chính sách hỗ trợ con giống trong giai đoạn hiện nay.
Ông Nguyễn Trọng Long chăm sóc đàn lợn giống tại HTX của mình ở Thanh Oai (Hà Nội).
Cần định hướng phát triển chăn nuôi theo chuỗi
Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, chăn nuôi lợn đóng vai trò hết sức quan trọng với Hà Nội, bởi phải phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho 10 triệu dân nên áp lực rất lớn.
Theo ông Sửu, trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, TP.Hà Nội có tổng đàn lợn là trên 1,8 triệu con, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Sau khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, thời điểm thấp nhất Hà Nội chỉ còn 0,9 triệu đầu lợn, giảm xấp xỉ 50%, nhưng nay đã phục hồi lên 1,2 triệu con.
"Tính đến thời điểm hiện tại, TP.Hà Nội đã chi trả 1.150 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi lợn bị tiêu hủy bởi dịch tả lợn Châu Phi. Nói thật, đến lúc này chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm bởi quá trình chi trả hỗ trợ tiền tiêu hủy dịch tả lợn Châu Phi an toàn, không xảy ra tiêu cực, không xảy ra khiếu kiện, trục lợi", ông Sửu khẳng định.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, Hà Nội vừa qua đã chính thức có quyết định hỗ trợ các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó thành phố ưu tiên 150 tỷ đồng hỗ trợ riêng cho lĩnh vực chăn nuôi, chủ yếu tập trung chăn nuôi lợn.
Cụ thể, Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% chi phí tinh lợn ngoại, hỗ trợ 5 triệu đồng/nái, hỗ trợ 3 triệu đồng/đực bố mẹ để đẩy nhanh tăng đàn, tái đàn với mục tiêu khôi phục 1,8 triệu đầu lợn như thời điểm trước dịch vào cuối năm 2020.
Để việc tái đàn đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đề xuất Bộ NN-PTNT cần có chính sách đối với doanh nghiệp hiện đang giữ đàn lợn cụ kỵ, ông bà quy mô lớn bởi đây là thành tố, nguyên liệu quan trọng hàng đầu cho việc tăng đàn nái và tăng đàn lợn thịt trong tương lai.
Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi cũng là cấu thành, đầu vào quan trọng của chăn nuôi lợn nên Hà Nội đề nghị Chính phủ, Bộ NNPTNT có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay về lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, do ảnh hưởng bởi Covid-19 nên việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, trong khi công suất các nhà máy đã giảm 30 - 40% so với lúc bình thường.
Vừa qua, TP.Hà Nội đã tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn, con giống trên địa bàn để cùng nghe doanh nghiệp chia sẻ khó khăn và tìm giải pháp tháo gỡ, trong đó các doanh nghiệp kiến nghị rất nhiều về việc nhập khẩu và chính sách thuế, vốn vay.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu kiến nghị Bộ NNPTNT, Chính phủ cho kéo dài Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.
Bởi theo ông Sửu, bên cạnh các doanh nghiệp, trang trại, gia trại lớn thì chăn nuôi nông hộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc sớm cân bằng thị trường trong bối cảnh mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn ngoài môi trường như hiện nay.
Trao đổi về quan điểm tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học dịch bệnh rất khó để xâm nhập vào chuồng trại hoặc nếu có xâm nhập vẫn đủ thời gian và biện pháp để xử lý, khắc phục để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, hiện nay các địa phương đang được khuyến khích tăng đái, tái đàn, song quan điểm của Bộ NNPTNT phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học mới được phép tái đàn, bởi thực tế mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn rất nhiều ngoài môi trường, nếu không làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh ngay lập tức sẽ xâm nhập vào trang trại gây thiệt hại rất lớn.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi lợn an toàn, bền vững, ông Nguyễn Trọng Long - Giám đốc HTX Chăn nuôi Hoàng Long (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, trong nhiều năm qua và nhất năm 2019 vừa, khi các trang trại, nông hộ trong cả nước quay cuồng trong dịch tả lợn châu Phi thì đàn lợn của HTX vẫn an toàn và phát triển ổn định.
Đến nay HTX Hoàng Long đang giữ được đàn nái trên dưới 500 con và 5.000 lợn.
"Lâu nay chúng tôi đã áp dụng giải pháp chăn nuôi theo chuỗi khép kín đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, HTX cũng xây dựng được khi sơ chế, chế biến sản phẩm thịt lợn đưa vào các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài Thủ đô cho hiệu quả kinh tế cao", ông Long nói.
Theo ông Long, để chăn nuôi an toàn, tái đàn hiệu quả Nhà nước và Bộ NNPTNT cần hỗ trợ để bà con chăn nuôi theo chuỗi khén kín. "Chúng ta phải hành động ngay và có các giải pháp quyết liệt thì mới giúp bà con tái đàn, tăng đàn lợn hiệu quả", ông Long khẳng định.
Cao Bằng: Vườn đá kỳ lạ, nhiều người liên tưởng tới thủa hồng hoang Trải nghiệm tuyến du lịch phía Bắc "Hành trình về nguồn cội", khi đến cầu Sông Mãng (Thành phố Cao Bằng) dọc theo đường Hồ Chí Minh đi huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng), du khách sẽ bị hút tầm mắt bởi những dãy núi đá vôi nối dài xếp nhau hướng về xã Hoàng Tung. Theo con đường bê tông dẫn qua...