Cao Bằng: Khám phá cảnh quan ‘Lưng rồng’ – ‘Thung lũng treo’
Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là một vùng đất hiếm có ở Việt Nam để du khách có thể tìm hiểu lịch sử của trái đất qua các dấu tích. Từ các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, các cảnh quan đá vôi,… đến cảnh quan ‘Lưng rồng’ – ‘ Thung lũng treo’. Đây là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của trái đất.
Cảnh quan “Lưng rồng” – như một con rồng đang ẩn mình trong rừng núi.
Cảnh quan “Lưng rồng” là một dạng địa hình độc đáo nằm ở xã Thể Dục (Nguyên Bình), là cảnh quan của một bề mặt san bằng karst ở độ cao khoảng 700 – 800 m kéo dài hàng ki-lô-met, trông xa như một con rồng đang ẩn mình trong rừng núi. “Bề mặt san bằng karst” được hiểu là một dãy các bề mặt địa hình karst có cùng độ cao, trừ một số chóp nón karst sót nhô lên trông như lưng rồng. Điều kiện hình thành một bề mặt san bằng karst trong khu vực là quá trình bóc mòn, rửa lũa diễn ra một thời gian dài trong điều kiện kiến tạo tương đối bình ổn.
Dưới bề mặt san bằng là thung lũng đá vôi kéo dài hơn 3 km, rộng gần 1 km, phát triển theo phương Đông Bắc – Tây Nam. Các cụm dân cư và ruộng bậc thang của người dân vùng cao đan xen, làm thành một bộ phận không thể thiếu của cảnh quan khu vực này. Sự có mặt bề mặt san bằng karst ở độ cao 700 – 800 m không chỉ có giá trị thẩm mĩ mà còn là bằng chứng chỉ ra rằng cách ngày nay khoảng 5 triệu năm (thời kỳ Pliocen), bối cảnh kiến tạo ở khu vực này là tương đối bình ổn.
Video đang HOT
“Thung lũng treo” Tĩnh Túc.
Cách cảnh quan “Lưng rồng” không xa là “Thung lũng treo” Tĩnh Túc, là một dạng địa hình karst đặc biệt ở thị trấn Tĩnh Túc (Nguyên Bình). Thung lũng treo dài hơn 4 km, rộng gần 1 km. Nguyên nhân tạo nên dạng địa hình đặc biệt này chủ yếu do vận động nâng trong giai đoạn tân kiến tạo.
Khác với địa hình thung lũng thường thấy nằm thấp hơn so với địa hình xung quanh và có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng, thung lũng treo thường để lại dấu tích trên các sườn núi cao, dọc theo các đới đứt gãy. Chúng thường hình thành khi thung lũng chính mở rộng và ăn sâu do nhiều yếu tố khác nhau, như bóc mòn do băng hà (những vùng có băng hà) hay nâng kiến tạo (như trong trường hợp này), khiến cho thung lũng treo bị kết thúc đột ngột, tạo thành vách đứng, nhiều khi làm thành các thác nước nhiều tầng tại nơi nhập vào thung lũng chính.
Ngoài ra, trong khu vực còn có thể quan sát thấy một số dạng địa hình đặc biệt khác ở độ cao 800 m, kéo dài hàng km; hay các mặt facet (các vách núi đá vôi dạng tam giác dốc đứng, hình thành do đứt gãy cắt vào sườn núi) cao hàng chục mét.
Đánh giá khảo sát Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
Ngày 6/7, Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng, đánh giá khảo sát hoạt động Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đến trải nghiệm điểm di sản mới "Hòn đá mồ côi" tại thung lũng Bản Hau, xã Cao Thăng (Trùng Khánh).
Ông Guy Martini, Cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cho rằng, sau 2 năm (2018-2020) Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đi vào hoạt động, Ban Quản lý Công viên, các cấp chính quyền địa phương và người dân đã tích cực thực hiện các khuyến nghị, quy định của UNESCO về gìn giữ, bảo tồn nguyên trạng các điểm di sản trên cả 3 tuyến. Theo đó, di sản địa chất cổ và diện mạo địa chất cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng được gìn giữ, không có tình trạng bị xâm lấn. Các điểm di tích lịch sử, di tích quốc gia đặc biệt được đầu tư hạ tầng khang trang làm tăng thêm giá trị di sản. Đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc trong cuộc sống đời thường, nhiều vùng đã sản xuất nông sản theo hướng sản xuất hữu cơ, có sản phẩm chất lượng bán ra thị trường...
Khảo sát gần 50 điểm di sản trên tuyến thứ 4 huyện Thạch An và thành phố Cao Bằng, Đoàn phát hiện ra nhiều điểm di sản địa chất cổ, văn hóa bản địa đặc sắc riêng biệt của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng như: các điểm di tích hóa thạch cổ, tầng đứt gãy địa chất trên 250 triệu năm, hệ thống hang động đẹp, độc đáo...
Đoàn chuyên gia khuyến nghị các cấp chính quyền, cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng cần quan tâm hơn tới việc giữ gìn vệ sinh môi trường các điểm di sản; chú trọng khai thác các giá trị văn hóa bản địa từ sản xuất nông nghiệp với những cây con đặc hữu từng vùng, không gian kiến trúc nhà sàn, nhà trình tường, văn hóa văn nghệ dân gian, điểm hang động độc đáo như: "Mó nước thần" (huyện Quảng Hòa), rừng dẻ (huyện Trùng Khánh), làng nghề làm giấy bản (xã Phúc Sen), làng nghề làm đường phên Bó Tờ (Quảng Hòa), nghề làm thạch đen (Thạch An)...
Cùng với đó, tỉnh Cao Bằng cần có những giải pháp để tăng sức hấp dẫn của các tour du lịch trải nghiệm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; tạo việc làm, sinh kế cho đồng bào các dân tộc thiểu số, khuyến khích người dân tích cực bảo vệ, gìn giữ các giá trị di sản địa chất và văn hóa bản địa...
Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO khảo sát vườn cây hạt dẻ tại Bản Khẩy, xã Chí Viễn (Trùng Khánh).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Lê Hải Hòa cho biết, thời gian tới, UBND tỉnh Cao Bằng tiếp tục chỉ đạo các cấp, sở, ngành, địa phương thực hiện tốt các khuyến nghị của UNESCO. Đồng thời, tỉnh khẩn trương xúc tiến chỉ đạo thực hiện phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng gắn với các chương trình kích cầu du lịch của tỉnh; chủ động phối hợp với Đoàn chuyên gia xúc tiến hoàn thiện thủ tục để mở rộng thêm tuyến thứ 4, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng...
Trước đó, từ ngày 1 - 5/7, Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã đến khảo sát ba tuyến của Công địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (Khám phá Phia Oắc - Vùng núi của Những đổi thay; Trở về nguồn cội; Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên) và khảo sát tuyến thứ 4 (huyện Thạch An và thành phố Cao Bằng).
Thác Dray Sap Thác Dray Sap là hệ thống 3 thác trên dòng Serepok ở vùng đất xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Dòng thác rất có ý nghĩa trong đời sống tâm linh và tinh thần của người Ê Đê. Ảnh: Trương Thúy Hằng Dray Sap có nghĩa là "thác khói", cái tên miêu tả dòng nước từ trên cao đổ xuống...