Cao Bằng: Khẩn trương khoanh vùng các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu
Sau khi có thông tin chính thức về trường hợp bệnh nhi 11 tuổi (trú tại xóm Khau Noong, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) tử vong do bệnh bạch hầu, Sở Y tế Cao Bằng đã khẩn trương điều tra bệnh sử của bệnh nhân, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng, phòng bệnh.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nơi bệnh nhân sinh sống. Ảnh: TTXVN phát
Bà Vương Thị Tuyên, Phó Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng cho biết, ngày 23/11, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng nhận được báo cáo về trường hợp 1 bệnh nhân nam 11 tuổi dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Sau khi nhận được báo cáo, Sở Y tế đã chỉ đạo y tế cơ sở lập danh sách 108 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhi, lấy 8 mẫu bệnh phẩm của học sinh gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm (chưa có kết quả); đồng thời khoanh vùng, cho học sinh uống thuốc kháng sinh điều trị dự phòng.
Sở cũng chỉ đạo tuyến y tế cơ sở hướng dẫn giáo viên cách theo dõi sức khỏe học sinh, khi có biểu hiện bất thường cần báo cáo ngay cho Trạm Y tế xã để xử lý kịp thời; hướng dẫn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh dụng cụ học tập….
Qua điều tra bệnh sử cho thấy, bệnh nhân ở tại địa phương, không đi từ nơi khác về; trong nhà, những người xung quanh chưa có ai mắc bệnh giống bệnh nhân.
Người nhà không ra khỏi địa phương trong 14 ngày vừa qua. Tuy nhiên, xóm Khau Noong, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm tiếp giáp xã Du Tiến, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, là nơi từng xảy ra dịch bệnh bạch hầu năm 2023. Gia đình bệnh nhi tử vong gồm 9 người sinh sống, nằm biệt lập trên một quả đồi, cách xa các hộ gia đình khác. Hiện tại, các thành viên trong gia đình chưa ai có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Như Dương – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh tại địa bàn xảy ra vụ việc. Đoàn đã tập huấn hướng dẫn cho các nhân viên y tế của Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm về khám phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu, giám sát bệnh bạch hầu, nâng cao công tác dự phòng lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh.
Video đang HOT
Đoàn đã đề nghị địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bạch hầu; tăng cường rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh bạch hầu; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh trên địa bàn có bệnh nhân mắc bệnh và tại cộng đồng; tăng cường truyền thông về bệnh bạch hầu để người dân chủ động các biện pháp phòng, chống; vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng thường xuyên theo đúng thời gian qui định…
9 ca tử vong do bạch hầu trong 2 năm, Bộ Y tế lý giải nguyên nhân
Bộ Y tế nhận định các ổ dịch bạch hầu vẫn được kiểm soát, đồng thời đề nghị địa phương không lạm dụng cách ly rộng rãi và không đúng đối tượng
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân 11 tuổi (ở Cao Bằng) tử vong do bệnh bạch hầu, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, tiến sĩ - bác sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn, diện rộng là thấp.
"Dù số ca mắc bạch hầu vẫn ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương nhưng đây chưa phải là vấn đề phức tạp"- ông Đức nhận định.
Lấy mẫu xét nghiệm với các trường hợp có tiếp xúc với ca nhiễm bạch hầu. Ảnh: HĐ
Hàng chục người mắc bạch hầu, 9 ca tử vong
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Năm 2023, có 57 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong. Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến ngày 25-11, Việt Nam ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 2 trường hợp tử vong.
Cụ thể, có 3 trường hợp mắc tại tỉnh Hà Giang (trong các tháng 1, 2, và 4 tại các ổ dịch cũ); 1 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (tháng 6); 2 trường hợp mắc tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (tháng 7); 3 trường hợp mắc ở huyện Mường Lát,Thanh Hóa (tháng 8) và 1 trường hợp mắc, tử vong mới đây tại huyện Bảo Lâm, Cao Bằng.
Ông Đức cho biết bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch. Hiện đã có vắc- xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ nên việc tiêm vắc-xin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất.
Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1985, đã tạo được miễn dịch trong cộng đồng, giúp giảm số mắc hàng trăm lần so với thời điểm năm 1983, với khoảng 3.500 ca.
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết những năm gần đây chỉ ghi nhận rải rác các ca bệnh tại các nơi có tỉ lệ tiêm chủng chưa đạt 100% đối tượng tiêm. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vắc-xin tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.
Những trường hợp nào phải cách ly?
Ông Đức cho biết bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Thời gian qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát dịch trong cộng đồng.
Bộ Y tế khuyến cáo không lạm dụng cách ly các trường hợp có liên quan ca bệnh bạch hầu
Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện xử lý ổ dịch, phòng bệnh chủ động cho người dân đúng theo hướng dẫn.
Đối với những người tiếp xúc gần với các trường hợp xác định mắc bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến nghị tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày, đồng thời liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và uống thuốc kháng sinh dự phòng.
Việc cách ly tại nhà chỉ áp dụng đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và không mở rộng đối với các trường hợp tiếp xúc khác như đã từng thực hiện đối với bệnh COVID-19 trong thời gian đang có dịch.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương không lạm dụng việc cách ly rộng rãi một cách không cần thiết, không đúng đối tượng, gây hoang mang lo lắng và xáo trộn cuộc sống của người dân.
Viêm màng não mô cầu căn bệnh 'tử vong 24h' làm sao để phòng tránh? Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân. Đây là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp viêm màng não vào nhóm bệnh nguy hiểm hàng đầu, bởi...